Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại Công ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng nhà và phát triển hạ tầng phú hòa (Trang 45)

2.3.1 .Phân tích sự biến động tăng (giảm) và cơ cấu vốn kinh doanh tại Công ty

2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh tại Công ty

Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế nên việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một công việc hết sức quan trọng nhằm đánh giá và tìm biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trên cơ sở kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà và phát triển hạ tầng Phú Hòa 2 năm gần đây, hiệu quả sử dụng vốn của Công ty được phản ánh qua một số chỉ tiêu sau đây( Bảng 2.6):

Bảng 2.6 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2013-2014.

ĐVT: Việt Nam đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 ST TL(%) 1 Doanh thu thuần 8,086,032,727 12,031,612,726 3,945,579,999 48.80 2 Lợi nhuận trước thuế -824,631,075 -981,043,090 -156,412,015 18.97 3 Tổng VKD bình quân 20,166,848,859 18,358,468,533 -1,808,380,326 -8.97 4 VCSH bình quân 2,736,105,355 1,590,256,996 -1,145,848,359 -41.88 5 Hệ số doanh thu thuần/VKDBQ(lần) 0.40 0.66 0.26 64.84 6 Hệ số LNTT/VKDBQ(lần) -0.04 -0.05 -0.01 30.69 7 Hệ số LNTT/VCSHBQ(lần) -0.30 -0.62 -0.32 104.69

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Cơng ty năm 2013 - 2014)

Doanh thu thuần năm 2014 so với năm 2013 tăng 3,945,579,999 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng 48.80%, tuy nhiên lợi nhuận trước thuế năm 2014 so với năm 2013 lỗ tăng 156,412,015 đồng tương ứng với tỉ lệ lỗ tăng 18.97%.

Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đang giảm sút mạnh.

- Trước hết ta xem xét hệ số DTT/VKDBQ : hệ số này có xu hướng tăng, năm 2013 đạt 0.40 lần ; đến năm 2014 đạt 0.66 lần. Qua phân tích cho thấy một đồng vốn bình quân bỏ ra năm 2013 thu về 0.40 đồng doanh thu và năm 2014 thu về 0.66 đồng doanh thu, tăng 0.26 đồng so với năm 2013 tương ứng với tỉ lệ tăng 64.84%.

- Tiếp theo xét đến hệ số LNTT/VKDBQ: chỉ tiêu này có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể: năm 2014 so với năm 2013 giảm 0.01 lần, tương ứng với tỷ lệ giảm 30.69%. Đây là biểu hiện không tốt cho thấy Công ty sử dụng vốn khơng có hiệu quả.

Như vậy, qua phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Cơng ty chưa thực sự tốt. Vốn đầu tư giảm làm cho doanh thu giảm mạnh, kéo theo lợi nhuận thu được giảm sút. Cơng ty cần có biện pháp cải thiện tình trang sử dụng vốn chưa có hiệu quả hiện nay.

2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Cơng ty.

Với tỷ trọng chiếm phần lớn trong tổng VKD của Cơng ty, VLĐ có vai trị quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty. Để đánh giá tổng quát về kết quả mà Công ty đạt được ta đi nghiên cứu sự vận động của VLĐ để thấy được những hiệu quả mà VLĐ mang lại. Từ đó tìm được những hạn chế và có những biện pháp khắc phục cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hơn nữa.

Bảng 2.7 : Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Cơng ty năm 2013-2014.

Đơn vị tính: Việt Nam đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013 ST TL(%) 1 Doanh thu thuần 8,086,032,727 12,031,612,726 3,945,579,999 48.80 2 Giá vốn hàng bán 7,180,320,203 11,479,660,968 4,299,340,765 59.88 3 Lợi nhuận trước thuế -824,631,075 -981,043,090 -156,412,015 18.97 4 VLĐ bình quân 19,155,464,916 17,780,613,078 -1,374,851,838 -7.18 5 Hàng tồn kho 16,389,564,613 16,194,250,388 -195,314,225 -1.19 6 Hệ số DTT/VLĐBQ(lần) 0.42 0.68 0.26 60.30 7 Hệ số LNTT/VLĐBQ(lần) -0.04 -0.06 -0.02 28.17 8 Số vòng chu chuyển VLĐ(lần) 0.37 0.65 0.28 72.24 9 Số ngày chu chuyển VLĐ(ngày) 960.40 557.60 -402.8 -41.94

