Một số giải pháp và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 46 - 50)

1.2.2.5 .Các nghĩa vụ khác

3.2. Một số giải pháp và đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa

vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa

3.2.1. Giải pháp hồn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán tronghợp đồng mua bán hàng hóa đối với Nhà nước hợp đồng mua bán hàng hóa đối với Nhà nước

Nhằm đáp ứng mục tiêu nỗ lực thực hiện các giải pháp quyết liệt, đồng bộ góp phần đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Nhà nước đã triển khai nhiều hoạt động mạnh mẽ nhằm cải cách thủ tục hành chính với mong muốn những cải cách này sớm đi vào môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của DN, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên cần thống nhất hệ thống các quy định pháp luật, tránh sự chồng chéo giữa các văn bản, thông tư và nghị định hướng dẫn thi hành.

Đối với hoạt động mua bán hàng hóa, mặc dù Nhà nước đã nhiều lần thực hiện sửa đổi, bổ sung tại Luật Thương mại 2005 nhằm phù hợp với Công ước Viên 1980. Các quy định về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như các quy định về xử phạt hành chính chung cho các hành vi vi phạm khi thực hiện nghĩa vụ đều được quy định rõ ràng tại Bộ luật dân sự 2005, các nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, nghĩa vụ khi tham gia kinh doanh bất động sản cũng đã được quy định tại các luật chuyên ngành như Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, song Nhà nước cần phải chú trọng xây dựng và đổi mới hơn nữa nguồn luật chung điều chỉnh cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay. Theo đó, các giải pháp đồng bộ được đưa ra cụ thể là:

Một là, để pháp huy hơn nữa từ những lợi ích của việc đổi mới, cải cách pháp luật,

nhà nước ta cần phổ biến sâu rộng kiến thức pháp luật đến mọi người, nhất là đối với các doanh nghiệp kinh doanh, không chỉ về pháp luật Việt Nam mà cả pháp luật quốc tế thông qua các hội thảo, chun đề, bình luận… Từ đó, từng bước xây dựng cầu nối thông tin giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp. Thông tin phản hồi từ hai phía sẽ giúp tăng cường cơng tác kiểm tra, giám sát việc thi hành luật; đồng thời cũng thấy được những hạn chế, vướng mắc trong việc áp dụng luật tại doanh nghiệp.

Hai là, Nhà nước cần có những kế hoạch triển khai thực hiện pháp luật đầy đủ,

nhanh chóng. Mỗi đạo luật ban hành đều có các văn bản dưới luật kèm theo để quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện. Cần có sự cụ thể và thống nhất các quy phạm pháp luật giữa pháp luật chung và pháp luật chuyên ngành.

Ba là, ngoài việc sửa đổi về chính sách, để tạo điều kiện thuận lợi ở mức cao nhất

doanh nghiệp cần cụ thể hố q trình thực thi pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa, cần có những biện pháp đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện nghĩa vụ của người bán bằng cách:

Hoàn thiện tổ chức quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua đó rà sốt việc thực hiện nghĩa vụ của người bán.Hiện nay nhiều doanh nghiệp đã tận dụng nhiều cách thức và thủ đoạn tinh vi nhằm qua mặt các cơ quan, chức năng, lạm dụng quyền và không thực hiện đúng nghĩa vụ với người mua nhất là với nghĩa vụ bảo hành hàng hóa. Điều này địi hỏi phải có cơng tác thanh kiểm tra thực hiện thường xun, chặt chẽ. Đồng thời để đảm bảo tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp, cơ quan chức năng cịn có trách nhiệm kiểm tra, ngăn chặn hiệu quả các hành vi gian lận, sai phạm trong việc thực hiện nghĩa vụ.

Tăng cường quản lý kỉ cương, kỉ luật trong nội bộ nghành phát huy tinh thần trách nhiệm của cán bộ thanh tra trong thực thi công vụ. Thời gian tới, cần tiến hành sắp xếp, bổ sung thêm nguồn nhân lực cho công tác thanh kiểm tra, mở rộng phạm vi hoạt động. Tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, nhân rộng các mơ hình thanh tra, kiểm tra có hiệu quả Trên cơ sở đó sẽ tham mưu với các cấp chính quyền chỉ đạo các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ để có giải pháp kịp thời xử lý, ngăn chặn các hành vi lạm dụng, sai phạm khi thực hiện nghĩa vụ.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán tronghợp đồng mua bán hàng hóa đối với Cơng ty CP Đầu tư và Phát triển Đơ thị Long hợp đồng mua bán hàng hóa đối với Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang

Trên nền tảng đổi mới của các chính sách pháp luật, Phía Cơng ty cũng cần triển khai các giải pháp cụ thể để thực thi tốt theo luật định.

Một là, Cơng ty cần tái cơ cấu hệ thống phịng pháp chế, đẩy mạnh công tác hoạt

động và thực hiện chế độ chun mơn hóa cơng tác của Phịng. Phịng pháp chế sẽ là nơi cập nhật những kiến thức pháp luật đảm bảo việc thực thi có hiệu quả và giúp Công ty định hướng hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ của Phòng pháp chế cần được củng cố những kiến thức chuyên môn, đảm bảo đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện nhiệm vụ chuyển giao kiến thức pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và các nội dung pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Cơng ty đến các phịng, ban chuyên môn khác.

