CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
3.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên cơ sở các công
cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.
a. Giải pháp về chính sách sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là thế mạnh của công ty, được khách hàng luôn tin tưởng và tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong ngành. Tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu doanh số sản xuất thì doanh nghiệp vẫn tập trung sản xuất hàng gia công với nguyên liệu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng nên lợi nhuận thấp, do đó để đạt được chất lượng ổn định và tăng sản xuất hàng may mặc có chất lượng cao chủ động nguyên vật liệu, mẫu mã thiết kế, cần phải thực hiện các giải pháp sau:
Tăng cường công tác thiết kế mẫu, mốt phù hợp thị hiếu của khách hàng:
Hàng may mặc là loại hàng hố có tính mùa vụ và tính thời trang rất cao. Tại một thời điểm và khơng gian nhất định, thì vấn đề mẫu mã có vai trị rất quan trọng góp phần quyết định sức tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường may Vì vậy, cơng ty cần tập trung mọi nỗ lực vào thiết kế sản phẩm phù hợp với chất lượng khách hàng yêu cầu sẽ giúp công ty rút ngắn chu kỳ phát triển sản phẩm, chứng tỏ với khách hàng những đặc điểm của sản phẩm mới hay giá trị gia tăng mà sản phẩm đó mang lại. Để hoạt động thiết kế có hiệu quả, trên cơ sở bổ sung bộ phận nghiên cứu phát triển trong phòng Kỹ thuật- KCS, tuyển dụng những nhân sự có kinh nghiệm và kỹ thuật cao. Tạo mọi điều kiện cần thiết như trang thiết bị dùng trong nghiên cứu, hệ thống thông tin, tham quan trong và ngồi nước để có thơng tin đầy đủ về sản phẩm, công nghệ, vật liệu mới để nghiên cứu và đề xuất việc sản xuất các dòng sản phẩm mới trên nền tảng cơng nghệ hiện có hoặc đầu tư thêm một số cơng nghệ mới trong khả năng tài chính của cơng ty. Các hoạt động của bộ phận nghiên cứu phát triển cần phải được liên kết chặt chẽ với các bộ phận sản xuất của công ty, tận dụng triệt để các nguồn lực hiện hữu của công ty để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phát triển.
Tiếp tục chủ động trong việc mua nguyên phụ liệu đồng thời khắc phục tối đa hạn chế của việc thiếu hụt hay nhập khẩu với giá quá cao.
Do sức cạnh tranh về giá của hàng Trung quốc, Ấn Độ... trên thị trường thế giới là rất cao nên chiến lược xuất khẩu của công ty là sẽ tập trung vào các mặt hàng chất lượng cao, có tính chun biệt, hợp thời trang, giá cả hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu khách hàng mà đối thủ khó có thể có được. Xây dựng chiến lược mặt hàng đối với từng nhóm sản phẩm theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu thị trường, thế mạnh sản
xuất của công ty và lợi nhuận mà sản phẩm mang lại. Tập trung ưu tiên cho những đơn hàng lớn, kéo dài, ổn định để tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Cương quyết không sản xuất mặt hàng kém hiệu quả, kém khả năng cạnh tranh. Trong giai đoạn 2015 - 2020, dự kiến tập trung sản xuất cao độ vào các nhóm mặt hàng chính: mặt hàng quần âu, áo sơ mi, áo jacket và quần áo trẻ em.. Phát huy máy móc hiện đại hiện có, đồng thời, cơng ty cũng ln phải thường xuyên thực hiện kế hoạch bảo trì, sửa chữa máy móc định kỳ đúng hạn, nâng cấp, mua mới máy móc hiện đại, tăng năng xuất sản xuất. .
Để phát triển thương hiệu của công ty, cần chú ý đến cả đối với bao bì sản phẩm. Nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc, bao bì nhãn hiệu chất lượng cao là trợ thủ giúp công ty chiếm lĩnh thị trường nước ngồi.
