Khi xảy ra sự cố bảo hiểm, công tác giám định – bồi thường sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được mức độ và nguyên nhân tai nạn. Các tai nạn có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau và có tổn thất khác nhau, thơng qua cơng tác giám định – bồi thường để sàng lọc ra những nguyên nhân, tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm đã ký kết. Như vậy, mục tiêu của công tác giám định – bồi thường là giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ tai nạn phát sinh để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng tham gia bảo hiểm và hoàn thành trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp bảo hiểm.
2.3.3.2. Vai trị của cơng tác giám định bồi thường
Giám định bồi thường được coi là nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp bảo hiểm. Nó đóng vai trị rất thiết thực đối với doanh nghiệp và với chính khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm đó.
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm, hoạt động giám định gắn liền với hoạt động bồi thường bảo hiểm. Kết quả của cơng tác giám định sẽ có quyết định trực tiếp đến quá trình bồi thường của từng vụ tổn thất có khiếu nại, số vụ khiếu nại được bồi thường
của nghiệp vụ (số tiền bồi thường, thời gian thanh tốn,…) Chất lượng của hoạt động giám định có tốt thì việc xác định số tiền bồi thường mới hợp lý, chính xác được, từ đó hạn chế tối đa các vụ bồi thường sai, các vụ có ý đồ trục lợi. Chính vì vậy, hoạt động giám định bồi thường đóng vai trị rất quan trọng, góp phần đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm có hiệu quả.
Do công tác giám định bồi thường tổn thất địi hỏi cần có tính chun mơn cao nên hoạt động này thường do chuyên viên giám định thực hiện. Có thể nói, chất lượng hoạt động giám định sẽ phụ thuộc rất nhiều vào tư cách đạo đức nghề nghiệp và trình độ chun mơn của giám định viên. Để đảm bảo giám định được khách quan và chính xác, giám định viên phải là người khơng có mối quan hệ quen biết hay thân thuộc với khách hàng bảo hiểm. Yêu cầu này nhằm phịng tránh và hạn chế trục lợi bảo hiểm có thể xảy ra do có sự cấu kết giữa nhân viên giám định và khách hàng bảo hiểm. Ở các nước phát triển, khách hàng sẽ lựa chọn và chỉ định chun viên giám định, cịn riêng ở Việt Nam, cơng việc này thơng thường do chun viên giám định của chính doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành.
Hơn thế nữa, chất lượng hoạt động giám định bồi thường cịn có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng bảo hiểm; từ đó sẽ tác động mạnh đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Giám định chính xác nguyên nhân và mức độ của tổn thất để tiến hành bồi thường đúng mức và kịp thời sẽ tránh những hiểu nhầm đáng tiếc có thể xảy ra từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm. Do đó, trong q trình giám định, giám định viên phải làm trịn nghĩa vụ của mình, phải khách quan và rõ ràng, phải giải thích đầy đủ và cặn kẽ cho khách hàng về quy cách làm việc cũng như các vướng mắc từ khách hàng bảo hiểm.
Đối với khách hàng bảo hiểm, hoạt động giám định bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm có sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến quyền lợi của họ. Rõ ràng, nếu chất lượng hoạt động giám định bồi thường kém thì khơng những khách hàng khơng nhận được khoản tiền bồi thường đầy đủ, kịp thời mà có khi họ cịn mất thì giờ.
2.4. Một số quy định của BSH về việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm vật chất xe cơ giới
2.4.1. Về bảo hiểm vật chất xe máy
BẢNG TÓM TẮT VỀ SẢN PHẨM
Quyết định số 682/2013/QĐ-BSH-QLNV I ngày 05/09/2013 Vv Ban hành Quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe mô tô
Mã nghiệp vụ 022HHD
Đối tượng bảo hiểm Xe mô tô hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam
Người được bảo hiểm Tài sản của Chủ xe mô tô
Phạm vi bảo hiểm
BSH bồi thường cho Chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do:
- Hỏa hoạn, cháy, nổ.
- Trộm cắp, xe bị cướp, bị cưỡng đoạt.