10 Số vòng chu chuyển HTK(lần) 0.49 0.74 0.25 50.59 11 Số ngày chu chuyển HTK(ngày) 729.68 484.55 -245.13 -33.59

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Công ty năm 2013 - 2014)

Vốn lưu động là một trong hai bộ phận tài sản tạo nên VKD.Việc sử dụng hiệu quả VLĐ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của công ty. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty ta cần đánh giá các chỉ tiêu sau:

- Hệ số doanh thu thuần trên VLĐ năm 2013 là 0,42 lần có nghĩa là 1 đồng VLĐ sử dụng mang lại cho công ty 0,42 đồng doanh thu thuần, năm 2014 đạt 0,68 đồng doanh thu thuần trên 1 đồng VLĐ. Điều này có nghĩa là sức sản xuất của VLĐ của công ty tăng 0.26 lần tương ứng với tỷ lệ tăng 60.30%.

- Hệ số lợi nhuận trước thuế trên VLĐ năm 2014 so với năm 2013 giảm 0,02 lần tương ứng với tỷ lệ giảm 28.17%. Con số này cho ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa cao.

- Số vòng chu chuyển vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết VLĐ đã quay được bao nhiêu vòng (tức là trải qua được bao nhiêu chu kỳ kinh doanh) trong 1 năm. Qua bảng cho thấy năm 2014 VLĐ quay được 0.65 vòng tăng so với năm 2013 là 0.28 vòng (tức tăng 72.24%). Điều này cho thấy thể hiện năng suất, hiệu quả lao động của công ty ngày càng cao.

- Số ngày chu chuyển VLĐ: là một chỉ tiêu ngược với số vòng quay của VLĐ. Số ngày luân chuyển VLĐ có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng cao như đã phân tích ở trên. Năm 2013 cơng ty mất 960.40 ngày để luân chuyển được 1 vòng VLĐ và năm 2014 chỉ mất 557.60 ngày. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty có xu hướng tăng lên. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do, công ty cần nỗ lực hơn nữa nhằm nâng cao tốc độ luân chuyển VLĐ, nâng cao hiệu quả hoạt động, chỉ có thế mới đảm bảo được một chỗ đứng vững chắc và sự phát triển lâu dài của công ty.

- Số vịng chu chuyển HTK: chỉ tiêu này nói lên mức độ đổi mới hàng tồn kho,năm 2013 hàng tồn kho quay được 0.49 vòng, năm 2014 HTK quay được 0.74 vòng tăng 0.25 vòng so với năm 2013. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng HTK của công ty tương đối tốt.

- Số ngày chu chuyển HTK: là một chỉ tiêu ngược với số vịng quay của HTK. Số ngày ln chuyển HTK có xu hướng giảm xuống phản ánh hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Năm 2013 công ty mất 729.68 ngày để luân chuyển được 1 vòng HTK và năm 2014 chỉ mất 484.55 ngày. Điều này phản ánh hiệu quả sử dụng HTK của cơng ty có xu hướng tăng lên

Qua phân tích các chỉ tiêu trên ta có thể nói rằng: tuy hệ số DTT/VLĐBQ, số vòng chu chuyển VLĐ, số vòng chu chuyển HTK có xu hướng tăng lên nhưng do lợi nhuận trước thuế của cơng ty có xu hướng giảm làm cho hệ số LNTT/VLĐBQ giảm đi nên hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty là chưa cao. Vì vậy, Cơng ty phải mau chóng đề ra những biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh chủ yếu tập trung vào VLĐ, giúp Công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

2.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty.

