5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch
đồng dịch vụ du lịch.
Giai đoạn trước năm 1986 (trước thời kỳ đổi mới), kinh tế nước ta còn kém phát triển, hoạt động cung ứng dịch vụ thời kỳ này cũng chưa được chú trọng, chưa trở thành nhu cầu của xã hội và chưa được xã hội thừa nhận là mợt loại hình dịch vụ có tiềm năng. Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế - xã hội như hiện nay, cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật, ngành dịch vụ ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam.
Theo thống kê từ Tổng cục Thống kê, khách du lịch quốc tế tháng 4.2014 đến Việt Nam đạt 745.980 lượt, tăng 5,11% so với tháng 3.2014 và tăng 21,51% so với tháng 4.2013. Tính chung bốn tháng đầu năm 2014 khách quốc tế không ngừng tăng và đạt 3.073.900 lượt người, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2013. Lượng khách nội địa bốn tháng đầu năm nay cũng tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 16,9 triệu lượt người. Tổng thu từ khách du lịch những năm gần đây cũng tăng với con số đáng kể.
Bảng: Tổng thu từ khách du lịch từ năm 2008 đến năm 2014
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng thu từ khách du lịch (nghìn tỷ đồng) 60,00 68,00 96,00 130,00 160,00 200,00 230,00 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,1 13,3 41,2 35,4 23,1 25,00 15,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Từ những số liệu trên, cho thấy ngành du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng qua các năm.
Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, càng nhận được sự quan tâm của tồn xã hợi. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi.
Để các chủ thể kinh doanh dịch vụ có được mơi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng, hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia thị trường thương mại dịch vụ. Khi thị trường thương mại dịch vụ Việt Nam đã và đang thực hiện theo cam kết WTO sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cũng như những thách thức đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ Việt Nam thì hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt động thương mại này sẽ là cơ sở pháp lý, là công cụ hữu hiệu cho các doanh nghiệp nước ta nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và thâm nhập thị trường nước ngoài.
Ở Việt Nam, các vấn đề liên quan đến hợp đồng cung ứng dịch vụ trong hoạt đợng thương mại nói chung và hợp đồng dịch vụ du lịch nói riêng được điều chỉnh tương đối toàn diện trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành:
Thứ nhất, nhóm các quy định chung về hợp đồng cung ứng dịch vụ: nhóm này
quy định những vấn đề chung, mang tính ngun tắc về các hoạt đợng cung ứng dịch vụ, các hợp đồng dịch vụ. Hiện nay, ta có thể dễ dàng tìm thấy các quy định chung về hoạt động cung ứng dịch vụ và hợp đồng dịch vụ trong BLDS 2005 và LTM 2005.
- Bộ Luật Dân sự 2005: điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hợp đồng dịch vụ (từ Điều 518 – Điều 526), đối tượng của hợp đồng dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ và bên thuê dịch vụ, việc giao kết hợp đồng cung ứng dịch vụ hay các vấn đề có liên quan trong hợp đồng dịch vụ pháp lý mà bên cung ứng dịch vụ đã ký kết với khách hàng.
- Luật Thương mại 2005: điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt đợng cung ứng dịch vụ của bên cung ứng với khách hàng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng cung ứng dịch vụ, các vấn đề liên quan đến chế tài trong thương mại và giải quyết tranh chấp trong thương mại.
Thứ hai, nhóm các quy định chuyên ngành về hợp đồng cung ứng dịch vụ: Bên
cạnh những quy định chung về hợp đồng dịch vụ trong BLDS 2005 thì LTM 2005 cũng chứa đựng rất nhiều những quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ và hợp đồng cung ứng dịch vụ. Ngoài ra, mợt số ngành dịch vụ đặc thù cịn được quy định tại các Bộ luật, luật và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như: LDL 2005, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000, Luật viễn thơng 2009, Luật bưu chính 2010...
- Luật Du lịch 2005: quy định về các ngành, nghề kinh doanh du lịch, điều kiện kinh doanh trong từng ngành, nghề đó; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và các hoạt đợng xúc tiến du lịch.
Thứ ba, nhóm các quy định về hợp đồng dịch vụ có yếu tố nước ngồi: (điển
hình là hiệp định về thương mại dịch vụ GATS) Cùng với tiến trình tự do hóa thương mại, Việt Nam đang tích cực hợi nhập kinh tế quốc tế nên việc thực hiện các giao dịch có yếu tố nước ngồi là tương đối phổ biến. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hịa xã hợi chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngồi, tập qn thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của LTM 2005, BLDS 2005 thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế. Các bên trong giao dịch nước ngoài được thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán quốc tế nếu pháp luật nước ngồi, tập qn thương mại quốc tế đó khơng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Mặc dù hệ thống pháp luật quy định về hợp đồng cung ứng dịch vụ đã được quan tâm xây dựng và hồn thiện nhưng bên cạnh đó các văn bản pháp luật trên vẫn cịn chưa có tính đồng bợ, hệ thống, nhiều chỗ cịn nhiều vướng mắc chưa có tính thực tiễn do đó cịn tồn tại nhiều bất cập trong việc áp dụng vào thực tiễn.
2.3 Thực trạng thực hiện các quy phạm pháp luật điềuchỉnh hợp đồng dịch vụ du lịch tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát