Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH alim hà nội (Trang 39 - 51)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.2. Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty

2.2.2. Kết quả phân tích qua dữ liệu thứ cấp

2.2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng VKD tại cơng ty

a. Phân tích cơ cấu và sự biến động của VKD

Bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VKD tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Đơn vị tính:đồng Việt Nam

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017 và 2016 Số tiền TT % Số tiền TT % Số tuyệt đối Số tương đối (%) Theo đặc điểm luân chuyển VLĐbq 10.263.575.991,18 47,52 14.130.718.086,25 52,13 3.867.142.095,07 37,68 VCĐbq 11.335.171.635,50 52,48 12.977.123.125,00 47,87 1.641.951.489,50 14,49 Theo nguồn hình thành VCSHbq 15.355.065.106,18 71,09 16.326.385.079,25 60,23 971.319.973,07 6,32 NPTbq 6.243.682.520,5 28,91 10.781.456.132 39,77 4.537.773.611,5 72,67 Tổng VKDbq 21.598.747.626,68 100 27.107.841.211,25 100 5.509.093.584,57 25,51

Doanh thu thuần

BH & CCDV 88.952.870.585 - 89.670.920.605 - 718.050.020 0,81

LN TT 7.080.356.935 - 7.489.508.592 - 409.151.657 5,78

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Qua bảng 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VKD tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017, ta thấy VKD bình quân năm 2017 của công ty tăng

5.509.093.584,57 đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 25,51%.

Theo đặc điểm luân chuyển vốn:

- VLĐ bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 3.867.142.095,07 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 37,68%.

- VCĐ bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 1.641.951.489,50 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,49%.

Như vậy, tổng VKD bình qn của cơng ty tăng lên do cả VLĐ bình quân và VCĐ bình quân tăng lên.

Theo nguồn hình thành vốn:

- VCSH bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 971.319.973,07 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,32%.

- NPT bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 4.537.773.611,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 72,67%.

Như vậy, tổng VKD bình qn của cơng ty tăng lên do cả VCSH bình quân và NPT bình quân tăng lên.

Doanh thu thuần BH & CCDV năm 2017 của công ty tăng 718.050.020 đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,81%, LNTT năm 2017 so với năm 2016 tăng 409.151.657 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,78%. Tỷ lệ tăng của doanh thu thuần BH&CCDV, LNTT tăng chậm hơn tỷ lệ tăng của VKD bình qn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn VKD vào sản xuất chưa thực sự tốt.

Như vậy, so với năm 2017 thì năm 2016 quy mơ VKD của cơng ty có sự tăng lên. Năm 2017 VCSH có tăng nhưng tăng ít hơn nợ phải trả, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với VCĐ và có tăng nhưng khơng đáng kể trong năm 2016. Cơ cấu này khơng hợp lý vì cơng ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, tài sản chủ yếu là các loại máy móc, TSCĐ với giá trị lớn. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp đầu tư thêm tài sản cố định trong hoạt động sản xuất.

b. Phân tích cơ cấu và sự biến động của VLĐ

Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VLĐ của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Đơn vị tính:đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017 và 2016

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tiền và tương đương tiền bình quân 3.692.478.216,68 35,98 6.127.584.798,25 43,36 2.435.106.581,57 65,95 Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân 4.631.053.171 45,12 6.608.848.186,5 46,77 1.977.795.015,5 42,71 Hàng tồn kho bình quân 1.372.314.677,5 13,37 815.445.361 5,77 -556.869.316,5 -40,58 Tài sản ngắn hạn khác bình quân 567.729.926 5,53 578.839.740,5 4,10 11.109.814,5 1,96 Tổng VLĐ bình quân 10.263.575.991,18 100 14.130.718.086,25 100 3.867.142.095,07 37,68 Doanh thu thuần BH & CCDV 88.952.870.585 - 89.670.920.605 - 718.050.020 0,81 LN TT 7.080.356.935 - 7.489.508.592 - 409.151.657 5,78

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Qua bảng 2.4: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VLĐ tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017 ta thấy :

Tổng VLĐ bình quân của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng 3.867.142.095,07 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 37,68%. Trong khi đó doanh thu thuần BH & CCDV năm 2017 so với năm 2016 tăng 718.050.020 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,81%, LNTT năm 2017 so với năm 2016 tăng 409.151.657 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,78%. Tỷ lệ tăng của doanh thu thuần BH & CCDV, LNTT chậm hơn tỷ lệ tăng của VLĐ bình qn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn VLĐ vào sản xuất chưa thực sự tốt.