Là một doanh nghiệp sản xuất và thi cơng cơng trình nên phần VCĐ chiếm một phần quan trọng trong tổng vốn kinh doanh nhưng khơng vì thế mà tầm quan trọng của nó là khơng đáng kể, ngược lại việc sử dụng tốt nguồn VCĐ sẽ giúp Công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty năm 2013 – 2014

ĐVT: Việt Nam đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013

ST TL(%)

1 Doanh thu thuần 8,086,032,727 12,031,612,726 3,945,579,999 48.80 2 Lợi nhuận trước thuế -824,631,075 -981,043,090 -156,412,015 18.97 3 VCĐ bình quân 1,010,643,943 577,855,455 -432,788,488 -42.82 4 Nguyên giá TSCĐBQ 1,450,746,057 1,450,746,057 0 0.00 5 Hệ số DTT/VCĐBQ(lần) 8.00 20.82 12.82 160.24 6 Hệ số LNTT/VCĐBQ(lần) -0.82 -1.70 -0.88 108.07 7 Sức sản xuất TSCĐ(lần) 5.57 8.29 2.72 48.80 8 Sức sinh lời TSCĐ(lần) -0.57 -0.68 -0.11 18.97 9 Sức hao phí TSCĐ(lần) -1.76 -1.48 0.28 -15.94

Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong năm 2014 giảm so với năm 2013, cụ thể:

- Hệ số doanh thu thuần trên VCĐ: năm 2014 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ tạo ra được 20.82 đồng doanh thu, năm 2013 cứ một đồng vốn cố định tham gia vào SXKD trong kỳ chỉ tạo ra được 8.00 đồng doanh thu. Như vậy, hệ số này tăng 12.82 đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 160.24%. Chỉ số này chứng tỏ hiệu suất hoạt động SXKD của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng.

- Hệ số lợi nhuận trước thuế trên VCĐ: Chỉ tiêu này năm 2014 giảm 108.07% so với năm 2013. Cơng ty cần tìm hiểu ngun nhân doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm để góp phần làm hiệu quả sử dụng VCĐ của công ty.

- Về sức sản xuất của TSCĐ: Năm 2013 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 5.57 đồng doanh thu, còn năm 2014 cứ 1 đồng nguyên giá TSCĐ đem lại cho công ty 8.29 đồng doanh thu. Điều này cho thấy sức sản xuất của TSCĐ của cơng ty có xu hướng tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ tốt. Doanh nghiệp cần phát huy hơn.

- Về sức sinh lời của TSCĐ: Một đồng nguyên giá TSCĐ năm 2014 đem lại lợi nhuận ít hơn 0.11 đồng so với năm 2013, giảm 18.97%. Nguyên nhân là do các chi phí tăng lên làm giảm lợi nhuận của công ty làm cho khả năng sinh lợi giảm đáng kể.

- Về sức hao phí TSCĐ: Sức hao phí TSCĐ là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ. Nó cho biết năm 2014 để tạo ra một đồng lợi nhuận thì cơng ty phải đầu tư -1.48 đồng tăng 0.28 đồng tương ứng tăng 15.94% so với năm 2013. Sức hao phí TSCĐ có xu hướng tăng tức là chi phí cũng tăng lên, điều này ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của cơng ty. Vì vậy cơng ty cần có biện pháp để tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận (cụ thể là hao phí TSCĐ vì TSCĐ chiếm tỷ trọng khá lớn trong VCĐ của cơng ty).

Tóm lại, để nâng cao hiệu quả hơn, để đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về chất lượng của thị trường công ty cần chú trọng đầu tư thích đáng đổi mới, nâng cấp TSCĐ nhằm không ngừng phát huy hiệu quả của chúng trong hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU

TƯ XÂY DỰNG NHÀ VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG PHÚ HÒA

3.1.Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu tình hình sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà và phát triển hạ tầng Phú Hòa

3.1.1.Những kết quả đã đạt được.

Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng nhà và phát triển hạ tầng Phú Hịa là một cơng ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp đã khẳng định mình bằng kết quả kinh doanh ngày một khả quan, uy tín của cơng ty ngày càng được đánh giá cao bởi chất lượng các cơng trình. Trong những năm qua cơng ty đã trúng thầu vào nhiều công trình lớn, vị trí của cơng ty ngày càng được khẳng định trong lĩnh vực xây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động với mức thu nhập bình quân tháng/người cũng tăng lên, năm 2013 là 3,65 triệu đồng/người, đến năm 2014 tăng lên đến 4,35 triệu đồng/người, doanh thu và lợi nhuận công ty không ngừng được tăng lên.

