5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
3.2. Các giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của
3.2.1.4. Giải pháp 4: Nâng cao hiệu quả sử dụng của vốn cố định
Lý do đưa ra giải pháp: VCĐ là một bộ phận quan trọng trong kinh doanh, là
biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn, việc sử dụng hiệu quả VCĐ sẽ làm gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Thực tế sau khi phân tích thì VCĐ của công ty hiện nay, tuy Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 là một công ty chuyên thi công, xây dựng các công trình lớn nhưng VCĐ chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong công ty và VCĐ bình quân qua hai năm nghiên cứu tuy có tăng nhưng tăng rất ít. Hệ số lợi nhuận trên VCĐ năm 2014 có tăng so với năm 2013 nhưng chỉ tăng nhẹ, tăng 0,14 đồng.
Nội dung giải pháp:
Thực hiện chế độ bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản cố định theo quy định. Một mặt, đảm bảo tài sản cố định duy trì năng lực hoạt động bình thường, tránh được tình trạng hư hỏng. Mặt khác thông qua việc bảo quản bảo dưỡng, đầu tư mới Công ty có cơ sở để quản lý tốt hơn các chi phí sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản dở dang, tránh tình trạng vốn cố định ở Công ty nhiều nhưng hiệu quả mang lại không cao.
Đầu tư mới khi đã xác định khá chính xác nhu cầu thị trường cũng như dung lượng thị trường, khả năng hoạt động kinh doanh lâu dài của thiết bị được đầu tư mới.
Giảm thiểu tối đa thời gian thiệt hại trong sản xuất. Chẳng hạn như khi thiếu nguyên liệu cho sản xuất thì máy móc ngừng hoạt động. Do đó, công tác chuẩn bị
nguồn nguyên liệu có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn cố định (Công ty phải chủ động được nguồn cung cấp). Đồng thời, khi thiết bị bị hỏng thì phải nhanh chóng khắc phục sửa chữa, đưa nhanh trở lại vào quá trình sản xuất.
Trước khi áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, hiện đại cũng như việc đầu tư mới, Công ty cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên trách nâng cao tay nghề cho công nhân. Nắm rõ tình trạng kỹ thuật của tài sản cố định sẽ giúp họ quản lý và sử dụng tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
Để giảm bớt nguồn vốn ứ đọng, Công ty có thể xem xét thuê những tài sản sử dụng trong thời gian ngắn (thay vì phải vay thêm nợ để mua nhưng lại sử dụng không hết công suất), cho thuê những tài sản hiện tại chưa cần thiết sử dụng, thậm chí bán cả những tài sản sử dụng không hiệu quả.
Điều kiện thực hiện: Trình độ tay nghề của công nhân phải cao và ý thức trách
nhiệm trong bảo quản sử dụng phải tốt thì mức độ hao mòn của TSCĐ mới giảm đi. Đồng thời cần phân cấp quản lý TSCĐ, giao quyền sử dụng cho các vị, xí nghiệp, phòng ban nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ của các đơn vị.
3.2.1.5. Giải pháp 5: Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ cơng nhân viên
Lý do đưa ra giải pháp: đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là
một phần rất quan trọng cho sự phát triển của công ty
Công ty muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình thì giải pháp không thể thiếu được mà công ty nên áp dụng là thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề chuyên môn cho người lao động. Đây là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hết sức quan trọng mà bất kỳ công ty nào cũng phải áp dụng.
Nội dung giải pháp: Công ty cần đào tạo, bồi dưỡng lao động theo từng loại và
mức lao động.
Về lao động trong phân xưởng thì đào tạo kiến thức về sản phẩm, quy trình sản xuất và cách sử dụng, bảo quản máy móc, thiết bị…
Về nhân viên văn phòng thì đào tạo cách làm, phương pháp làm việc hiệu quả. Đồng thời bên cạnh đó công ty cũng cần phải chú ý đến các chính sách thưởng phạt, xây dựng được môi trường làm việc thân thiện và hiệu quả trong công ty để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc khai thác nguồn nhân lực này.
Điều kiện thực hiện: Công ty cần bỏ ra một khoản chi phí để đào tạo, bồi dưỡng
lao động. Cần có các chính sách thưởng phạt hợp lý, để nâng cao tinh thần làm việc và tinh thần phát triển. Và cần quan tâm hơn nữa về đời sống của người lao động, tạo môi trường làm việc thân thiện và lành mạnh.
