6. Kết cấu khóa luận
2.4. Các kết luận và phát hiện nghiên cứu
Hiện nay có hai văn bản quy phạm pháp luật chính điều chỉnh quan hệ mua
bán trong thương mại, đó là BLDS 2005 và LTM 2005. Pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán hàng hóa ghi nhận quyền tự do giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Theo đó, các chủ thể có quyền thỏa thuận mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa sao cho khơng vi phạm quy định của pháp luật và không trái với đạo đức xã hội. Chính vì vậy, hợp đồng mua bán hàng hóa trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh, lưu thơng hàng hóa trên thị trường.
Về mặt lý thuyết, một hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được hình thành theo nhiều hình thức, cách thức khác nhau, chứng tỏ các bên đã đạt được sự thỏa thuận. Trong quá trình giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, các vấn đề pháp lý cơ bản cần làm rõ là: Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng
hóa, địa điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Những vấn đề pháp lý này khơng được LTM quy định cụ thể. Vì vậy, các quy định của BLDS sẽ được áp dụng đối với việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Trong thương mại, hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết theo các nguyên tắc trong BLDS quy định cho hợp đồng dân sự nói chung. BLDS 2005 quy định việc giao kết hợp đồng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản đó là: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng (Điều 389 BLDS 2005). Việc tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phù hợp với ý chí thực của họ, có thể mang lại những lợi ích cho các bên, đồng thời không xâm hại đến những quyền và lợi ích mà pháp luật cần bảo vệ.
Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trên lý thuyết và đồng thời thực tiễn áp dụng tại Công cổ phần Vinaline Logistics Việt Nam cho thấy pháp luật hợp đồng cịn nhiều hạn chế. Có thể rút ra các kết luận, phát hiện sau:
Thứ nhất: Thiếu sót lớn nhất của pháp luật về hợp đồng của Việt Nam là có
sự trùng lặp và thiếu tính nhất qn, khơng đồng bộ. Do có sự phân biệt giữa hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự nên dường như ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp luật điều chỉnh về vấn đề hợp đồng. Với lý thuyết như vậy rất dễ gây sự hiều nhâm rằng Bộ luật dân sự chỉ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quan hệ dân sự. Tuy nhiên trên thực tế, có nhiều vấn đề liên quan đến các quan hệ kinh tế, thương mại chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự mà Luật thương mại chưa điều chỉnh hay điều chỉnh chưa hết. Theo đó, các vấn đề về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều chỉnh trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thứ hai: Xu thế hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới đặt ra yêu cầu
phải dần xóa bỏ sự khác biệt không cần thiết trong pháp luật quốc gia so với luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, nhất là trong lĩnh vực pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa. Trong bối cảnh ấy, pháp luật Việt Nam chưa tương thích với
pháp luật quốc tế như chưa thừa nhận rộng rãi án lệ, tập quán thương mại, thông lệ quốc tế là nguồn của pháp luật về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thứ ba: Cần nâng cao hơn nữa khả năng cập nhật các quy định mới, các văn
bản quy phạm pháp luật mới về vấn đề giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Cơng ty TNHH Tuấn Tám nhằm hạn chế dứt điểm các vấn đề còn tồn tại liên quan đến giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa.
Thứ tư: Cần thiết trong thời gian tới, Công ty cổ phần Vinaline Logistics
Việt Nam phải có bộ phận, nhân viên hoặc chuyên viên pháp lý riêng thực hiện chức năng nghiên cứu, tư vấn pháp lý cho Công ty, đặc biệt các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng nhằm giảm bớt gánh nặng cơng việc cho người đứng đầu. Từ đó tạo sự chuyên biệt trong hoạt động kinh doanh của Công ty, nâng cao doanh thu, lợi nhuận, đồng thời định hướng cho các hoạt động của Công ty trong thời gian tới .
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO