Giải pháp 3: Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, hạn chế tối đa lượng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 12002 (Trang 54 - 55)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

3.2. Các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của

3.2.1.3. Giải pháp 3: Quản lý tốt các khoản phải thu khách hàng, hạn chế tối đa lượng

lượng vốn bị chiếm dụng

Lý do đưa ra giải pháp: Xuất phát từ hạn chế của công ty trong quá trình quản

lý và sử dụng VLĐ. Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ, năm 2011 chiếm tới 44,5%, chứng tỏ công ty bị chiếm dụng một lượng vốn lớn, gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Vì thế nên công ty cần phải quản lý tốt hơn các khoản phải thu khách hàng và đồng thời đẩy nhanh các khoản thu hồi nợ từ khách hàng, nếu làm được tốt việc này thì sẽ giúp cho công ty giảm thiểu được số vốn bị khách chiếm dụng, đẩy nhanh tốc độ thu hồi nợ, góp phần nâng cao HQSD vốn của công ty.

Nội dung đưa ra giải pháp: Quản lý tốt các khoản phải thu hiện tại, đồng thời đưa ra những ràng buộc chặt chẽ trong quá trình ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng để hạn chế tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn.

Điều kiện thực hiện: Đối với các khoản phải thu khách hàng hiện tại: Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo trình tự thời gian, như vậy công ty sẽ dễ dàng biết được khoản nào sắp đến hạn trả để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Đồng thời công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình

trạng để các khản phải thu rơi vào tình trạng khó đòi. Xác định phương thức thu hồi nợ hợp lý.

Đối với khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên, công ty có thể tiến hành gia hạn nợ với một thời gian nhất định căn cứ theo uy tín của khách hàng và giá trị số nợ.

Đối với khách hàng mới công ty cần đốc thúc, thu hồi nợ kịp thời.

Đối với những trường hợp cố tình trốn tránh không chịu trả nợ thì công ty cần nhờ đến sự can thiệp của pháp luật.

Đồng thời công ty câng đánh giá lại toàn bộ số nợ nằm trong tình trạng không thể thu hồi, trích lập dự phòng phải thu khó đòi, như vậy có thể giới hạn được tổn thất cho công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng số 12002 (Trang 54 - 55)