- Tai nạn bất ngờ, ngồi sự kiểm sốt của Chủ xe, Lái xe
- BSH cịn thanh tốn những chi phí cần thiết và hợp lý phát sinh trong tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm nhằm ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm, bảo vệ và đưa xe thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất, giám định tổn thất.
Các loại trừ bảo hiểm
Các điểm loại trừ chung theo quy định - Hao mòn, hư hỏng tự nhiên phát sinh từ hoạt động bình thường của chiếc xe gây ra.
- Hư hỏng do khuyết tật, mất giá, giảm dần chất lượng cho dù có giấy chứng nhận kỹ thuật và mơi trường
- Hư hỏng thêm do sửa chữa. Hư hỏng về điện hoặc các bộ phận thiết bị, máy móc khơng phải do tai nạn
- Xe bị trộm cắp, bị cưỡng đoạt trừ khi được bảo hiểm bổ sung
- Tổn thất động cơ do xe đi vào đường ngập nước hay do nước lọt vào động cơ xe gây nên hiện tượng thuỷ kích phá huỷ động cơ xe.
- Tổn thất đối với săm lốp, mark, đề can xe, trừ trường hợp tổn thất này xảy ra do cùng nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng vụ tai nạn.
- Sử dụng xe để cướp giật tài sản hoặc sử dụng vào các mục đích khác gây tai nạn.
hiểm
trách nhiệm thanh tốn chi phí thực tế để sửa chữa, thay thế (nếu không thể sửa chữa) bộ phận bị tổn thất, hoặc trả tiền cho Chủ xe để bù đắp tổn thất trên cơ sở xác định được chi phí sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể phải trả.
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm thông thường là 01 năm, một số trường hợp khác thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm
2.4.2. Về bảo hiểm vật chất xe oto
BẢNG TÓM TẮT VỀ SẢN PHẨM
Quyết định số 455/2016/QĐ-BSH-QLNV I ngày 14/05/2016 Vv Ban hành Quy tắc bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới
Tên sản phẩm Bảo hiểm vật chất xe ô tô
Mã nghiệp vụ 022GGE
Đối tượng bảo hiểm Xe ô tô hoạt động trên Lãnh thổ Việt Nam
Người được bảo hiểm Tài sản của Chủ xe
Phạm vi bảo hiểm
- Đâm, va (bao gồm cả va chạm với vật thể khác ngồi xe cơ giới), lật, đổ, chìm, rơi tồn bộ xe, bị các vật thể khác rơi vào;
- Hỏa hoạn, cháy, nổ;
- Những tai họa bất khả kháng do thiên nhiên.
- Mất toàn bộ xe do trộm, cướp
- Ngoài số tiền bồi thường, BSH cịn hồn trả cho chủ xe cơ giới những chi phí cần thiết và hợp lý khác (thuộc phạm vi bảo hiểm), bao gồm: Chi phí ngăn ngừa hạn chế tổn thất phát sinh thêm, Chi phí cứu hộ và vận chuyển xe bị thiệt hại tới nơi sửa chữa gần nhất.
Các loại trừ bảo hiểm - Các loại trừ chung được quy định tại điều 8 Chương I;
- Tổn thất do hao mòn tự nhiên hoặc do bản chất vốn có của tài sản, giảm giá trị thương mại, hỏng hóc do khuyết tật hoặc hỏng hóc thêm do sửa chữa, trong q trình sửa chữa (bao gồm cả
chạy thử);
- Tổn thất của động cơ khi xe hoạt động trong khu vực bị ngập nước (trừ khi có những thỏa thuận khác);
- Tổn thất đối với săm lốp, bạt thùng xe, nhãn mác trừ trường hợp tổn thất xảy ra do cùng một nguyên nhân và đồng thời với các bộ phận khác của xe trong cùng một vụ tai nạn;
- Mất bộ phận của xe do bị trộm hoặc bị cướp (trừ khi có thỏa thuận khác);
- Mất tồn bộ xe trong trường hợp lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt xe (xe cho thuê hoặc xe cho mượn hoặc siết nợ hoặc tranh chấp), trừ khi có thỏa thuận khác;
- Thiệt hại xảy ra đối với máy móc, dụng cụ điện hay các bộ phận của thiết bị điện do chạy quá tải, quá áp lực, đoản mạch, tự đốt nóng, hồ quang điện hay rị điện do bất kỳ nguyên nhân nào (kể cả sét);
- Tổn thất về các thiết bị chuyên dùng trên xe cơ giới và tổn thất về xe cơ giới do hoạt động (trong mọi trường hợp) của các thiết bị chuyên dùng của chính xe cơ giới gây ra;
- Tổn thất các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài các thiết bị của nhà sản xuất đã lắp ráp (không bao gồm các thiết bị mang tính chất bảo vệ cho xe: hệ thống báo động, cản trước, cản sau) và tổn thất về xe cơ giới do các thiết bị lắp thêm trên xe ngoài các thiết bị của nhà sản xuất đã lắp ráp gây ra (trừ khi có thỏa thuận khác).
