CHƯƠNG III: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM
3.2.1. Các đề xuất, kiến nghị với cơng ty TNHH Bình Minh EPC
3.2.1.1. Xây dựng bộ phận chuyên trách thực hiện cơng tác phân tích
Lý do đề xuất giải pháp:
Hiện nay cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ phân tích các chỉ tiêu kinh tế nói chung và phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói riêng. Do đó các nhà quản trị chưa thể có những đánh giá chính xác về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nội dung giải pháp:
Công ty cần nhanh chóng xây dựng và để phịng phân tích tài chính đi vào hoạt động. Bộ phận phân tích cần được phối hợp nhịp nhàng với các bộ phận kế toán, bộ phận kỹ thuật, bộ phận kinh doanh và các phịng ban khác…để có những số liệu chính xác và kịp thời phục vụ cơng tác phân tích. Sau khi phân tích cần có các báo cáo gửi cho nhà quản trị, chỉ rõ với kết quả phân tích như vậy là tốt hay xấu, để khắc phục thì cần tác động vào các chỉ tiêu nào giúp cho nhà quản trị có thể nắm bắt nhanh chóng tình hình kinh doanh của cơng ty, ngun nhân của thực trạng đó và tìm ra biện pháp phù hợp.
Điều kiện thực hiện:
Để xây dựng được bộ phận chun trách thực hiện cơng tác phân tích kinh tế thì cơng ty cần phải có một đội ngũ nhân viên chất lượng, giàu kinh nghiệm, chăm chỉ, nhiệt tình để có thể hồn thành cơng việc một cách tốt nhất. Là cánh tay đắc lực trợ giúp cho giám đốc cũng như các bộ phận khác. Qua đây ta thấy được tầm quan trọng không thể thiếu của bộ phận phân tích kinh tế đối với cơng ty Bình Minh EPC nói riêng cũng như nhiều cơng ty nói chung trên cả nước.
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định
Lý do đề xuất giải pháp:
Từ kết quả phân tích ta thấy các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định vẫn ở mức thấp, cơng ty khơng đầu tư nhiều máy móc, trang thiết bị tài sản cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cơng ty cần có kế hoạch đầu tư và sử dụng tài sản cố định hợp lý.
Nội dung giải pháp:
- Công ty cần xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm tài sản cố định từ đầu kỳ kinh doanh. Dựa vào tình hình khấu hao lũy kế cơng ty có thể xác định xem tài sản này đã khấu hao bao nhiêu phần trăm giá trị, đã bù đắp được vốn đầu tư bỏ ra hay chưa để có kế hoạch đổi mới. Đồng thời căn cứ vào các dự án, hợp đồng, mục tiêu của công ty trong kỳ kinh doanh để xác định quy mô vốn cố định cần đầu tư là bao nhiêu.
- Tiến hành nâng cấp tài sản cố định thông qua việc bảo dưỡng thường xuyên hay sửa chữa lớn theo kế hoạch, việc này giúp kéo dài tuổi thọ của tài sản cố định.
- Thanh lý những tài sản cố định không dùng đến để vừa giảm được 1 khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, vừa thu hồi được vốn.
Điều kiện thực hiện:
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định, cơng ty Bình Minh EPC cần phải có nguồn tài chính để tiến hành đầu tư mua sắm các trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, thanh lý những máy móc cũ kĩ, lạc hậu… chỉ có như vậy thì Bình Minh EPC mới có thể sử dụng tốt nguồn vốn cố định để đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.
3.2.1.3. Đẩy nhanh tiến độ thu hồi công nợ
Lý do đề xuất giải pháp
Nhìn vào bảng 2.3 ta nhận thấy rằng lượng vốn đang bị chiếm dụng. Điều này chứng tỏ vốn lưu động bị ứ đọng ở trong khâu lưu thông chủ yếu do công nợ, lượng vốn này khơng những khơng sinh lãi mà cịn làm gia tăng rủi ro cho công ty. Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng tương đối, khiến cho cơ cấu vốn lưu động bất hợp lý, công ty không khai thác được tối đa nguồn vốn ngắn hạn. Như vậy, để tăng vòng
Trường: ĐH Thương mại Khoa: Kế toán - Kiểm tốn
biện pháp thích hợp để đẩy nhanh tốc độ thu hồi cơng nợ, từ đó làm giảm các khoản vay ngắn hạn, lành mạnh hóa hoạt động tài chính của cơng ty.
Nội dung giải pháp
- Công ty cần tiến hành đánh giá chặt chẽ khả năng tín dụng của khách hàng nhằm xác định liệu khoản tín dụng này sẽ được khách hàng thanh tốn đúng thời hạn hay khơng. Để làm được điều này công ty phải xây dựng được một hệ thống các chỉ tiêu tín dụng như: Phẩm chất, tư cách tín dụng, năng lực trả nợ, vốn của khách hàng, tài sản thế chấp, điều kiện của khách hàng.