Phân tích từng khoản mục năm 2017 so với năm 2016 ta thấy:

- Khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền bình quân tăng 2.435.106.581,57 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 65,95%.

- Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng 1.977.795.015,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 42,71%.

- Hàng tồn kho bình quân giảm 556.869.316,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 40,58%.

- Tài sản ngắn hạn khác bình quân tăng 11.109.814,5 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,96%.

Như vậy VLĐ bình qn của cơng ty tăng do khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền bình quân, Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân tăng, Tài sản ngắn hạn khác bình qn tăng cịn Hàng tồn kho bình qn giảm.

Như vậy, có thể thấy quy mơ VLĐ của cơng ty đang ngày càng được mở rộng. Sự gia tăng giá trị VLĐ chủ yếu do Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên. Về cơ cấu phân bổ, VLĐ của cơng ty có tỷ trọng Các khoản phải thu ngắn hạn lớn nhất chứng tỏ công ty vẫn đang bị chiếm dụng vốn khá nhiều. Tuy nhiên con số này đang giảm và thay vào đó là sự tăng tỷ trọng của Tiền và các khoản tương đương tiền. Điều này chứng tỏ cơng ty đang dần địi lại được các nguồn vốn ngắn hạn bị chiếm dụng. Đây là tín hiệu đáng mừng của cơng ty. Hàng tồn kho có xu hướng giảm là do công ty đang đẩy nhanh tiến độ của các đơn đặt hàng và xuất đi theo nhiều đợt khác nhau tùy theo mức độ sản xuất, do đó đây cũng là chính sách tương đối phù hợp với cơng ty sản xuất gia công quần áo. Việc xuất hàng theo nhiều đợt như vậy làm giảm chi phí lưu kho và chi phí bảo quản giúp cơng ty tiết kiệm được chi phí, góp phần làm tăng lợi nhuận.

c. Phân tích cơ cấu và sự biến động của VCĐ

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VCĐ của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Đơn vị tính: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017 và 2016

Số tiền TT % Số tiền TT % Số tuyệt đối Số tương đối (%)

Tài sản cố định bình quân

10.392.221.614,5 91,68 11.833.964.858 91,19 1.441.743.243,5 13,87

Phải thu dài hạn khác bình quân 942.950.020 8,32 1.143.158.267 8,81 200.208.247 21,23 Tổng VCĐ bình quân 11.335.171.635,5 100 12.977.123.125 100 1.641.951.490,5 14,49 Doanh thu thuần BH & CCDV 88.952.870.585 - 89.670.920.605 - 718.050.020 0,81 LN TT 7.080.356.935 - 7.489.508.592 - 409.151.657 5,78

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Qua bảng 2.5: Phân tích cơ cấu và sự biến động của VCĐ tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017 ta thấy:

Tổng VCĐ bình quân của công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng

1.641.951.490,50 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,49 %. Trong khi đó doanh thu

thuần BH & CCDV năm 2017 so với năm 2016 tăng 718.050.020 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 0,81%, LNTT năm 2017 so với năm 2016 tăng 409.151.657 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,78%. Tỷ lệ tăng của doanh thu thuần BH & CCDV, LNTT chậm hơn tỷ lệ tăng của VCĐ bình qn. Điều đó cho thấy doanh nghiệp sử dụng nguồn VCĐ vào sản xuất chưa thực sự tốt.

Phân tích từng khoản mục năm 2017 so với năm 2016 ta thấy:

- TSCĐ bình quân tăng 1.441.743.243,50 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng

- Phải thu dài hạn khác bình quân tăng 200.208.247 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,23%.

Như vậy, chính sách đầu tư, phân bổ VCĐ của cơng ty chưa thực sự tốt. Phải thu dài hạn khác bình qn có tỷ lệ tăng nhanh hơn TSCĐ bình qn, và tỷ trọng của khoản mục này cũng tăng trong năm 2017. Mức độ đầu tư vào TSCĐ tương đối cao, nhưng song song với đó các khoản phải thu dài hạn cũng tăng lên nhanh chóng, điều này có nghĩa doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn dài hạn tăng lên. Doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể hơn với các khoản bị chiếm dụng này để tránh gặp rủi ro.

d. Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh của cơng ty

Bảng 2.6: Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016,2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016

Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương đối (%) 1.Vốn chủ sở hữu bình quân Đồng 15.355.065.105,5 16.326.385.079,5 971.319.974 6,33 2.Nợ dài hạn bình quân Đồng 3.076.478.863 5.039.687.486 1.963.208.623 63,81 3.Nguồn vốn thường xuyên bình quân (3=1+2) Đồng 18.431.543.968,5 21.366.072.565,5 2.934.528.597 15,92 4.Tài sản dài hạn bình quân Đồng 11.335.171.634,5 12.977.123.125 1.641.951.490,5 14,49 5.Nguồn vốn luân chuyển bình quân(5=3-4) Đồng 7.096.372.334 8.388.949.440,5 1.292.577.106,5 18,21 6.Nợ ngắn hạn bình quân Đồng 3.167.203.657,50 5.741.768.646 2.574.564.988,5 81,29 7.Tài sản ngắn hạn bình quân Đồng 10.263.575.991,18 14.130.718.086,25 3.867.142.095,07 37,68 8.Hệ số đầu tư NVTX Lần 1,6260 1,6464 0,0204 1,25

bình quân cho TSDH bình quân (H1=(3)/(4)) 9.Hệ số đầu tư NNHbq cho TSNHbq(H2=(6)/(7)) Lần 0,3086 0,4063 0,0977 31,68

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Qua bảng 2.6: Phân tích mối quan hệ bù đắp giữa nguồn vốn và tài sản kinh doanh tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017 ta thấy:

Nguồn vốn thường xuyên bình quân năm 2017 so với năm 2016 tăng 2.934.528.597 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 15,92%. Trong đó VCSH bình qn tăng 971.319.974 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 6,33%; Nợ dài hạn bình quân tăng 1.963.208.623 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 63,81%. Có thể thấy nguồn vốn thường xun bình qn của cơng ty tăng lên là do Nợ dài hạn bình qn của cơng ty tăng lên.

Tài sản dài hạn bình quân năm 2017 tăng 1.641.951.490,5 đồng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,49%. Nguồn vốn luân chuyển bình quân năm 2017 là 1.292.577.106,5 đồng tăng so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ tăng 18,21%. Ta thấy, H1>1, H2<1; Nguồn vốn luân chuyển bình quân là số dương chứng tỏ nguồn vốn thường xuyên bình quân lớn hơn tài sản dài hạn bình qn, nguồn vốn thường xun khơng những đủ để đầu tư cho tài sản dài hạn và một phần dơi ra chính là nguồn vốn luân chuyển để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp chủ động về vốn trong kinh doanh.

2.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại cơng ty

a. Phân tích hiệu quả sử dụng ∑VKD

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại cơng ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016

Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương

đối (%) 1.Doanh thu thuần BH & CCDV Đồng 88.952.870.585 89.670.920.605 718.050.020 0,81 2.LNTT Đồng 7.080.356.935 7.489.508.592 409.151.657 5,78 3.Tống VKD bình quân Đồng 21.598.747.626,68 27.107.841.211,25 5.509.093.584,57 25,51 4.Hệ số doanh thu trên VKD bình quân Lần 4,12 3,31 -0,81 -19,68 5.Hệ số LNTT trên VKD bình qn Lần 0,33 0,28 -0,05 -15,72

(Nguồn: BCTC của cơng ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Từ những số liệu phân tích ở bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng VKD tại công ty năm 2016-2017 ta thấy rằng hiệu quả sử dụng VKD của công ty năm 2017 giảm so với năm 2016. Cụ thể:

Hệ số doanh thu trên VKD bình quân năm 2017 giảm 0,81 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm 19,68%.

Hệ số LNTT trên VKD bình quân năm 2017 giảm 0,05 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm 15,72%.

Như vậy mặc dù tổng VKD bình quân tăng lên nhưng hiệu quả sử dụng VKD của công ty lại giảm. Điều này cho thấy công ty sử dụng chưa hiệu quả VKD, vốn đầu tư ngày càng nhiều nhưng hiệu quả lại giảm sút.

b. Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016

Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương đối (%)

