6. Kết cấu khóa luận
1.3.3. Yêu cầu tôn trọng quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm ba quyền đó là: Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt (căn cứ theo quy định tại Điều 164 BLDS 2005 về quyền sở hữu). Các quyền này mang tính chất tuyệt đối và khơng bị hạn chế về thời gian. Trong đó: Quyền chiếm hữu: Chủ sở hữu được quyền thực hiện các hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu không bị hạn chế, gián đoạn về thời gian trừ khi chủ sở hữu chuyển giao cho người khác hay bị pháp luật có quy định khác.
Quyền sử dụng: Là quyền chủ sở hữu khai thác công dụng hưởng hoa lợi, lợi tức tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
Quyền đinh đoạt: Là quyền quan trọng nhất của chủ sở hữu và chỉ có chủ sở hữu mới được hưởng quyền này. Chủ sở hữu được thực hiện quyền định đoạt thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó.
Chủ sở hữu có thể tự mình tặng cho, cho vay hay thực hiện các hoạt động mua bán đối với tài sản mà mình sở hữu.
Quyền sở hữu thể hiện ở chỗ chủ sở hữu có thể tự mình thực hiện các quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt.
Như vậy, theo nguyên tắc này các chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ có thể thực hiện giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa khi bên bán có quyền định đoạt đối với hàng hóa đem ra trao đổi, mua bán. Hay nói cách khác, bên bán có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó. Bên cạnh đó, để tránh rủi ro trong quá trình giao kết cũng như thực hiện hợp đồng, bên chủ thể còn lại (bên mua) cũng cần xác minh chính xác được rằng bên bán có quyền sở hữu hợp pháp, có quyền định đoạt và đem ra trao đổi, mua bán đối với hàng hóa đó.