Công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn của xí nghiệp được thực hiện khá hiệu quả làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp, tăng uy tín của xí nghiếp trên thị trường, có được sự tin cậy của khách hàng, của công ty và của các đối tác liên doanh.. Đây là ưu thế lớn của xí nghiệp rất cần thiết trong giai đoạn thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

Trong q trình hoạt động SXKD cơng ty đã cố gắng đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại, nâng cao trình độ cán bộ, cơng nhân , nâng cao chất lượng cơng trình,…Chính vì vậy, trong những năm qua cơng ty đã trúng thầu vào nhiều cơng trình lớn, vị trí của cơng ty ngày càng được khẳng định trong lĩnh vực xây dựng, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều người lao động với mức thu nhập bình quân tháng/người cũng tăng lên, năm 2013 là 3,65 triệu đồng/người, đến năm 2014 tăng lên đến 4,35 triệu đồng/người, doanh thu và lợi nhuận công ty không ngừng được tăng lên.

Ngồi ra cơng ty cịn có đội ngũ cán bộ năng động có trình độ quản lý, chỉ đạo thi công chặt chẽ và đội ngũ cơng nhân lành nghề. Điều này đã góp phần khơng nhỏ vào kết quả mà công ty đã đạt được ngày hôm nay.

3.1.2. Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đạt được công ty cũng bộc lộ một số hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn như:

Thứ nhất: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của cơng ty đang có xu hướng

giảm sút qua các năm, cụ thể: năm 2014 so với năm 2013 vốn lưu động giảm 1,375,591,838 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 7.18%. Nguyên nhân là do cơng ty chưa có một mơ hình quản lý vốn lưu động phù hợp. Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào uy tín lâu năm, ít tính đến việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong ngành, vì thế việc điều chỉnh vốn lưu động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và nhu cầu phát sinh trong quá trình hoạt động. Điều này đã làm cho sản xuất luôn ở trạng thái bị động, các điều chỉnh chỉ được tiến hành khi các công việc đã thực hiện.

Thứ hai: Công tác quản lý vốn lưu động chưa chặt chẽ và chưa thật sự

được chú trọng mặc dù vốn lưu động chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu vốn của công ty, cụ thể: năm 2014 tỉ trọng VLĐ chiếm 96.85% tăng 1.86% so với năm 2013 . Hơn nữa, cơng ty cũng chưa có các chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ.

Thứ ba: Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2014 giảm 116,612,960 đồng

so với năm 2013, tương ứng với tỉ lệ giảm là 20.67%. Tuy các khoản phải thu ngắn hạn có xu hướng giảm nhưng vẫn khá cao. Điều này gây ra tình trạng vốn bị ứ đọng nhiều trong khâu thanh toán, gây thiếu vốn trầm trọng. Bên cạnh đó nếu cơng ty vẫn khơng giảm được các khoản phải thu thì một số khoản trở thành nợ khó địi đối với công ty, ảnh hưởng không nhỏ đến việc kế hoạch hóa ngân quỹ cơng ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu của công ty lớn là do công tác thanh quyết tốn các hạng mục cơng trình đã hồn thành bị chậm lại. Trên thực tế thời gian từ khi cơng ty hồn thành thi cơng cơng trình đến khi được bên kia thanh tốn đầy đủ thường lâu hơn nhiều so với thời gian thi cơng thực tế của cơng trình do bên kia cần có thời gian để thẩm định chất lượng cơng trình hoặc chưa có đủ tiền để thanh tốn cho cơng ty. Điều đó gây khó khăn cho cơng ty trong việc thu hồi vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn bị ảnh hưởng.

Thứ tư: Trong cơ cấu vốn lưu động hàng tồn kho chiếm tỉ trọng lớn nhất

và có xu hướng tăng lên, cụ thể: năm 2013 là 85.56%, năm 2014 tăng lên đến 91.08%, tăng 5.52 % so với năm 2013. Điều này chứng tỏ cơng ty cịn tồn đọng nhiều sản phẩm sản xuất dở dang, tồn đọng nguyên vật liệu trong kho. Nguyên nhân chính làm tăng tỷ trọng hàng tồn kho của cơng ty là do thiếu vốn, một cơng trình muốn hồn thành đúng tiến độ phải ln có sự sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu vốn để đầu tư cho TSCĐ và tài sản lưu động cần thiết trong quá trình

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tƣ xây dựng nhà và phát triển hạ tầng phú hòa (Trang 45)