6. Kết cấu khóa luận
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
hóa trong thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam
3.2.1. Về phía nhà nước
Trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, mở cửa nền kinh tế là một yêu cầu tất yếu để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, nền kinh tế khu vực. Trong quá trình mở cửa, bên cạnh những yếu tố tích cực cịn phát sinh, tồn tại nhiều yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, những chính sách của Nhà nước phải luôn kịp thời, đúng hướng và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đặt trong mối tương quan với thế giới nhằm tạo điều kiện phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của các thành phần kinh tế. Trong mọi nền kinh tế thì hoạt động mua bán hàng hóa đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi đó là khâu đảm bảo cho việc sản xuất diễn ra được sn sẻ, hàng hóa sản xuất ra được tiêu thụ. Hoạt động mua bán hàng hóa khơng chỉ diễn ra trong nước mà nó cịn mở rộng phạm vi ra các quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, hoàn thiện pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng
mua bán hàng hóa là vấn đề cấp thiết đặt ra trong giai đoạn hiện nay để giải quyết những tồn tại và phát huy vai trò của hoạt động mua bán hàng hóa. Có thể đưa ra một số kiến nghị về phía Nhà nước như:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có tính ổn định và đồng bộ.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO khiến môi trường pháp lý, nhất là môi trường pháp lý về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có nhiều sự thay đổi. Bên cạnh những thuận lợi mà môi trường pháp lý mới về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa mang lại, nó cịn tác động đến Cơng ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam, gây cho Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam một số khó khăn trong những ngày đầu áp dụng. Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 ra đời khá lâu nhưng những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành hai văn bản quy phạm pháp luật này về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cịn rất ít và đa phần khơng cụ thể, chưa rõ ràng, chưa đáp ứng được yêu cầu trong tình hình kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, cần ban hành nhiều hơn nữa các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Tuy nhiên, có thể đưa ra kiến nghị khác đó là: Thay vào việc tạo ra quá nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng sau đó cố gắng kết dính lại với nhau thì nên xây dựng một “Luật hợp đồng” duy nhất. Loại bỏ các văn bản quy phạm pháp luật khác khơng cịn phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế. Đồng thời, mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng sẽ được quy định trong “Luật hợp đồng”. Trong đó, phần đầu của “Luật hợp đồng” quy định những vấn đề chung cho tất cả các loại hợp đồng, phần sau quy định cho từng loại hợp đồng cụ thể.
Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa minh bạch, rõ ràng, dễ hiểu.
Có thể hiểu tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật là sự quy định rõ ràng, dễ hiểu. Tuy nhiên, tính minh bạch của các văn bản quy phạm pháp luật cũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là phải được cơng bố công khai trên Công báo hoặc các phương tiện thông tin đại chúng,... để mọi người dễ dàng tìm hiểu và thực hiện.
Để đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa sát với thực tiễn cuộc sống cũng như hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thì Nhà nước cần phải lấy ý kiến đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trước khi được ban hành. Do đó, Nhà nước cần thành lập một tổ chức chuyên biệt lấy ý kiến của dân về các văn bản quy phạm pháp luật chuẩn bị ban hành cũng như rà soát lại chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của pháp luật đối với các vấn đề của nền kinh tế, rút kinh nghiệm trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành về sau. Trong đó, cần quan tâm đặc biệt tới vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Khơng ngừng nâng cao trình độ lập pháp của các nhà làm luật.
Nhà nước cần không ngừng nâng cao trình độ lập pháp của các nhà làm luật. Các nhà làm luật khơng những là những người có hiểu biết sâu rộng về pháp luật mà còn hiểu rõ về thực tế hoạt động kinh doanh của các chủ thể. Từ đó đảm bảo các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu đặt ra của nền kinh tế không chỉ hiện tại mà còn đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về giao kết hoạp đồng mua bán hàng hóa:
Thứ nhất: Để giải quyết trường hợp đề nghị giao kết được gửi tới nhiều
người xác định, hợp đồng được giao kết giữa bên nào với bên nào trong trường hợp đó, đồng thời bảo về được quyền và lợi ích giữa các bên. Điều kiện thứ ba của đề nghị giao kết hợp đồng (gửi tới một hay một số người cụ thể) có thể giữ nguyên. Tuy nhiên, kiến nghị bổ sung thêm quy định: “Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng được gửi tới nhiều người xác định thì hợp đồng sẽ được giao kết với bên đầu tiên trả lời chấp nhận. Trong trường hợp này, bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng phải bồi thường cho các bên cịn lại nếu các bên đó xảy ra thiệt hại do khơng giao kết được hợp đồng đó với bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng”.
