Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đông dƣơng (Trang 25 - 27)

5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.1 Tổng quan tình hình pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch

dịch vụ du lịch

Hệ thống pháp luật du lịch Việt Nam hiện hành bao gồm hệ thống các văn bản

quy phạm pháp luật trực tiếp hay gián tiếp điều chỉnh các hoạt đợng du lịch. Có thể nói, hệ thống pháp luật du lịch về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của sự phát triển du lịch trong nước cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về du lịch. Điều này thể hiện qua các ưu và nhược điểm sau:

2.1.1 Ưu điểm

Trước hết, LDL đã đáp ứng được u cầu thể chế hóa chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển và tiến trình hợi nhập của Việt Nam. Luật đã bổ sung, điều chỉnh nhiều nội dung chưa được quy định hoặc đã trở nên bất cập trong Pháp lệnh Du lịch 1999.

Hệ thống pháp luật du lịch nhìn chung đã thể hiện sự linh đợng, cập nhật kịp thời các quy phạm phù hợp với luật chung, luật mới và phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch. Điều này được thể hiện khá rõ qua hàng loạt văn bản sửa đổi, bổ sung ra đời trong những năm gần đây, như: Nghị định 180/2013 sửa đổi Nghị định 92/2007; Nghị định 158/2013 thay thế Nghị định16/2012,...

Việc ban hành văn bản pháp luật du lịch ngày càng thể hiện sự khoa học và trình đợ pháp điển hóa cao, thơng qua việc một văn bản ra đời thay thế cho nhiều văn bản. Chẳng hạn, Nghị định 92/2007 hướng dẫn thi hành LDL (thay thế cho 3 Nghị định: 39/2000, 45/2000 và 27/2001); Nghị định 158/2013 về xử phạt vi phạm hành chính (thay thế 3 Nghị định là 75/2010, 16/2012, 37/2012 và sửa đổi 5 Nghị định trước đó).

2.1.2 Hạn chế

Ngồi những đóng góp rất lớn của pháp luật du lịch trong những năm qua đối với lĩnh vực này, chúng ta cần khách quan nhìn nhận mợt số điểm chưa ổn xét trên phương diện ban hành và thực hiện pháp luật du lịch. Chẳng hạn:

Thứ nhất, việc ban hành văn bản pháp luật cịn tư duy cục bộ và thiếu tính dự báo.

Chính điểm yếu này đã khiến cho văn bản pháp luật vừa được ban hành đã trở nên lạc hậu, cần phải cập nhật, sửa đổi ngay, kéo theo hệ quả là làm mất tính ổn định của pháp luật. Nhất là vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch.

Ví dụ như Nghị định 16/2012 vừa có hiệu lực vào ngày 30/4/2012 thì chỉ hơn mợt năm sau (ngày 12/11/2013), Nghị định 158/2013 lại được ban hành, thay thế nó. Dẫu biết rằng Nghị định 158/2013 được ban hành theo tư duy mới, thể hiện trình đợ pháp điển hóa cao (thơng qua việc sáp nhập 3 văn bản xử phạt vi phạm hành chính trong cả 3 lĩnh vực tương ứng do Bợ Văn hóa- Thể thao & Du lịch quản lý) nhưng lẽ ra sự sáp nhập này phải được thực hiện ngay từ khi ban hành Nghị định 16/2012. Bởi lẽ, việc quản lý ba lĩnh vực nói trên đã được sáp nhập từ tháng 7/2007 nhưng mãi đến năm 2013, Chính phủ mới sáp nhập ba nghị định xử phạt này thành một.

Riêng văn bản LDL đến nay cũng đã bộc lộ một số hạn chế, cần được sửa đổi bổ sung. Nhiều quy phạm còn thiếu, chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và cam kết quốc tế. Từ ngữ trong Luật có đơi chỗ diễn đạt chưa chính xác và thống nhất...

Thứ hai, tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn cịn chậm, làm mất tính đồng bộ.

Mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tích cực ban hành các văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động du lịch nhưng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua vẫn chưa đáp ứng so với yêu cầu cuộc sống. Hiện tượng Luật chờ Nghị định, Nghị định chờ Thơng tư vẫn cứ diễn ra. Chính điều này đã khiến cho hệ thống pháp luật mất tính đồng bợ, vì phải lấy văn bản hướng dẫn cũ gắn vào luật mới.

Khảo sát thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch từ khi có Pháp lệnh Du lịch 1999 ta thấy thời gian văn bản chính chờ văn bản hướng dẫn ngắn nhất là 6 tháng và dài nhất là 36 tháng. Riêng trong giai đoạn từ khi có LDL năm 2005 đến nay, con số này có khi là 18 hay 21 tháng.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật trong du lịch vẫn còn hạn chế và thiếu nhất quán:

Việc áp dụng pháp luật trong du lịch nói riêng cũng như trong cơng tác quản lý nhà nước nói chung vẫn cịn hạn chế và chưa có sự thống nhất. Điều đó cho thấy tính pháp chế bị vi phạm và nhà quản lý sẽ không nhận được sự đồng thuận từ xã hợi. Ví dụ tiêu biểu là sự kiện tái thành lập Sở Du lịch Tp.HCM, theo Quyết định số 32/2014/QĐ-UBND ngày 16/10/2014 của UBND Tp. Hồ Chí Minh. Có nhiều ý kiến bình luận về sự kiện trên nhưng có lẽ khơng cần bàn thêm trong phạm vi bài viết này.

Nhìn chung, hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch (quy định tại LDL 2005, Luật Dân sự 2005 và LTM 2005) quy định khá đầy đủ các nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của bên cung ứng dịch vụ và khách hàng; vấn đề giao kết và thực hiện hợp đồng cũng như các chế tài được áp dụng khi tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó cịn khơng ngừng được nghiên cứu, sửa đổi, bổ

sung những quy định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ, tiếp tục tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Mặc dù đã liên tục được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn cịn tồn tại mợt số bất cập, các văn bản luật chưa thống nhất, chưa rõ ràng, nhiều trường hợp còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt gây khó khăn cho bên cung ứng dịch vụ và khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về hợp đồng dịch vụ du lịch thực ti n thực hiện tại công ty cổ phần đầu tƣ phát triển đông dƣơng (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)