3.2.1.6. Giải pháp 6: Thành lập phịng phân tích kinh tế riêng của cơng ty
Lý do đưa ra giải pháp: Việc phân tích kinh tế là một trong những công việc
quan trọng trong công ty. Phòng phân tích kinh tế là một phòng ban chuyên phân tích các chỉ tiêu kinh tế, đưa ra các kết quả phân tích để đánh giá được tình hình hoạt động của công ty từ trước, hiện tại và cả xu hướng biến động trong tương lai…
Thực tế tại Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 hiện tại chưa có phòng phân tích kinh tế riêng, công việc phân tích đang được thực hiện bởi phòng kế toán tài chính, với khối lượng công việc ngày càng nhiều và trình độ chuyên môn về phân tích không có nhiều nên kết quả phân tích chưa thực sự đạt hiệu quả cao, ảnh hưởng đến các quyết đinh kinh doanh của công ty. Vì thế nên cần thực hiện giải pháp này.
Nội dung thực hiện giải pháp: Công ty cần mở thêm một phòng phân tích kinh
tế riêng biệt. Chuyển tất cả các công việc liên quan đến phân tích từ phòng kế toán tài chính sang phòng phân tích để giúp cho việc phân tích kinh tế được thực hiện một cách chuyên sâu và hiệu quả hơn. Đội ngũ nhân viên trong phòng là những người có chuyên môn, kinh nghiệm về phân tích kinh tế.
Điều kiện thực hiện: Công ty cần có quyết định cụ thể về việc lập phòng phân
tích kinh tế. Cần tìm được đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn tốt và kinh có nghiệm về phân tích kinh tế.
3.2.2. Các đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhcủa công ty của công ty
Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải chịu sự tác động của các nhân tố chủ quan và khách quan. Để thành công, ngoài sự nỗ lực của chính bản thân các doanh nghiệp thì không thể thiếu được những nhân tố khách quan. Môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của các doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong tương lai thì công ty cần có sự quan tâm của nhà nước.
Nhà nước phải đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát tăng lên trong thời gian tới. Cần có sự tiếp xúc thường xuyên giữa Nhà nước với doanh nghiệp để
những vướng mắc về thủ tục hành chính, cơ chế đầu tư mới được tháo gỡ kịp thời, không để lỡ những cơ hội quý báu cho doanh nghiệp hoạt động, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Việc kiểm tra thực hiện cải cách thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước cần được làm thường xuyên, nhằm theo dõi và xem xét việc thực hiện của các công ty.
Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách xúc tiến thương mại tìm kiếm thị trường.
Nhà nước phải chú trọng phát triển thị trường tài chính đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn.
Tổng cục thuê nên tăng cường kiểm tra, xem xét, giám sát việc thi hành các chính sách thuế của Nhà nước với doanh nghiệp. Giải quyết nhanh chóng các thủ tục hoàn thuế, trốn thuế tạo sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Vốn luôn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là vấn đề cần thiết được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và đối với Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 nói riêng.