Quyền lợi người được bảo hiểm - BSH chịu trách nhiệm thanh tốn chi phí thực tế hợp lý để sửa chữa, thay thế (trường hợp không thể sửa chữa được) bộ phận hoặc trả bằng tiền cho chủ xe cơ giới để bù đắp tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm trên cơ sở xác định được chi phí hợp lý để sửa chữa, khắc phục tổn thất có thể
phải trả sau khi áp dụng mức khấu trừ (nếu có). - BSH bồi thường tổn thất toàn bộ trong trường hợp xe bị thiệt hại trên 75% giá trị thực tế; hoặc chi phí sửa chữa thiệt hại bằng hoặc trên 75% giá trị thực tế của xe tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất.
- BSH có trách nhiệm bồi thường tổn thất tồn bộ xe bị mất trộm, mất cướp khi có kết luận của cơ quan cơng an đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ khởi tố hình sự liên quan đến mất trộm, mất cướp của chính chiếc xe đó.
Thời hạn bảo hiểm
Thời hạn bảo hiểm thơng thường là 01 năm, một số trường hợp khác thời hạn bảo hiểm có thể dưới 01 năm
2.5. Thực trạng của hoạt động bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại thị trường Việt Nam hiện nay thơng qua nghiên cứu
2.5.1. Tình hình chung
Trong Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động của bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại thị trường Việt Nam năm 2012 của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam kết hợp bài nghiên cứu của nhóm tác giả trên trang thông tin điện tử Dân Kinh tế đã chỉ ra thực trạng như sau:
Năm 2012 bảo hiểm vật chất xe cơ giới đạt doanh thu 6.329 tỉ đồng tăng 1,59%, đã giải quyết bồi thường 3.382 tỉ đồng, tỉ lệ đã trả bồi thường 53%. Lần đầu tiên bảo hiểm xe cơ giới có tỉ lệ tăng trưởng thấp do lượng ơ tô tăng thêm 98.000 chiếc (6,5% ô tơ hiện có nhưng khấu hao bình qn 10% năm)
Là một trong những sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp bán lẻ, bảo hiểm xe ô tô, bảo hiểm xe may luôn chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ. Tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm xe cơ giới trên tổng doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tồn thị trường các năm từ 2008 đến 30/09/2012 lần lượt là 29%, 32%, 31,5%, 30% và 27,3%. Với vai trò là sản phẩm chiến lược của các doanh nghiệp, bảo hiểm xe ô tơ, bảo hiểm xe máy ln là sản phẩm có sự cạnh tranh quyết liệt và mạnh mẽ nhất trên thị trường, kết quả là trong nhiều năm qua tăng trưởng của nghiệp vụ này luôn đạt trên hai con số.
Tuy nhiên, năm 2012 do ảnh hưởng ngày càng trầm trọng của suy thối kinh tế cùng với các chính sách cắt giảm đầu tư công, cắt giảm chi tiêu ngân sách khiến cho năng lực tài chính của phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân giảm đi rõ rệt.
Điều này gây tác động khơng nhỏ tới thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xe cơ giới nói riêng. Trong khi doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tồn thị trường 9 tháng đầu năm 2012 tăng 9,7%, thì doanh thu phí bảo hiểm xe ơ tơ, bao hiem xe may chỉ tăng 0,53% so với cùng kỳ năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 2008-2012
Chú thích: 1. Tăng trưởng của bảo hiểm xe cơ giới 2. Tăng trưởng của thị trường BHPN
Doanh thu tăng chậm phần lớn ảnh hưởng từ sự ảm đạm của thị trường tiêu thụ ô tô. Theo hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Việt Nam (VAMA) cho biết, lượng xe tiêu thụ 9 tháng đạt 65.086 xe, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xe con là 24.403 chiếc, giảm 49%, xe tải và các dòng xe còn lại là 40.683 chiếc, giảm 29%. Sự sụt giảm này của thị trường tiêu thụ ô tô đã ảnh hưởng trực tiếp đền thị trường bảo hiểm xe ô tơ, bao hiem xe may, vì hầu hết các xe nhập khẩu và xe lắp ráp mới đều tham gia bảo hiểm bắt buộc và tự nguyện trong lần mua – bán đầu tiên.
Có thể nói, sau một giai đoạn dài tăng trưởng mạnh cùng với sự sôi động của thị trường tiêu thụ ô tô, năm 2012, bảo hiểm vật chất xe cơ giới thực sự đã ngấm đòn của khủng hoảng kinh tế. Tăng trưởng 1,59% so với cùng kỳ năm trước là kết quả thể hiện sự khó khăn của nghiệp vụ này.
Thực tế đã cho thấy, số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới ở Việt Nam tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2004 mới chỉ có 350.057 xe ơ tơ tham gia bảo hiểm vật chất thì năm 2008 con số này là 703.711 xe (tăng 101%). Doanh thu phí từ 1.017.258 đồng tăng lên 2.217.034 đồng (tăng 1.199.776 đồng). Các công ty bảo hiểm phi nhân thọ đã ngày càng chiếm lòng tin khách hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ và số lượng khách hàng tìm đến với các cơng ty ngày càng nhiều. Mặc dù trong quá trình triển khai nghiệp vu bảo hiểm vật chất xe cơ giới đã gặp rất nhiều khó khăn và còn nhiều tồn tại. Tuy nhiên, với sự nỗ lực của mình, doanh thu của nghiệp vụ này đã giữ vị trí quan trọng trong tổng doanh thu của các cơng ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Từ đây ta có thể thấy về công tác khai thác bảo hiểm tại thị trường bảo hiểm Việt Nam của các công ty bảo hiểm đã từng bước khẳng định được vị trí và chỗ đứng của mình, đặc biệt trong nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Điều đó được thể hiện rất rõ qua số lượng đầu xe tham gia bảo hiểm và doanh thu phí của nghiệp vụ tăng khá đều đặn, tỷ lệ tái tục lớn. Tuy nhiên, so với tổng số xe lưu hành thì số lượng xe tham gia bảo hiểm vật chất xe cơ giới còn nhỏ
2.5.1.1. Về cơng tác đề phịng – hạn chế tổn thất
Theo số liệu thống kê, hàng năm số vụ tai nạn giao thông ở nước ta liên tục tăng lên, từ 2010 đến 2015 đã xảy ra hơn 158.000 vụ tai nạn giao thông đã gây thiệt hại rất lớn cho xã hội về người cũng như về tài sản. Nó khơng những tác động đến đời sống những người khơng may gặp rủi ro mà cịn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Một trong những tổ chức đóng góp tích cực nhất để hạn chế thiệt hại và tai nạn giao thơng xảy ra đó chính là các cơng ty bảo hiểm. Với sự ra đời của các công ty bảo hiểm cùng với các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, cơng tác đề phịng và hạn chế tổn thất đã có vai trị to lớn và ngày càng được chú trọng.
Vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã ban hành thơng tư hướng dẫn việc quản lý, sử dụng, thanh toán và quyết toán Quỹ bảo hiểm xe cơ giới. Bộ Tài chính cũng quy định mức chi của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới. Cụ thể, quỹ này sẽ chi đề phòng hạn chế tổn thất, tai nạn giao thông đường bộ không vượt quá 35% tổng số tiền đóng vào quỹ hằng