Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 50 - 55)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

3.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán của các doanh nghiệp mà điển hình là Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đơ thị Long Giang, có thể thấy với định hướng chính là phát triển các dự án bất động sản và thi cơng nền móng, tầng hầm các cơng trình nhà cao tầng, hiện nay, Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang đang tham gia đầu tư hàng loạt các dự án phát triển bất động sản trên phạm vi cả nước với quy mô vốn lên đến hàng ngàn tỷ đồng, đã và đang thi cơng nhiều cơng trình quy mơ lớn và có tính phức tạp cao. Theo đó, hoạt động mua bán hàng hóa của Cơng ty diễn ra hết sức sôi nổi. Thời gian qua, đảm nhiệm với vai trò là người mua, bên cạnh việc thực hiện tốt nghĩa vụ giao hàng, chứng từ, chuyển giao quyền sở hữu bất động sản và nhiều nghĩa vụ khác trên tinh thần hệ thống các quy định của pháp luật song, hoạt động kinh doanh bất bất động sản trong giai đoạn hội nhập diễn biến khá phức tạp, phía Cơng ty khơng tránh khỏi những tình trạng lạm dụng, chưa quản lý chặt chẽ việc thực hiện nghĩa vụ giao bán các khu căn hộ để ở và cho thuê, thực hiện chưa triệt để nghĩa vụ của mình tại các dự án dẫn đén tình trạng tranh chấp và kiện tụng trong vụ việc của AZ Land vừa làm thiếu hụt ngân sách Công ty đến hơn hai tỷ đồng.

Từ thực tế đó, để hồn thiện hệ thống pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa trước hết Nhà nước cần tăng cường hiệu lực của các cơng cụ chính sách vĩ mơ, chú trọng tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh, đảm bảo thống nhất hệ thống các quy định pháp luật. Cơ quan lập pháp là cơ quan có vai trị quan trọng trong việc xây dựng những vấn đề pháp lý mang tính bắt buộc chung nên cần có sự nghiên cứu, tổ chức đánh giá nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật về nghĩa vụ của người bán ngay từ khi lập pháp, đồng thời duy trì tính hợp pháp trong q trình thực thi. Cụ thể:

Thứ nhất, giải quyết vấn đề nhức nhối nhất là thống nhất những quy định trọng hệ

thống các quy phạm pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán nói riêng. Một số các quy định trong Luật thương mại 2005 về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán, quy định về cơ sở xác đinh thời điểm chuyển giao rủi ro, nghĩa vụ bảo hành hàng hóa cần được cân nhắc sửa đổi và bổ sung sao cho phù hợp với Luật dân sự 2005, các luật chuyên ngành như luật Kinh doanh bất động sản 2014, luật bảo vệ người tiêu dùng 2014 và Cơng ước viên 1980 về mua bán hàng hóa…Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định về xử phạt nghiêm khắc các hành vi lạm dụng quyền và không thực hiện đúng nghĩa vụ của người bán.

Thứ hai, giải quyết triệt để cơng tác kiểm tra, đánh giá có hiệu quả và kịp thời

trong quá trình thực hiện hợp đồng, gắn kết sự tương tác giữa doanh nghiệp và Nhà nước. Đồng thời, cần có sự vào cuộc kịp thời của các cơ quan chức năng dưới sự cưỡng chế của Nhà nước nhằm hạn chế những hành vi lạm dụng quyền, gian lận, tình trạng xuất hiện cơng ty “ma” giả làm người bán nhằm chuộc lợi từ người tiêu dùng cũng như có những mức phạt nghiêm minh cho các hành vi lạm dụng quyền lực.

Kết luận chương 3

Để hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hoàn cần phải vạch ra được những phương hướng cụ thể, đó là: Hồn thiện hành lang pháp lý về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng phải đảm bảo đúng chủ trương, đường lối của Nhà nước, phải gắn với thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay, đảm bảo hợp lý với những chuẩn mực mơi trường kinh tế trong và ngồi nước. Cùng với phương hướng hồn thiện, cần có sự ghi nhận những thiếu sót trong pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hiện nay để kịp thời sửa đổi, bổ sung nhằm nâng cao kết quả thực hiện.

Bên cạnh những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, khơng thể khơng đề cập tới giải pháp cho q trình thực thi, áp dụng vào thực tiễn. Chính những lỗ hổng và thiếu chặt chẽ tại các quy định của pháp luật là tác nhân khiến cho việc thực thi khơng được kiểm sốt. Theo đó, cần thực hiện các giải pháp đồng bộ, kêt hợp hài hoà cả về pháp luật lẫn thực thi để áp dụng sâu rộng và có hiệu quả các nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

KẾT LUẬN CHUNG

Bước vào nền kinh tế thị trường trong bối cảnh tồn cầu hóa như hiện nay, Việt Nam đã và đang dần mở rộng mối quan hê, giao thoa giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế về việc trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụ. Sự gia tăng số lượng hợp đồng giao dịch địi hỏi cần một mơi trường pháp lý ổn định, đảm bảo việc thực thi theo đúng định hướng pháp luật. Bởi vậy, các doanh nghiệp nói riêng và cơ quan Nhà nước nói chung cần thiết lập khung pháp lý chuẩn mực để việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trở nên hiệu quả đặc biệt những quy phạm trong pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trở nên rõ ràng, cụ thể và giá trị thực tiễn cao hơn.