Thứ hai: Sửa đổi Điều 396 BLDS 2005 thành: “Chấp nhận đề nghị giao kết
hợp đồng là việc bên được đề nghị cho bên đề nghị biết việc chấp nhận tồn bộ nội dung đề nghị giao kết của mình”.
3.2.2. Về phía Cơng ty
Đối với đội ngũ cơng nhân viên của Công ty
Trong sự phức tạp và đầy những thách thức của nền kinh tế thị trường như ở nước ta hiện nay thì việc nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng cho đội ngũ cơng nhân viên trong Công ty là thực sự cần thiết. Điều này sẽ giúp Công ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam tránh được những rủi ro khơng đáng có trong trong q trình giao kết cũng như thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa. Do đó, Cơng ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam cần phải nâng cao nhận thức của đội ngũ nhân viên về pháp luật hợp đồng, đặc biệt hơn là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Từ đó, có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật về pháp luật hợp đồng, nhất là pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
Thứ nhất: Trong q trình hoạt động, Cơng ty cổ phần Vinaline Logistics
Việt Nam có thể xen kẽ hoạt động kinh doanh cùng hoạt động nâng cao trình độ pháp luật cho đội ngũ cơng nhân viên bằng các lớp đạo tạo pháp luật thường niên hay mở các lớp, xây dựng các hoạt động, chương trình, các buổi nói chuyện, thảo luận cho đội ngũ cơng nhân viên trong Công ty về pháp luật, pháp luật về hợp đồng, pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên cạnh đó, để nâng cao hiểu biết sâu rộng pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, Cơng ty cổ phần Vinaline Logisctics Việt Nam cũng có thể tổ chức các cuộc thi hiểu biết pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cho đội ngũ cơng nhân viên.
Thứ hai: Khuyến khích cơng nhân viên trong cơng ty từ thực tế hoạt động
nhận thấy những bất cập, hạn chế, những tồn tại trong hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có quyền báo cáo với cấp trên, quản lý, người đứng đầu Công ty hay trực tiếp phản ánh tới cơ quan Nhà nước, tổ chức tiếp nhận các ý kiến của nhân dân về vấn đề pháp luật.
Đối với vấn đề căn cứ pháp lý
Khi LTM 2005 và BLDS 2005 bắt đầu có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2006), nếu Công ty thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần phải căn
cứ vào LTM 2005, BLDS 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành tránh một số trường hợp, hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cịn lấy căn cứ pháp lý là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 (đã hết hiệu lực kể từ khi LTM 2005 và BLDS 2005 ra đời) vô hiệu, gây tổn thất không nhỏ đối với Cơng ty.
Đối với hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa
Hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khá đa dạng, có thể bằng văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, ở Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam, hình thức giao kết hợp đồng mua bán chủ yếu là bằng lời nói, chỉ những hợp đồng mua bán hàng hóa quan trọng, có giá trị lớn Cơng ty mới giao kết dưới hình thức văn bản. Do đó, tồn tại nhiều rủi ro khơng chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai đối với hoạt động kinh doanh và vận mệnh của Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam. Tuy nhiên cũng khơng thể phủ nhận những lợi ích mà hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng mang lại. Từ thực tế cho thấy, Công ty nên giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa dưới hình thức miệng và hình thức văn bản lần lượt với tỷ lệ là 40% - 60%.
Đối với nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa
Các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Cơng ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam với khách hàng cần quy định cụ thể, bao gồm các điều khoản về đối tượng, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao kết,... Công ty cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam nên chú trọng hơn trong công tác soạn thảo văn bản hợp đồng mua bán hàng hóa cho từng loại hàng hóa, từng đối tượng khách hàng, tránh những rủi ro có thể ồ ạt kéo tới do sự dập khn trong mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa có sẵn.