Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng suất lao động tại nhà hàng sushibar 3, hà nội (1) (Trang 44 - 45)

6. Kết cấu khóa luận

3.3 Một số kiến nghị nhằm thu hút khách du lịch quốc tế của khách sạn De Syloia

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và Tổng cục Du lịch

- Kiến nghị với Nhà nước

Đơn giản hóa các thủ tục hành chính đối với khách du lịch quốc tế vào Việt Nam. Đơn giản thủ tục hành chính trong giai đoạn đăng ký khách sạn, các thủ tục trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng.

Tiếp tục tăng vốn đầu tư để phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lichj tại Hà Nội, nâng cấp hệ thống giao thơng, giảm thiêur tình trạng ách tắc giao thơng, mang lại sự an tâm cho du khách khi tham gia giao thông trên địa bàn Hà Nội, mở rộng nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc kết nối với thế giới.

Dịch vụ vận chuyển: tăng cường, hiện đại hóa các phương tiện chuyên chở du khách. Đặc biệt giảm thuế nhập khẩu đối với việc nhập khâur xe chuyên dùng ddeẻ phục vụ khách du lịch.

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư trực tiếp vào các khu du lịch, các dự án tạo sản phẩm du lịch đặc thù, chất lượng cao. Thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA cho phát triển nguồn nhân lực, công nghệ và bảo vệ môi trường.’

Chủ động trong việc ứng phó với sự biến động của thiên tai, dịch bệnh, sự bất ổn chính trị thế giới. Đối với lĩnh vực kinh tế, cần có chính sách kiềm chế lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng,... để giảm chi phí đầu vào cho ngành du lịch khách sạn.

Chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, bao gồm cả về quản lý, kỹ năng nghề nghiệp. Nâng cao chất lượng học ngoại ngữ, nâng cao tiêu chuẩn đầu ra cho sinh viên thuộc khối ngành du lịch.

Tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế: mở cửa thị trường, Việt nam sẽ có nhiều cơ hội thu hút vốn, cơng nghệ kỹ thuật và kỹ năng quản lý để phát triển du lịch. Hơn nữa, khi đăng cai, tham gia tổ chức các sự kiện trong khu vực và thế giới sẽ tạo cơ hội cho chúng ta quảng bá hình ảnh đất nước, phát triển các loại hình du lịch mới: du lịch MICE, du lịch bền vững,…

- Kiến nghị với Tổng cục Du lịch

tiến với các hình thức linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp ngành và tranh thủ hợp tác quốc tế, từng bước tạo dựng và nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam trên trường quốc tế.

Tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia thành viên của tổ chức du lịch thế giới UNWTO, hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương, hiệp hội d lịch Đông Nam Á ASEANTA,… Thực hiện tốt hợp tác du lịch với các nước đã thiết lập quan hệ hợp tác như Việt Nam – Lào – Campuchia, Việt Nam – Thái Lan, tiểu vùng song Mekong mở rộng,…

Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường và đầu tư phát triển sản phẩm mới. Hình thành một số khu du lịch, khu nghỉ dưỡng quy mô lớn, tận dụng được các thế mạnh nguồn lực du lịch mang tầm cỡ khu vực và quốc tế, từ đó tập trung xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia. Phát triển các vùng du lịch trọng điểm, trong đó tập trung nhiều điểm đến hấp dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch thiết kế các sản phẩm trọng gói thu hút khách. Phát triển nhiều loại hình du lịch tại một điểm đến du lịch nhằm đổi mới sản phẩm, giảm tính thời vụ. Chú trọng việc cộng tác, hợp tác với các đồi tác trong và ngoài ngành. Trước hết là hợp tác trong ngành, đề cao sự cộng lực, cộng sinh giữ văn hóa, thể thao và du lịch, liên kết giữa du lịch và văn hóa, du lịch và thể thao, trong đó liên kết quảng bá là ưu tiên số một. Hiệp hội du lịch cần đẩy mạnh các hoạt động của mình để trở thành người đại diện cho các doanh nghiệp, phản ánh đầy đủ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của ngành và hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối thúc đẩy liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng suất lao động tại nhà hàng sushibar 3, hà nội (1) (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)