1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác
3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong
hợp đồng mua bán hàng hóa
Những quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa khơng những có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển và nêu cao tinh thần, trách nhiệm của doanh nghiệp nói riêng mà cịn quyết định đến việc bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, góp phần cân bằng những định chế trong hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa nói chung. Thực hiện tốt việc những quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ là động lực kích thích điều tiết nền kinh tế quốc dân, tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng. Qua đó, hồn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa là một yêu cầu cấp thiêt và cũng là vấn đề nằm trong chiến lược cải cách chính sách của Nhà nước bao năm qua đã và đang từng bước triển khai. Trước thực tế thực hiện pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa tại các doanh nghiệp và điển hình tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang như trên, nhiệm vụ quan trong đặt ra là nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng ở Việt Nam để đáp ứng những nhu cầu địi hỏi của q trình hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo quá trình phát triển kinh tế doanh nghiệp lành mạnh, cụ thể :
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp
đồng mua bán hàng hóa cần phải quán triệt theo đường lối, chủ trương của Nhà nước về hội nhập phát triển kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh lành mạnh.
Thứ hai, hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp
đồng mua bán hàng hóa cần đảm bảo lợi ích chung cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là chức năng quan trọng nhất, bởi nếu doanh nghiệp khơng thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong các hợp đồng mua bán hàng hóa thì người mua sẽ khơng thực hiện đáp trả những nghĩa vụ của họ. Đó là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, xu hướng lạm dụng quyền của phía người bán ngày càng gia tăng bởi vậy việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng phải đảm bảo ổn định, thực hiện đúng tiến trình giúp doanh nghiệp phát triển, cạnh tranh lành mạnh đồng thời cũng bảo vệ cho việc thực hiện quyền và lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật về điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng
mua bán hàng hóa phải hướng tới một hệ thống pháp luật thống nhất, minh bạch, có tính ổn định, tạo sân chơi bình đẳng giữa doanh nghiệp trong nước, quốc tế và doanh nghiệp quốc doanh, có nghĩa là phải xây dựng hệ thống pháp luật từ luật chung đến các luật chun ngành về mua bán hàng hóa, các thơng tư, nghị định hướng dẫn thi hành có liên quan đến các quy định về nghĩa vụ của người bán. Đồng thời, việc hoà nhập với thị trường quốc tế cũng hết sức quan trọng trong việc kết nối với thị trường nội bộ. Như vậy, kết hợp hài hoà giữa pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước và quốc tế tạo ra động lực và phát triển bền vững, đạt được sự cân bằng kinh tế nội địa với mục tiêu vươn lên đến tầm cao nền kinh tế của những quốc gia phát triển.