- Công ty phải theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu bằng cách sắp xếp chúng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp giải quyết các khoản phải thu khi đến hạn như: tăng lãi suất hoặc cắt giảm việc bán hàng cho những khách hàng trả chậm…
- Đề ra hình thức khuyến khích khách hàng thanh tốn tiền hàng sớm, thanh toán ngay sau khi giao hàng, như giảm giá hàng bán ở mức hợp lý, tăng tỷ lệ chiết khấu.Việc xác định tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng.Vì khi bán hàng trả chậm công ty phải đi vay vốn ngân hàng để bù đắp kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động SXKD. Do đó việc cơng ty giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính trên tổng tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn thì vẫn có lợi ích hơn, đẩy nhanh tốc độ quay vịng vốn của phần vốn lưu động này.
- Khi ký kết hợp đồng cần quy định rõ ràng về thời hạn thanh toán và quy định mức phạt nếu vi phạm thời hạn đó để tránh việc bị chiếm dụng vốn bất hợp pháp. Mức phạt vi phạm có thể tính bẳng tỷ lệ phần trăm số tiền cịn nợ và tính trên số ngày trả chậm, tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng. Nếu khách hàng lớn và thường xuyên mức phạt có thể thấp hơn.
Điều kiện thực hiện:
Để đẩy nhanh tiến độ thu hồi cơng nợ, cơng ty cần có những chính sách chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng thanh toán sớm, thanh tốn ngay sau khi giao hàng, hay những chính sách ưu đãi, khuyến mại với từng sản phẩm. Không những vậy công ty cần điều tra về phẩm chất, tư cách, năng lực trả nợ, vốn, điều kiện của khách hàng và lập dự phịng nợ phải thu khó địi… để tránh những rủi ro xảy ra.
3.2.1.4. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn
Lý do đề xuất giải pháp :
Hiện nay, CƠNG TY TNHH BÌNH MINH EPC chủ yếu mới huy động vốn từ nguồn chính đó là vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, để có được một lượng vốn kinh doanh lớn đủ để thực hiện các chiến lược phát triển lâu dài của cơng ty thì cơng ty nên đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn vốn kinh doanh của mình.
Nội dung giải pháp
Huy động vốn từ thị trường chứng khoán: Trong khoảng những năm trở lại đây, thị trường chứng khốn Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô, số lượng các công ty lên sàn ngày càng nhiều cùng với đó là lượng người tham gia chơi chứng khốn càng đơng. Để có thể tăng thêm nguồn vốn kinh doanh cho mình thì Cơng ty có thể sử dụng thị trường chứng khốn để thu hút nguồn vốn bằng cách phát hành các trái phiếu của công ty, tiến hành đưa cổ phiếu của cơng ty mình lên sàn để thu hút lượng vốn từ các nhà đầu tư chứng khoán.
Huy động vốn từ các các nguồn tín dụng thuê mua tài chính. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, hoạt động tín dụng của và hoạt động ngân hàng cũng phát triển mạnh mẽ theo. Kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều các cơng ty cho th tài chính như: cơng ty thuê mua và đầu tư của Vietcombank, công ty thuê mua và tư vấn của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam, … Ngồi ra, doanh nghiệp cịn có thể huy động thêm vốn cho mình từ các nguồn khác như tín dụng từ các nhà cung cấp, nguồn tạm ứng của khách hàng, …
Điều kiện thực hiện:
Để đa dạng hóa các hình thức huy động vốn thì cơng ty cần phải có một mối quan hệ thân thiết với các tổ chức tín dụng cũng như các cá nhân cho vay. Để có được mối quan hệ đó thì Bình Minh EPC phải ln tạo ra được uy tín, vị thế của mình trên thương trường. Có một hồ sơ lý lịch sạch sẽ, có một chỗ đứng trên thị trường, lợi nhuận sau thuế ln cao thì chắc chắn Bình Minh EPC sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư từ cá nhân cho đến các tổ chức. Ngồi ra Bình Minh EPC có thể phát thêm cổ phiếu để huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư bên ngoài.
Trường: ĐH Thương mại Khoa: Kế toán - Kiểm toán
3.2.1.5. Các giải pháp khác
- Biện pháp phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra: cập nhật liên tục các chính sách vĩ mơ của nhà nước và biến động của thị trường để dự báo tình hình giá cả trang thiết bị, linh kiện… đầu vào. Tùy vào những trường hợp cụ thể mà cơng ty có những quyết định phù hợp.
- Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp tục tìm kiếm khách hàng tiềm năng: tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở các thị trường trong nước và quốc tế, tiếp cận với những cơng ty lớn với những chính sách ưu đãi để mở rộng thị trường tiêu thụ. Từ đó nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên trường quốc tế.