Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ kiểm tra hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 37 - 38)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ của ngườ

2.2.2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về nghĩa vụ kiểm tra hàng

hàng hóa trước khi giao hàng tại Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang

Để ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng và tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán, việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là một yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán hàng hóa trong thương mại, và đây là một điểm khác biệt của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng thì bên bán phải tạo điều kiện cho bên mua thực hiện việc kiểm tra của mình. Bên mua phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trong một thời gian nhắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép. Nếu bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa theo thỏa thuận thì đến thời hạn giao hàng, bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng. Khi kiếm tra nếu bên mua phát hiện hàng hóa khơng phù hợp với hợp đồng thì phải thơng báo cho bên bán trong một thời hạn hợp lý. Nếu bên mua không thực hiện việc thơng báo này thì bên bán khơng phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa, trừ khi những khiếm khuyết đó khơng thể phát hiện được trong q trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó mà khơng thơng báo cho bên mua. Điều này được quy định trong Luật thương mại 2005, cụ thể:

“1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hố trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.

2. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hố có thể được hỗn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.

3. Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua khơng thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.

4. Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.

5. Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hố khơng

thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thơng thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng khơng thơng báo cho bên mua”. [21]

Luật thương mại 2005, quy định khá rõ ràng về nghĩa vụ của người bán trong việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao bán. Đây là yếu tố quan trọng trong khâu thực hiện giao dịch, đặc biệt với hoạt động giao dịch bất động sản. Sau một thời gian dài trầm lắng, thị trường bất động sản quay trở lại và hoạt động sôi động từ năm 2014. Tại Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang, hoạt động già soát, kiểm tra được chỉ đạo hết sức nghiêm ngặt theo cơ chế “tiền kiểm – hậu kiểm”. Từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu xây dựng đến khâu giao bán. Cụ thể, tại các dự án bán và cho thuê các căn hộ hoặc khu văn phòng như: Dự án “Khu nhà ở cao tầng và văn phòng” 102 Trường Chinh, Dự án “Tổ hợp Trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng và nhà ở 69 VTP”, Dự án “Khu chung cư Thành Thái”, Phường 14, Quận 10, TP HCM…. mới đưa vào giao bán cuối năm 2015, phía Cơng ty đã thực hiện công tác kiểm tra các thiết bị nội thất, thiết bị trong căn hộ bao gồm tủ, của, các ốc vít xem có bị rị rỉ hay khơng, các vật dụng có bị chày xước, bong chóc, sứt sẹo do vận chuyển hay lắp đặt hay không, kiểm tra bộ phận sàn gỗ của các phịng có bị ép, phồng, sứt hay có khe hở hay khơng; đối với hệ thống điện- nước: kiểm tra các thiết bị điện, điều hòa, kiểm tra số lượng các ổ cắm điện và bố trí hợp lí các ổ cắm, xem lại hệ thống cấp thốt nước; đối với phần thơ thì kiểm tra lại sơn tường, trần nhà có bị bẩn, ố màu, phối hợp gam màu hợp lí, kiểm tra ban cơng và hố ga có bị đọng nước hay không… Tất cả các thủ tục đều được phía Cơng ty xử lý kĩ lưỡng, giám sát từng giai đoạn trước khi chuyển nhượng cho người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)