Trách nhiệm cung cấp thông tin trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hi m xe cơ giới thực tiễn thực hiện tại tổng công ty cổ phần ảo hi m sài gòn – hà (Trang 26 - 30)

2.1 .Pháp luật điều chỉnh hành vi giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm

2.1.2. Pháp luật điều chỉnh hành vi thực hiện hợp đồng bảo hiểm

2.1.2.3 Trách nhiệm cung cấp thông tin trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm

a. Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng trong q trình kí kết và thực hiện hợp đồng

Đây là trách nhiệm quan trọng của doanh nghiệp bảo hiểm, thể hiện tính chính xác trung thực đầy đủ lời cam kết của mình. Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

“Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thơng tin đó.”

“…Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”

Khi giao kết bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra lời cam kết về điều kiện và phương thức bồi thường nên mọi thông tin đưa ra để cam kết phải là trung thực, rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia bảo hiểm lựa chọn có chấp nhận mua bảo hiểm hay khơng, người tham gia bảo hiểm lựa chọn trước khi đưa ra quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ trách nhiệm trước khi ký kết hợp đồng. Giải thích cho bên mua các điều khoản của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản khơng rõ ràng thì điều khoản đó sẽ được giải thích có lợi cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.

Được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp được pháp luật quy định như: Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm hưởng lợi; Không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm; Khi thay đổi dẫn đến tăng các rủi ro thì doanh nghiệp có quyền tăng phí nếu bên mua bảo hiểm khơng chấp nhận. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng và phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm hoặc sau 60 ngày kể từ ngày ra hạn bên mua bảo hiểm khơng đóng phí.

b. Trách nhiệm cung cấp thông tin của khách hàng đối với doanh nghiệp bảo hiểm

Bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, tính phí bảo hiểm cho phù hợp với những thông tin nhận được. Các thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp sẽ được doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật.

Khoản 2 điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định: “Bên mua bảo hiểm có

nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.

Ngồi ra trách nhiệm cung cấp thơng tin của bên mua bảo hiểm còn được quy định tại điểm c khoản 2 điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm: “Bên mua bảo hiểm có

nghĩa vụ thơng báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm”.

Khi kí kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm người tham gia bảo hiểm phải co trách nhiệm cung cấp thông tin cụ thể:

- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ này là cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, xem xét để chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo hiểm và thoả thuận cụ thể một số điều khoản của hợp đồng. Phải xác định rõ hậu quả pháp lý nếu người tham gia khơng thực hiện đúng nghĩa vụ này đó là sự vơ hiệu của hợp đồng; doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng; Giảm số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ thậm chí khơng bồi thường, không trả tiền bảo hiểm.

- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro, hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là việc làm cần thiết đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả hai bên. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm ở nhiều quốc gia rất coi trọng nghĩa vụ này và quy định rõ hậu quả pháp lý nếu bên tham gia bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này

- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm trong 02 ngày đối với trộm cắp và 05 ngày đối với các hợp đồng khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người mua bảo hiểm khơng thực hiện được nghĩa vụ này.

Bên được bảo hiểm phải thơng báo kịp thời, chính xác, trung thực về nguyên nhân và mức độ tổn thất sẽ liên quan trực tiếp tới quyền lợi về bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm. Nếu vi phạm các nghĩa vụ nêu trên tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm trừ số tiền bồi thừơng hoặc số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm nhận được bị giảm tương ứng với mức độ lỗi của người đó.

Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường hoặc tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, có tổn thất thiệt hại xảy ra. Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:

“…DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:

+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;

+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định”

2.1.2.4. Về vấn đề chi trả tiền bảo hiểm

- Bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm trong thời hạn đã thoả thuận; nếu khơng có thoả thuận về thời hạn thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo

hiểm trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu trả tiền bảo hiểm.

+ Trong trường hợp bên bảo hiểm chậm trả tiền bảo hiểm thì phải trả cả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm trả tiền bảo hiểm tương ứng với thời gian chậm trả.

+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm cố ý để xảy ra thiệt hại thì bên bảo hiểm khơng phải trả tiền bảo hiểm; nếu do lỗi vô ý của người được bảo hiểm thì bên bảo hiểm khơng phải trả một phần tiền bảo hiểm tương ứng với mức độ lỗi của bên được bảo hiểm.

- Chuyển yêu cầu hoàn trả.

+ Trong trường hợp người thứ ba có lỗi mà gây thiệt hại cho bên được bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền u cầu người thứ ba hồn trả khoản tiền mà mình đã trả. Bên được bảo hiểm có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên bảo hiểm mọi tin tức, tài liệu, bằng chứng cần thiết mà mình biết để bên bảo hiểm thực hiện quyền yêu cầu đối với người thứ ba.

+ Trong trường hợp bên được bảo hiểm đã nhận số tiền bồi thường thiệt hại do người thứ ba trả, nhưng vẫn ít hơn số tiền mà bên bảo hiểm phải trả thì bên bảo hiểm chỉ phải trả phần chệnh lệch giữa số tiền bảo hiểm và số tiền mà người thứ ba đã trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác; nếu bên được bảo hiểm đã nhận tiền bảo hiểm nhưng ít hơn so với thiệt hại do người thứ ba gây ra thì bên được bảo hiểm vẫn có quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường phần chênh lệch giữa số tiền bảo hiểm và tiền bồi thường thiệt hại.

Bên bảo hiểm có quyền yêu cầu người thứ ba hồn trả khoản tiền mà mình đã trả cho bên được bảo hiểm.

- Bảo hiểm tính mạng:

Trong trường hợp bảo hiểm tính mạng thì khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm hoặc người đại diện theo uỷ quyền của họ; nếu bên được bảo hiểm chết thì tiền bảo hiểm được trả cho người thừa kế của bên được bảo hiểm.

- Bảo hiểm tài sản:

+ Bên bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại đối với tài sản được bảo hiểm theo các điều kiện đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

+ Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản bảo hiểm được chuyển cho người khác thì chủ sở hữu mới đương nhiên thay thế chủ sở hữu cũ trong hợp đồng bảo hiểm, kể từ thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản. Chủ sở hữu cũ là bên mua bảo hiểm phải

báo cho chủ sở hữu mới biết về việc tài sản đã được bảo hiểm, báo kịp thời cho bên bảo hiểm về việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

+ Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

+ Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền u cầu bên bảo hiểm phải hồn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hi m xe cơ giới thực tiễn thực hiện tại tổng công ty cổ phần ảo hi m sài gòn – hà (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)