Chương 1 : TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
4.1. Định hướng phát triển năng lực cung ứng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu bằng đường biển của công ty TNHH thương mại vận chuyển Toàn Cầu
4.1.1 Dự báo xu hướng phát triển của ngành giao nhận vận tải
Ngành giao nhận vận tải tạo thêm nhiều dịch vụ cung cấp cho xã hội để thu hút, tuyển dụng thêm nguồn nhận lực đang cịn thừa ngồi xã hội. Chú trọng công tác đào tạo chuyên ngành giao nhận vận tải ở các cơ sở đào tạo và các doanh nghiệp. Phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động trực tiếp và nhân viên từ 15 đến 25% mỗi năm.
Theo cục Hàng Hải Việt Nam, hàng hóa xuất nhập khẩu trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng nhanh về quy mơ, có khả năng đạt đến 86,2 triệu tấn hàng khô và hàng tổng hợp vào năm 2018, năm 2028 sẽ tăng gấp 2,63 lần so với năm 2018 tương ứng với 227,8 triệu tấn. Với xu hướng tự doa hóa thương mại như hiện nay, một lượng lớn hàng hóa từ nước lân cận như Lào, Campuchia, Trung Quốc, …. Sẽ được chuyển tải hoặc quá cảnh sang Việt Nam, đi đến các nước khác trên cơ sở sử dụng lợi thế về địa lý, các cảng ven biển quốc tế miền Trung và miền Nam.
Bảng 4.1. lượng hàng hóa giao nhận vận tải đường biển ở Việt Nam đến năm 2017 (đơn vị: triệu tấn) loại hình vận chuyển Năm Hàng xuất nhập khẩu Hàng quá cảnh Hàng chuyển tải quốc tế 2018 86,20 73,51 3,19 2028 227,80 169,49 49,00
Nguồn: cục Hàng Hải Việt Nam
Ngoài ra để phát triển ngành xuất nhập khẩu cần xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc pháp luật, hiểu sâu các điều ước quốc tế hàng hải. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: Đào tạo mới và đào tạo tại các cơ sở đào tạo của ngành, tại các trường trung học và đại
học trong và ngoài nước.
Tăng cường thu hút vốn đầu tư: huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội của CB- CNV bằng nhiều hình thức như vay, mua cổ phần, vốn liên doanh với nước ngoài để nâng cấp, đầu tư mới kho bãi, phương tiện vận tải, trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, thơng tin liên lạc…