MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨCCẠNH TRANH DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisitcs của công ty cổ phần dịch vụ logistics đại cồ việt chi nhánh hà nội tr n thị trường nội đ (Trang 46 - 49)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨCCẠNH TRANH DỊCH VỤ

VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.3.1. Kiến nghị với Nhà Nước

Phát triển cơ sở hạ tầng logistics:

Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics. Một thực trạng dễ thấy là cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam còn yếu kém, kể cả đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường sông, đường biển. Điều này làm cho phí dịch vụ logistics cao lên làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dịch vụ logistics.Trước mắt, chúng ta cần hồn thiện cơng tác xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải. Hiện nay, giảm thiểu tình trạng tắc đường tại các khu vực cảng, vận tải hàng hóa xuất khẩu ở nước ta chủ yếu là bằng đường biển nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho vận tải biển để phát triển vận tải và Logistics mà là một điều tất yếu, mà nhiệm vụ trước mắt là

khuyến khích đầu tư xây dựng cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, việc phát triển hệ thống cảng nội địa ( Inland Clearance Depot – ICD), nâng cấp hệ thống đường bộ để tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển cũng là một trong những yêu cầu được đặt ra mà rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đơn giản hóa thủ tục hải quan:

Hiện nay hệ thống pháp luật của Việt Nam còn nhiều bất cập do thường xuyên có những thay đổi trong Luật, điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh logistics gây ra việc kéo dài thời gian làm thủ tục, các cơ quan hải quan thường xuyên kiểm tra, giám sát thậm chí gây khó khăn cho hoạt động logistics, vì thế nhà nước cần có chính sách giảm bớt các thủ tục để tiết kiệm thời gian và chi phí. Cần tăng cường đội ngũ cán bộ hải quan cả về số lượng cũng như trình độ chun mơn thơng qua các khóa đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ để giảm thời gian lưu kho, lưu bãi, hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ và gia tăng tốc độ luận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa.

Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics:

Khung pháp lý về hoạt động logistics tại Việt Nam vẫn chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ. Một hành lang bao gồm các quy định cụ thể và rõ ràng, sự quan tâm của nhà nước trong đầu tư cơ sở vật chất, đòa tạo,.. là những điều quan trọng để thúc đẩy ngành logistics Việt Nam phát triển. Về hành lang pháp lý, thực ra logistics mới chỉ được công nhận là một hành vi thương mại trong Luật thương mại sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/6/2006. Tháng 7/2007, Chính phủ ban hành Nghị định 140 “Quy định chi tiết Luật thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics”, nhưng theo những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực này thì Nghị định 140 cịn sơ sài đối với một lĩnh vực mang lại lợi nhuận khổng lồ như logistics. Chính vì thế đề nghị Nhà nước cần sớm xây dựng một khung pháp lý cho hoạt động logistics đảm bảo tính nhất qn, thơng thống và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan.

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của nước ta hiện nay còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chun mơn. Hiện mới chỉ có trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, trường Đại học Thương Mại, Đại học Hàng hải,.. và một số rất ít trường nữa có mơn Quản trị logisitics nhưng số tiết học q ít chưa đáp ứng khả năng làm việc thực tế. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần:

- Tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngồi nước. Phối hợp tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

3.3.2. Kiến nghị với hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logisitcsViệt Nam( VLA)

 Tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị, chuyên đề về các chủ đề pháp lý, kỹ thuật nghiệp vụ giao nhận để các bên Việt Nam và nước ngoài liên quan trao đổi ý kiến, quan điểm về những vấn đề quan tâm. Đồng thời tổ chức thêm nhiều cuộc hội thảo nghề nghiệp với các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản; trao đổi với các nước trong khu vực về sự phát triển và tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp thành viên của hiệp hội, tìm nguồn tài trợ và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho các hội viên.

 Hướng dẫn tư vấn cho các hội viên về những vấn đề thương mại, pháp lý và nghiệp vụ logistics trong quá trình chuẩn bị các hoạt động kinh doanh, hoạt động nghề nghiệp hợp tác liên doanh ở Việt Nam cũng như nước ngoài.

 Thu thập và cung cấp cho hội viên các thông tin đầy đủ của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế liên quan, kịp thời thông báo các khuyến nghị, thông tin, mẫu biểu chứng từ, hợp đồng và các công ước quốc tế đã được phổ biến và lưu hành rộng rãi trên thế giới, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.

 Giúp đỡ các hội viên tiếp cận, gia nhập, tham gia các hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế liên quan cũng như thiết lập và phát triển quan hệ với các bạn hàng trong và ngồi nước và trao đổi thơng tin nghề nghiệp với các đồng nghiệp ở các nước trên thế giới.

Hiệp hội cần làm tốt vai trò cầu nối với Nhà nước, đồng thời là nơi nghiên cứu phát triển (R&D), quản lý các chuẩn mực, tài liệu, biểu mẫu, thống kê, tiêu chí đánh giá… của ngành.

3.3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu:

Để đi sâu hơn nữa vào vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty cố phần dịch vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội tác giả cần nghiên cứu một số vấn đề:

Thứ nhất, nghiên cứu mở rộng thị trường kinh doanh dịch vụ logisitcs trên tồn quốc của cơng ty

Thứ hai, nghiên cứu chiến lược nâng cao tăng quy mô vốn của doanh nghiệp Thứ ba, nghiên cứu hiệu quả sử dụng lao động của công ty.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.DACO Logistics (2010), Trang điện tử DACOLogistics, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2018, <http://dacologistics.com/vi/home/>

2. Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2013, Báo

cáo tài chính

3. Cơng ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2014, Báo

cáo tài chính

4.Cơng ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2015, Báo

cáo tài chính

5.Cơng ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2016, Báo

cáo tài chính

6.Cơng ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2017, Báo

cáo tài chính

7. Đặng Đức Thành, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh

nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh niên, Tp. HCM.

8. Fred R.David, 2006, Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống Kê, Hà Nội.

9. Michael E. Porter, 1996, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung, 2004, Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisitcs của công ty cổ phần dịch vụ logistics đại cồ việt chi nhánh hà nội tr n thị trường nội đ (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)