Trong q trình đóng gói sản phẩm với các khâu như là, gấp, cho vào túi nilon đã được công ty thực hiện đúng quy cách, đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên cơng ty nên có hướng dẫn đối với khách hàng mua sản phẩm hoặc trên ngay bao bì đối với sự nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ nhỏ khi nghịch phải những chiếc ghim cài áo.
b. Chính sách giá
Đối với nguyên vật liệu công ty phải nghiên cứu thông tin về các nhà cung ứng trên thị trường. Tìm hiểu nghiên cứu nhập hàng của nhà cung ứng với giá thấp nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng, số lượng của sản phẩm; sử dụng nguyên vật liệu thay thế trong nước nhưng phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và chất lượng cao. Quản lý lưu kho hiệu quả, tận dụng tốt các nguyên phụ liệu còn lại khi thực hiện hợp đồng gia công cho khách hàng nước ngồi, giảm chi phí cố định. Việc hạ giá thành giúp cơng ty có khả năng hạ giá bán sản phẩm, củng cố lợi thế cạnh tranh, tăng số lượng tiêu thụ, tăng thị phần song vẫn đảm bảo được mục tiêu tối đa hố lợi nhuận.
Giá sản phẩm của cơng ty được người tiêu dùng đánh giá là có thể chấp nhận được. Cơng ty nên thực hiện chính sách giá cao đối với những sản phẩm cao cấp để cùng với chính sách chất lượng sản phẩm tạo hình ảnh “Dẫn đầu thị trường về chất lượng” đồng thời khẳng định đẳng cấp vượt trội của mình. Đối với đoạn thị trường cao cấp định giá cao cho sản phẩm không phải là mất đi lợi thế cạnh tranh thậm chí cịn ngược lại bởi lẽ người mua không chỉ nhận được giá trị sử dụng của sản phẩm (tốt, mặc bền, đẹp, hợp thời trang) mà cịn nhận được những lợi ích khác nhau như sự tơn trọng, tự thể hiện mình.
Có chính sách giá đãi ngộ thích hợp đối với khách hàng truyền thống, khách hàng đặt hàng lặp lại, khách hàng đặt hàng hay mua với số lượng lớn.
Công ty cần áp dụng có hiệu quả hơn nữa chính sách chiết khấu thương mại cho khách hàng. Điều này cho phép cơng ty có thể thu hút được nhiều khách hàng hơn và đặc biệt là khách hàng mua với số lượng lớn.
Sản phẩm may mặc là sản phẩm mang tính thời vụ, hơn nữa cơng ty có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, đó là những khách hàng quốc tế. Vì vậy, chính sách giá mà cơng ty phải thực sự linh hoạt và mềm dẻo, đảm bảo có lãi tuỳ theo sự biến động của các yếu tố, phù hợp với mục tiêu chiến lược của các công ty.
c. Đa dạng hóa các kênh thơng tin.
Kênh thơng tin là những phương tiện giúp khách hàng biết đến sản phẩm của Công ty. Hiện tại khách hàng có rất ít kênh thơng tin để tìm hiểu về Cơng ty. Cơng ty chưa có website, thiết nghĩ Công ty nên sớm thành lập website và đưa vào đó đầy đủ những thơng tin về: sản phẩm, sản phẩm mới, giá bán hàng hóa, chương trình khuyến mại....
d. Nâng cao chất lượng hoạt động quảng cáo truyền thông
Nghiên cứu thị trường mang lại cho Công ty các thông tin về nhu cầu khách hàng, sở thích của khách hàng khi thay đổi, đặc điểm thị trường mới, cầu về hàng hóa của cơng ty, hoạt động của các ĐTCT... Đây là các thông tin cần thiết , quan trọng đối với hoạt động bán hàng và mua hàng của Cơng ty.
- Cơng ty cần có riêng biệt một bộ phận đảm nhiệm công việc nghiên cứu thị trường và quảng cáo truyền thông. Hiện nay, phịng Xuất nhập khẩu của Cơng ty đảm nhiệm công việc này, do vậy hiệu quả công việc chưa cao. Bộ phận chuyên trách này khi tách riêng ra sẽ đảm bảo hiệu quả cơng việc do tính chun mơn hóa cao hơn, hoạt động nghiên cứu thị trường và quảng bá truyền thông phát huy hiệu quả trong quá trình phát triển và mở rộng thị trường của Công ty.
- Chú trọng công tác đào tạo và bố trí nhân lực trong bộ phận nghiên cứu thị trường và quảng cáo truyền thông. Cần tuyển dụng các nhân viên đúng chuyên ngành, có kiến thức và có kỹ năng. Công tác đào tạo cũng khá quan trọng. Công ty cần phối hợp với một số trung tâm đào tạo để tiến hành đào tạo các nhân viên của Công ty, trang bị thêm các kiến thức thực tế và những kinh nghiệm làm việc về nghiên cứu thị trường và quảng cáo truyền thông.