1.Doanh thu thuần

BH & CCDV Đồng 88.952.870.585 89.670.920.605 718.050.020 0,81 2.Giá vốn hàng bán Đồng 69.079.464.172 69.288.550.186 209.086.014 0,30 3.LNTT Đồng 7.080.356.935 7.489.508.592 409.151.657 5,78 4.Tống VLĐ bình quân Đồng 10.263.575.991,18 14.130.718.086,25 3.867.142.095,07 37,68 5.Hệ số doanh thu trên VLĐ bình quân Lần 8,67 6,35 -2,32 -26,78 6.Hệ số LNTT trên VLĐ bình quân Lần 0,69 0,53 -0,16 -23,17 7.Số vòng chu chuyển VLĐ (7=2/4) Vòng 6,73 4,90 -1,83 -27,15

8.Số ngày chu chuyển

VLĐ (8=360/7) Vòng 53,49 73,42 19,93 37,26

(Nguồn: BCTC của công ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016, 2017)

Dựa vào số liệu bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ tại cơng ty, ta thấy: Hệ số doanh thu trên VLĐ bình quân năm 2017 so với năm 2016 giảm 2,32 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 26,78%.

Hệ số LNTT trên VLĐ bình quân năm 2017 so với năm 2016 giảm 0,16 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 23,17%.

Số vòng chu chuyển VLĐ năm 2017 so với năm 2016 giảm 1,83 vòng, tương ứng với tỷ lệ giảm 27,15%.

Số ngày chu chuyển VLĐ năm 2017 so với năm 2016 tăng 19,93 ngày, tương ứng với tỷ lệ tăng 37,26%.

Như vậy, qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty năm 2017 so với năm 2016 đều thay đổi theo hướng khơng tốt. Số vịng chu chuyển VLĐ giảm và Số ngày chu chuyển VLĐ tăng lên chứng tỏ tốc độ luân chuyển VLĐ năm 2017 chậm hơn năm 2016, làm cho cơng ty bị lãng phí một lượng vốn lớn so với tổng số vốn của công ty. Mặc dù công ty đã mở rộng quy mô VLĐ, nhưng VLĐ khơng được sử dụng có hiệu quả, kết quả kinh doanh thu được không lớn mà cịn gây lãng phí VLĐ. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp kịp thời để khắc phục.

c, Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ

Bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ tại cơng ty TNHH Alim Hà Nội năm 2016-2017

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2017/2016

Số tiền Số tiền Số tuyệt đối Số tương đối (%)

1.Doanh thu thuần BH & CCDV Đồng 88.952.870.585 89.670.920.605 718.050.020 0,81 2.LNTT Đồng 7.080.356.935 7.489.508.592 409.151.657 5,78 3.Tống VCĐ bình quân Đồng 11.335.171.634,5 12.977.123.125 1.641.951.490,5 14,49 4.Nguyên giá bình quân TSCĐ Đồng 12.286.020.987,5 14.066.582.839 1.780.561.851,5 14,49 5.Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân Lần 7,85 6,91 -0,94 -11,97 6.Hệ số LNTT trên VCĐ bình quân Lần 0,62 0,58 -0,05 -7,61 7.Sức sản xuất TSCĐ (7=(1)/(4)) Lần 7,24 6,37 -0,87 -12,02 8.Sức sinh lợi TSCĐ (8 =(2)/(4)) Lần 0,57 0,53 -0,04 -7,02 9.Sức hao phí TSCĐ (9=(4)/(2)) Lần 1,73 1,88 0,14 8,09

Qua bảng 2.9: Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ tại cơng ty, ta thấy:

Hệ số doanh thu trên VCĐ bình quân năm 2017 giảm 0,94 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm 11,97%.

Hệ số LNTT trên VCĐ bình quân năm 2017 giảm 0,05 lần so với năm 2016, tương ứng với tỷ lệ giảm 7,61%.

Sức sản xuất từ sử dụng TSCĐ giảm 0,87 lần tương ứng giảm 12,02%. Sức hao phí của TSCĐ tăng 0,14 lần tương ứng tăng 8,09% so với năm 2016. Trong năm 2017 công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị mới, ngun giá bình qn tăng lên 14,49% đồng thời sức sinh lợi cũng giảm 0,04 lần tương ứng giảm 7,02%. Nguyên nhân do công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn so với năm 2016.

Như vậy, cả 2 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ đều giảm, chứng tỏ khả năng tạo ra doanh thu và khả năng sinh lời của một đồng VCĐ năm 2017 bị suy giảm so với năm 2016. Nguyên nhân hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty giảm là do trong năm 2017, công ty đầu tư thêm một số TSCĐ mới và chưa có phương án khai thác chúng một cách hiệu quả.

CHƯƠNG III

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH ALIM HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty TNHH alim hà nội (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)