Hai là, luôn cập nhật và vận dụng linh hoạt những đổi mới trong hệ thống pháp

luật vào hoạt động thực tiễn của mình. Đồng thời, Cơng ty nên thiết lập dội ngũ chuyên môn thực hiện công tác thanh kiểm tra hoạt động thực hiện hợp động. Giám sát và đảm bảo thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhất là trong việc làm thủ tục chuyển giao quyền sở hữu nhà ở hay căn hộ cho thuê, mua bán nguyên vật liệu xây dựng, nghĩa vụ bảo hành cho người mua và các nghĩa vụ trong đấu thầu dự án xây dụng để tránh tổn thất tài chính cũng như uy tín của doanh nghiệp mình trên mthij trường kinh doanh bất động sản.

Ba là, Công ty nên tham khảo hoặc mời chuyên gia tư vấn riêng trong lĩnh vực

mua bán hàng hóa. Bởi hoạt động kinh doanh bất động sản của Công ty ngày càng được phát triển sâu rộng. Thực tế, thị trường kinh doanh bất động sản ngày càng nóng lên và nhiều vấn đề rủi ro, bất cập. Để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thâm nhập vào thị trường nội địa thì việc tham khảo ý kiến chuyên gia từ việc thiết lập giao dich, làm hợp đồng hay tư vấn bảo vệ quyền lợi của Doanh nghiệp với vai trò là người bán sẽ đem lại lợi ích kinh tế cao cho Cơng ty giúp hạn chế rủi ro, đảm bảo thực hiện tiêu chí đúng-đủ nghĩa vụ của người bán trong tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa..

Bốn là, đẩy mạnh cơng tác nhân sự tại Cơng ty bằng cách tìm kiếm nhân tài thơng

qua các biện pháp tuyển dụng chuyên nghiệp qua Hội đồng nhân sự, quảng bá hình ảnh, hiệu quả kinh doanh, triển vọng của Công ty cũng như các chế độ đãi ngộ lương, thưởng, tinh thần hợp tác, văn hóa doanh nghiệp. Tận dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Công ty bằng cách trọng dụng những người có năng lực, bổ nhiệm vào những vị trí xứng đáng, khai thác được tối đa năng lực của họ bởi chính họ là nhân tố đem lại lợi nhuận cao cho Công ty

Với đội ngũ cán bộ như hiện nay, phía Cơng ty cần bồi dưỡng thêm nghiệp vụ cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học, kiến thức pháp luật qua việc: Tổ chức đào tạo tại chỗ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên; Cử cán bộ chuyên môn đi học nâng cao

nghiệp vụ tại các trung tâm đào tạo như trường đại học, các vụ, viện nghiên cứu nhằm đảm bảo các kiến thức nền tảng về công tác chuẩn bị, đàm phán hợp đồng, giải đáp mọi điều khoản trong hợp đồng, thỏa thuận và thực hiện giao kết hợp đồng. bởi đây là những thủ tục quan trọng quyết định khơng nhỏ đến sự sống cịn của doanh nghiệp. Đông thời, cho nhân viên trực tiếp tham gia xây dựng các hợp đồng mua bán hàng hoá mẫu cùng với các luật gia, chuyên gia pháp luật được Tổng công ty mời tới để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm về luật pháp.

3.2.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán tronghợp đồng mua bán hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa

Pháp luật là cơng cụ quyền lực để Nhà nước thực hiện các biện pháp cưỡng chế có hiệu quả. Bởi vậy, các quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất, rõ ràng. Các quy định có sự ràng buộc nhưng không chồng chéo lẫn nhau. Hiện nay, pháp luật về nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa đã được xây dựng và từng bước hồn thiện song cũng cịn nhiều hạn chế. Chưa có bộ luật riêng nào quy định nghĩa vụ của người bán, mọi căn cứ pháp luật đều dựa trên nền tảng của Luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005. Theo đó, nhiều quy định về nghĩa vụ của ngườu bán trong hợp đồng mua bán chưa được đồng nhất với các luật chuyên ngành cần được bổ sung và sửa đổi phù hợp. Cụ thể:

Đối với nghĩa vụ bảo hành hàng hóa: Tại Điều 49, Luật thương mại 2005 cần

được sửa đổi bổ sung để làm rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong việc bảo hành hàng hóa, các biện pháp bảo hành và thứ tự thực hiện các biện pháp bảo hành, nhằm thống nhất với những quy định của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi và bổ sung năm 2014.

Về nghĩa vụ thông báo thời điểm giao hàng của bên bán: Tại Khoản 2, Điều 37, Luật thương mại 2005 cần quy định rõ ràng và cụ thể trường hợp người bán phải có nghĩa vụ thơng báo trước cho bên mua về thời điểm giao hàng vậy có cần sự chấp thuận của người mua khi được thơng báo hay khơng? Cần có sự bổ sung quy định, tránh sự bỏ ngỏ gây vướng mắc trong quá trình thực hiện giao kết hợp đồng

Về cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro: Tại Điều 59, Luật thương mại năm 2005 nên bỏ quy định một trong những cơ sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trong mua bán hàng hóa là chứng từ sở hữu hàng hóa để tránh sự gian lận tại thời điểm chuyển giao qua đó bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao trách nhiệm của người bán, hạn chế tranh chấp phát sinh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) pháp luật điều chỉnh nghĩa vụ của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty CP đầu tư và phát triển đô thị long giag (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)