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên Th.S Nguyễn Thị Nguyệt em đã hồn thiện đề tài khóa luận “Pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ

của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại Cơng ty CP Đầu tư và phát triển Đô thị Long Giang”. Đề tài đã làm sáng tỏ các nội dung nền tảng

pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán, phân tích thực trạng pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp nói chung và Cơng ty CP Đầu tư - Phát triển Đơ thị Long Giang nói riêng, đi sâu tìm hiểu, bình luận những ưu điểm và hạn chế trong việc thực thi pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán tại Q Cơng ty qua đó có sự đánh giá hệ thống các quy phạm pháp luật về nghĩa vụ của người bán trên tinh thần của Luật dân sự 2005, Luật thương mại 2005 và các luật chuyên ngành khác. Đồng thời, mạnh dạn đề xuất định hướng, giải pháp, kiến nghị đổi mới các quy định pháp luật cho phù hợp với ngưỡng cửa hội nhập của nền kinh tế hiện nay.

Qua q trình thực tập tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang với những kiến thức được học và sự hướng dẫn của giáo viên Th.S Nguyễn Thị Nguyệt em hy vọng những kết quả nghiên cứu của mình sẽ góp phần xây dựng và phát triển mạnh hơn hệ thống pháp luật tại Quý Công ty, giúp Công ty hạn chế những rủi ro kinh tế trong quá trình giao kết các dự án nhà ở, văn phòng cho thuê hay nâng cao hiệu quả thực thi các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu với vai trò là người bán.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại Việt Nam năm 2005 số 36/2005/QH11, ban hành ngày 14/06/2005

2. Luật thương mại Việt Nam năm 1997 số 58/L-CTN, ban hành ngày 10/05/1997, hết hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

3. Bộ luật dân sự Việt Nam số 33/2005/QH11, ban hành ngày 14/06/2005 4. Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

5. Nghị định 59/2006/NĐ-CP về hàng hóa cấm kinh doanh, có hiệu lực ngày 12/6/2016

6. Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 số 59/2010/QH12, có hiệu lực ngày 1/7/2011

7. Luật kinh doanh bất động sản sửa đổi và bổ sung năm 2014, số 66/2014/QH13, có hiệu lực ngày 25/11/2014

8. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện, TS Dương Văn Sơn, TS Lê Thị Bích Thọ (2005), Giáo trình hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

9. Đinh Mai Phương (2005), Thống nhất pháp luật hợp đồng Việt Nam, NXB Tư pháp Hà Nội

10. Phạm Hữu Nghị (2005), “Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) với vấn đề cải cách pháp luật hợp đồng”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4.

11. Bùi Huyền (2013), Các trường hợp chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật thương mại năm 2005, Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, số 11/2013, tr. 38 – 40

12. Phạm Hoàng Giang (2006), Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 10, tr.28-30

13. Th.S Nguyễn Thanh Tịnh (2006), “Bàn về xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện pháp luật”, câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp

14. Phan Duy Nghĩa (2014), Giáo trình luật thương mại Việt Nam sửa đổi và bổ sung, Khoa Luật – ĐH Quốc Gia Hà Nội, NXB ĐH QGHN

15. Lại Cẩm Linh (2014), Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam hiện nay, bài nghiên cứu khoa học, trường Đại học Luật Hà Nội

16. Nguyễn Như Phát, Lê Thị Thu Thủy (2003), Một số lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, NXB Công an nhân dân

17. Đinh Văn Trường (2015), Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng thi cơng xây dựng cơng trình, luận văn Thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội

18. Nguyễn Quốc Việt (2012), So sánh quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, truy câp ngày 25, tháng 3, năm 2016 <https://123tailieu.com/so-sanh-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc- te-trong-cong-uoc-vien-va-luat-viet-nam.html >

19. T.S Vũ Đặng Hải Yến (2011), Báo cáo rà soát văn bản pháp luật-Luật Thương mại 2005, truy cập ngày 27, tháng 3, năm 2016 <http://khaiphong.vn/Nghien- cuu-chinh-sach/Bao-cao-ra-soat-Luat-Thuong-mai-2005-5267.html>

20. Tài liệu biên tập của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội (2014), Thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật về kinh doanh bất động sản, truy cập ngày 12, tháng 4, năm 2016<http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/tai-lieu-bien-tap/item/317- thuc-trang-xay-dung-va-thuc-thi-phap-luat-ve-kinh-doanh-bat-dong-san>

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)