Sau khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty em nhận thấy rằng Công ty Cổ phần xây dwungj Số 12 trong hai năm 2013 và 2014 gặp một số vấn đề khó khăn nhưng nhìn chung là khả quan. Với triển vọng phát triển chung của toàn nghành trong những năm tới cộng với sự năng động và kinh nghiệm của toàn thể cán bộ công nhân viên trong nhà máy, em tin rằng Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 sẽ ngày càng tạo cho mình một vị thế cao hơn, vững chắc hơn nữa trong thị trường.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán – Trường Đại học Thương Mại, đặc biệt gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giáo viên hướng dẫn ThS.Phạm Thị Thu Hoài cùng toàn thể các anh chị trong phòng kế toán tài chính của Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành tốt bài khóa luận của mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các Báo cáo tài chính của cơng ty trong 2 năm 2013, 2014
2. Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty cổ phần xây dựng Số 12, Nguyễn Thị
Hường, ĐH Thương Mại, năm 2015
3. Giáo trình Nguyên lý thống kê kinh tế, Đại học Thương Mại, năm 2006
4. Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại, PGS.TS Trần Thế Dũng (chủ biên), Đại học Thương Mại, năm 2006
5. Slide bài giảng phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại
6. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm và TS. Bạch Đức Hiển, Học viện Tài chính, năm 2008, Nhà xuất bản tài chính
7. Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, Trường ĐH Thương Mại
8. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại, Trường ĐH Thương Mại 9. Luận văn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty may Đức Giang, Nguyến Thị Lệ Thanh, Khoa Ngân hàng- Tài chính, Trường ĐH Kinh tế Q́c dân, năm 2010
10. Khóa ḷn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, Nguyễn Thị Bé, Khoa Kế toán-Kiểm toán, Trường ĐH Thương Mại, năm 2011
11. Luận văn Thạc sĩ kinh tế Giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn
vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Phan Thị Thanh Giang,
Trường ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, năm 2007
12. Chuyên dề tốt nghiệp Phân tích tính hiệu quả việc sử dụng vốn của Nhà
máy đóng tàu Hạ Long, Nguyễn Anh Tuấn, Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐIỀU TRA TRẮC NGHIỆM
(Tìm hiểu về tình hình sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần xây dựng Số 12 Họ và tên Sinh Viên: Nguyễn Thị Hường
Lớp: K48D6 – Khoa Kế toán – Kiểm toán
Chuyên ngành đào tạo : Kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần xây dựng Số 12
Kính gửi: ………………………………………………….. Vị trí công tác: …………………………………………….
Lời đầu tiên tôi xin cảm ơn quý Công ty đã tiếp nhận tôi thực tập tại quý Công ty. Và để có thêm thông tin phục vụ cho việc hoàn thành khóa luận mong ông (bà) vui lòng cho biết thêm những thông tin sau:
Câu 1: Tại công ty hiện nay đã có công tác phân tích hiệu quả sử dụng vốn chưa?
Có Chưa có
Câu 2: Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD hiện nay đang do bộ phận nào
phụ trách?
Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng kỹ thuật
Câu 3: Công tác phân tích hiệu quả sử dụng VKD của công ty đã đạt hiệu quả
cao chưa? Cao Chưa cao
Câu 4: Hiệu quả sử dụng VKD của công ty như thế nào?
Cao Bình thường Thấp [ [ [ [ [ [ [ [ [ 0 [
Câu 5: Các chỉ tiêu nào được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn?
HQSD Vốn bình quân HQSD Vốn lưu động HQSD Vốn cố định
Câu 6: Công ty chủ yếu huy động vốn từ các nguồn nào?
Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng Vay cá nhân
Câu 7: TSCĐ của công ty đã được khai thác hết công suất và hiệu quả chưa?
Khai thác được hết Chưa khai thác được hết
Câu 8: Công tác thu hồi nợ của khách hàng như thế nào?
Thu hồi nợ còn chậm Thu hồi nợ nhanh
Thu hồi nợ mức trung bình
Câu 9: Các nhân tố bên ngoài được coi là ảnh hưởng đến HQSD vốn của công ty?
Chính sách kinh tế của Nhà nước Tác động của thị trườ
Tiến bộ khoa học kỹ thuật Sự biến động nền kinh tế
Câu 10: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến HQSD vốn?
Cơ cấu vốn
Lựa chọn phương án đầu tư Trình độ quản lý
Trình độ của công nhân
Câu 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ?
Bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ Cách tính khấu hao TSCĐ
Tốc độ phát triển công nghệ khoa học Chính sách pháp luật của NN
[ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [[ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [
Câu 12: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động?
Lãi suất tín dụng
Phương thức huy động vốn của công ty Quy chế tài chính của công ty
Chính sách pháp luật của nhà nước
Câu 13: Cơ cấu vốn hiện nay đã hợp lý hay chưa?
Hợp lý Bình thường Chưa hợp lý
Câu 14: Công ty có ý định lập một phòng phân tích kinh tế riêng không?
Có Không
Câu 15: Biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn?
Xây dựng lại một cơ cấu vốn hợp lý Quản lý tốt các khoản phải thu Nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
Nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên Lập phòng phân tích kinh tế riêng
Tôi xin cam đoan mọi thông tin được cung cấp từ phía Cơng ty khơng ngồi phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn ơng bà về những thông tin đã được cung cấp.
[ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [ [