2.1 .Một số khái niệm cơ bản
3.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong quá trình
3.4.1.1 Các nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
- Môi trường kinh tế : Dịch vụ giao nhận vận tải nhằm vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuất kinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hoặc chững lại sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường. Tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng quy mơ của sản xuất kinh doanh,vì thế Khối lượng hàng hố cần vận chuyển và lưu thông cũng sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động giao nhận vận tải. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang trong giai đoan khó khăn, thì với mức tăng trưởng này của kinh tế Việt Nam cũng khá khả quan. Tình hình kinh tế Việt Nam kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế trên tồn thế giới năm 2008 cũng đang có chiều hướng khả quan ,nhưng vẫn chưa thực sự tươi sáng, nhiều công ty trong ngành này vẫn hoạt động chưa hiệu quả do giai đoạn kinh tế tồn cầu khủng hoảng thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa sẽ bị giảm mạnh, do đó doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp Logistics đang bị ảnh hưởng rất lớn. Theo như kế hoạch năm năm 2011-2015 đã đề ra , kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng bình qn 6,5-7%/năm, trong đó 2 năm đầu mục tiêu tăng trưởng được xác định là 6- 6,5% nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh trong các năm tiếp theo.Nên các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam có thể tin tưởng vào những diễn biến tích cực đối với ngành giao nhận trong tương lai.
Việt Nam là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất. Điều này giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh. Cũng là một lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp nước ta nói chung và Sotrans Hà Nội nói riêng so với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Các nhân tố về pháp luật:
Theo như cam kết và lộ trình hội nhập các lĩnh vực hoạt động dịch vụ logistics, Chính phủ VN và các Bộ, Ngành quản lý đã có những động thái tích cực: bên cạnh NĐ 140/2007/NĐ-CP, hàng loạt các quy phạm pháp luật về giao thông vận tải, cảng biển, XNK, hải quan, thuế... Trong đó đặc biệt các quy hoạch về giao thông vận tải, cảng biển, vận tải biển, vận tải đường bộ, đường thủy..., các cảng khô, khu logistics... đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 đã ra đời. Trên thực tế các hành lang pháp lý nêu trên có tác động tích cực đến phát triển thị trường dịch vụ logistics, ngành logistics trong thời gian qua. Điều này giúp Sotrans Hà Nội kinh doanh thuận tiện hơn, dễ dàng cạnh tranh với các cơng ty của nước ngồi.
Tuy vậy, hành lang pháp lý cho hoạt động dịch vụ logistics từ Luật Thương mại (2005) và Nghị định 140/2007/NĐ-CP chưa đủ mạnh, thậm chí khơng cịn phù hợp, và do vậy chưa tạo lập một thị trường dịch vụ logistics lành mạnh, minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần, chưa kể là thiếu chính sách nhằm ni dưỡng và thúc đẩy các hoạt động dịch vụ logistics.
-Các nhân tố khoa học công nghệ :
So với thời điểm trước WTO, đã có rất nhiều tiến bộ mang tính đột phá, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển cảng biển, trong đó các cảng nước sâu với trang thiết bị và năng suất bốc dỡ ngang tầm khu vực, mở rộng đường nối các cảng với các khu công nghiệp và vùng đô thị, phát triển đường cao tốc, phát triển thêm các cảng cạn (ICD), các khu logistics, trung tâm logistics, các hệ thống kho hiện đại, trung tâm phân phối... Tuy còn nhiều hạn chế để phát huy hiệu quả, do suy thoái kinh tế thế giới, nhưng chúng ta đã chuẩn bị các điều kiện cơ bản để hình thành trung tâm logistics (logistics hub) của khu vực và thế giới trong thời gian tới. Có được nền tảng thuận lợi để phát triển, tiếp thu được hệ thống công nghệ mới và tiên tiến, sẽ hứa hẹn việc kinh doanh của Sotrans Hà Nội sẽ tiến triển tốt. Khả năng cạnh tranh được cải thiện đáng kể.
3.4.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường vi mô.
- Khách hàng :
Khách hàng luôn là thế lực mạnh nhất và đáng quan tâm nhất đối với một công ty. Sotrans Hà Nội hiện nay phục vụ hơn 500 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, với những khách hàng tiêu biểu như Samsung, Cargill, P&G… Với hệ thống khách hàng hiện nay, công ty đã và đang xây dựng những hệ thống như Qui trình hoạt động chuẩn– SOP, phần mềm Quản lý mối quan hệ khách hàng- CRM… để quản lý một cách vừa chuyên biệt hóa, vừa đồng nhất hóa cho từng khách hàng của mình.
Trong thời gian tới cơng ty có kế hoạch xây dựng tiếp những hệ thống như Đặt hàng qua mạng– Online Booking, hệ thống kiểm tra hàng hóa qua mạng– Online Tracking… và nhiều hệ thống khác nũa để phục vụ khách hàng tốt hơn.
Sotrans Hà Nội có được hệ thống khách hàng lớn quen thuộc rất đông đảo, tin tưởng vào công ty. Giúp công ty hoạt động ổn định, giữ vững và mở rộng được thị phần của mình trong ngành, qua đó thể hiện được khả năng cạnh tranh mạnh của Công ty.
Những áp lực từ khách hàng là không thể tránh khỏi đặc biệt là với mức độ cạnh tranh gay gắt hiện nay. Sotrans Logistics đã và đang xây dựng những qui trình hoạt động chuẩn cho khách hàng của mình, tăng khả năng cạnh tranh của bản thân và giảm áp lực từ khách hàng, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
-Các đối thủ cạnh tranh hiện có và các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:
Hiện nay có 5 đối thủ cạnh tranh tiêu biểu của Sotrans Hà Nội như: Vinatrans, Vina Freight, Gemadept, Thamico, Vosa. So với các đối thủ cạnh tranh của công ty Sotrans Hà Nội, ta có thể nhận thấy hầu hết những cơng ty về logistics của Việt Nam đều có những dịch vụ chính như: đại lý hãng tàu, giao nhận nội địa và quốc tế, hải quan… một vài cơng ty có thêm đội tàu con để chở hàng đến những cảng trung chuyển trong khu vực như Singapore, Malaysia, Taiwan… Sotrans Hà Nội có hầu hết những dịch vụ mà các đối thủ trong ngành có, và ngày càng mở rộng các gói dịch vụ của mình để cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong chuỗi logistics, tuy nhiên Sotrans Hà Nội hiện khơng có đội tàu chở hàng đến các cảng trung chuyển như Gemadept, khơng có đội xe chun dụng như Thamico, khơng có hệ thống Online Booking, Online Tracking cho khách hàng, đây là những bất lợi mà Sotrans Logistics cần khắc phục để ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong ngành. Các
đối thủ cạnh tranh của Sotrans Hà Nội cũng rất mạnh, họ cũng có nhiều lợi thế so với Cơng ty, họ ln chú trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, điều đó làm giảm tương đối khả năng cạnh tranh của Sotrans Hà Nội nếu Công ty không thay đổi và không ngừng cải tiến.
-Các đơn vị cung ứng đầu vào :
Sotrans Hà Nội hiện nay khơng có đội tàu, khơng có máy bay và hệ thống xe tải để chun chở hàng hóa cho khách hàng. Vì thế sự ảnh hưởng của những nhà cung ứng này là rất lớn đối với cơng ty. Hiện nay Sotrans Hà Nội có mối quan hệ rất tốt với hầu hết những hãng tàu biển (Mearsk Line, K Line, Wanhai, Hanjin, MSC…), hàng không (Vietnam Airline, Pacific Airline, DHL, TNT…), xe chuyên chở trên thị trường Việt Nam. Sotrans Hà Nội đã, đang và sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác song phương với những nhà cung ứng của mình, sử dụng rất nhiều nhà cung ứng khác nhau trong cùng một dịch vụ. Đây là một cách rất hữu ích để giảm bớt áp lực của nhà cung ứng. Các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nổi tiếng và uy tín như trên sẽ giúp cho khách hàng yên tâm hơn về dịch của của Sotrans Hà Nội, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
-Các sản phẩm thay thế :
Sản phẩm thay thế là những dịch vụ của những doanh nghiệp chuyên về máy bay, tàu biển, vận tải nội bộ… Thế lực của những sản phẩm thay thế hiện nay là rất lớn vì Việt Nam đang có chủ trương mở cửa những ngành này, trong thời gian tới sẽ có rất nhiều sản phẩm thay thế xuất hiện ở thị trường Việt Nam. Điều này có thể làm cho Sotrans Hà Nội mất đi thị phần quen thuộc nếu không biết phát triển hệ thống cung ứng tốt hơn cho khách hàng.
Sotrans Logistics hiện nay vừa đang cố gắng bổ sung, hoàn chỉnh những dịch vụ của mình để tạo thành một chuỗi logistics thực sự như trong thời gian sắp tới công ty sẽ cho ra đời những dịch vụ mới về khai báo hải quan… , vừa củng cố làm mạnh từng khâu một trong toàn chuỗi logistics để giảm bớt áp lực từ những sản phẩm thay thế. Vì khi chuỗi dịch vụ logistics được hồn chỉnh, sản phẩm thay thế sẽ có ít cơ hội được khách hàng sử dụng hơn