Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu khóa luận

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa

THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINALINE LOGISTICS

VIỆT NAM

3.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hànghóa trong thương mại hóa trong thương mại

Nhắc đến hoạt động kinh doanh thương mại không thể không nhắc đến hoạt động mua bán hàng hóa. Dù nằm trong hoạt động kinh doanh thương mại nhưng hoạt động mua bán hàng hóa vẫn mang những nét riêng biệt. Do đó, hợp đồng mua bán hàng hóa cũng mang nét riêng biệt so với các hợp đồng khác. Theo pháp luật Việt Nam trước đây, hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989. Hiện nay, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa là BLDS 2005, LTM 2005 cùng một số nghị định, thông tư,... Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực, nhất là khi cánh cửa tự do hóa thương mại ngày càng được mở rộng thì pháp luật Việt Nam về hợp đồng mua bán hàng hóa cần khơng ngừng được hồn thiện. Trong đó, vấn đề đầu tiên cần quan tâm, hồn thiện đó là pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo đó, định hướng hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa có thể dựa vào bốn nguyên tắc. Hay nói ngược lại, có thể dựa vào bốn nguyên tắc sau, từ đó đưa ra định hướng hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:

Thứ nhất: Dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

Trước sự đòi hỏi khắt khe của nền kinh tế, Việt Nam đã có những đường lối, chính sách cải cách pháp luật theo từng giai đoạn. Trong đó, gần đây nhất có thể kể đến Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Một trong những mục tiêu quan trọng của Nghị quyết là: “xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, cơng khai, minh bạch”. Từ đó có thể thấy, nhiệm vụ cần thiết mà Nghị quyết đặt ra là xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên; hệ thống pháp luật tương xứng với nền kinh tế,

trên thực tế có khả năng áp dụng cao thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đồng thời thực hiện việc cơng khai, minh bạch hố hệ thống pháp luật, đảm bảo để mọi cơ quan, tổ chức, cơng dân đều có thể tiếp cận hệ thống pháp luật một cách dễ dàng. Chính vì vậy, hồn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cần dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các quy định pháp luật dựa trên đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước sẽ là định hướng cho hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi nhất trong điều kiện hội nhập hiện nay.

Thứ hai: Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa các văn bản quy phạm pháp

luật điều chỉnh về hợp đồng

Như đã biết, hiện nay, hoạt động mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi hai văn bản quy phạm pháp luật chính là BLDS 2005 và LTM 2005 cùng một số nghị định, thơng tư. Trong đó, vẫn tồn tại một số vấn đề như sự chồng chéo, trùng lặp của một số quy định giữa các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời, lại có một số vấn đề không được văn bản nào quy định, tạo ra rất nhiều lỗ hổng pháp lý, gây khó khăn khơng những cho cơ quan thi hành pháp luật mà còn cho các chủ thể trong nền kinh tế khi áp dụng. Chính vì vậy, cần hồn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa theo hướng: các quy định có tính chất chung, tính khái quát quy định trong BLDS cịn các quy định mang tính chất riêng liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quy định trong LTM. Trong đó, các quy định của BLDS sẽ là nền tảng cho các quy định của LTM, đảm bảo thống nhất, đồng bộ các quy định giữa các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hợp đồng, giải quyết các vấn đề chồng chéo, trùng lặp, trống của pháp luật về hợp đồng còn tồn tại.

Thứ ba: Tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp

Hiện nay, khi hoạt động mua bán hàng hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường, pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa được đặc biệt quan tâm, tuy nhiên cần hồn thiện hơn theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp, các chủ thể trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho hoạt động mua bán hàng hóa được diễn ra sn sẻ, thuận lợi. Các quy định pháp luật về thủ tục giao kết hợp đồng cần được rút gọn,nên mở rộng hình thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như nên quy định rõ nội dung cơ bản của một

hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm những điều khoản nào, giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc áp dụng vào thực tế.

Thứ tư: Phù hợp với thông lệ quốc tế

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO, hàng rào thuế quan ngày càng giảm nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa các nước thành viên (của Tổ chức thương mại thế gới WTO) tràn vào nước ta cũng như hàng hóa nước ta có cơ hội chuyển qua nước bạn. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra mạnh mẽ khơng chỉ trong nước mà còn phát triển mạnh mẽ ở các quốc gia trên thế giới. Nếu khơng có sự phù hợp, tương thích giữa pháp luật quốc gia và thơng lệ quốc tế thì hoạt động mua bán hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia khác khó có thể hình thành. Đồng thời gây khó khăn trong việc xác định nguồn luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa giữa các quốc gia khác nhau, dễ xảy ra tranh chấp và gây khó khăn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Từ đó, gây cản trở cho sự phát triển của hoạt động mua bán hàng hóa. Chính vì vậy, cần hoàn thiện các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoa theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa và thực ti n áp dụng tại công ty cổ phần vinalines logistic việt nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)