CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
3.2.2 Giải pháp nâng cao NLCT trên cơ sở nguồn nhân lực, nguồn lực tà
chính, nguồn lực vật chất của cơng
Giải pháp duy trì, củng cố và phát triển nguồn nhân lực
Tận dụng cơ hội nguồn nhân lực của yếu tố mơi trường bên ngồi, cơng ty cần quan tâm duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình, đó là: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong môi trường cạnh tranh ngày nay và có chế độ đãi ngộ hợp lý và hấp dẫn cho CBCNV, giữ chân người lao động gắn bó lâu dài cùng cơng ty xây dựng và phát triển, tuyển chọn đội ngũ nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của công ty. Các giải pháp được thực hiện như sau:
Tạo cơ hội thăng tiến cho những người có khả năng thực sự trong các lĩnh vực, điều kiện cho họ học tập nâng cao trình độ. Cơng tác đào tạo, huấn luyện đối với đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất cần chú trọng thực hiện thường xuyên, nhằm cập nhật và bổ sung, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho CBCNV trong điều kiện sự thay đổi về công nghệ sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục.
Đối với lãnh đạo chủ chốt của công ty, hàng năm công ty nên đăng ký tham gia các hội thảo chuyên đề sản xuất, kinh doanh trong nước và ngoài nước, tham quan, học hỏi kinh nghiệm từ các công ty may lớn, qua hội thảo và tham quan thực tế các lãnh đạo có thể tiếp thu những kinh nghiệm trong chuyên môn, trong quản lý điều hành và ứng dụng trong thực tiễn để điều hành công ty hiệu quả hơn. Tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý cập nhật những thông tin, kiến thức mới trong các lĩnh vực như: phương pháp quản lý, kinh doanh tiên tiến của thế giới hiện nay, kiến thức về vật liệu mới trong ngành may mặc, kiến thức marketing, thương mại quốc tế… Từ đó, họ có tầm nhìn, tư duy phù hợp hơn trong kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Tiếp tục phát huy chế độ chính sách tiền lương, ưu đãi trong lương bổng, tiền thưởng, phúc lợi và thật sự là đòn bẩy kinh tế tạo sự gắn bó cơng nhân với cơng ty. Các mức thưởng xứng đáng cho những người có thành tích tốt trong hoạt động của họ đem lợi ích cho cơng ty.
Cần cải thiện môi trường làm việc cho nhân viên (ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ...), đặc biệt là cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tâm sinh lý của người công nhân. Nếu muốn họ gia tăng năng suất cần phải tạo tâm lý thoải mái trong cơng việc. Do đó, tại các xí nghiệp may, xí nghiệp thiêu, cơng ty cần trang bị thêm máy hút hơi nóng, máy hút bụi, đèn tại các phân xưởng…
Ưu tiên giữ lao động có tay nghề bằng các chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần.
Thực hiện tốt các giải pháp trên giúp cho công ty ổn định nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động, thu hút lao động có chất lượng cao, giảm thiểu tình trạng “chảy máu chất xám” ở một số công ty. Đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển bền vững của công ty khi mà chất lượng nguồn nhân lực ngày càng đóng vai trị quan trọng trong xu thế hội nhập toàn cầu, cạnh tranh gay gắt
Giải pháp về tài chính
Với những cơ hội về thị trường được mở rộng, hiện nay nhu cầu về vốn của công ty rất lớn. Trước hết do phải đổi mới thiết bị máy móc chun dụng. Ngồi ra, cơng ty cũng có dự án xây dựng thêm các nhà máy, phân xưởng để mở rộng quy mô sản xuất của mình. Cơng tác nghiên cứu thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến bán hàng… nhu cầu về vốn lưu động cũng tăng cao. Nhằm giải quyết những vấn đề về vốn, công ty cần thực hiện các giải pháp sau:
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phịng kế tốn và phịng kế hoạch, xuất nhập
khẩu, kinh doanh để xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể, đáp ứng tốt ngân sách cho mục tiêu của từng thời kỳ.
- Quản lý chặt chẽ cả TSCĐ hữu hình và TSCĐ vơ hình, tránh mất mát, xâm
phạm hay tranh chấp về tài sản, phát sinh những chi phí khơng cần thiết, làm giảm hiệu quả của công ty.
- Quan tâm đến những thành tựu khoa học áp dụng vào sản xuất, luôn cập nhật thông tin về những tiến bộ của khoa học cơng nghệ, từ đó kịp thời nâng cấp, hiện đại hoá, đổi mới TSCĐ đảm bảo năng lực cạnh tranh, đem lại hiệu quả cao..
- Cần phải xây dựng các cơ chế phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá vì
ngun liệu sản xuất của cơng ty nhập khẩu từ nước ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch chi phí sản xuất..
Cơng ty chủ động về nguồn vốn đầu tư phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và cải tiến trang thiết bị, công nghệ, đầu tư phát triển sản phẩm chất lượng cao,... giúp cơng ty gia tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Giải pháp về cơng nghệ
- Nhìn chung, quy trình sản xuất của cơng ty hiện nay khá hiện đại. Việc vận hành, sử dụng trước hết cần có sự hướng dẫn của các chuyên viên kỹ thuật, đảm bảo
vận hành đúng, hiệu quả, tránh hư hỏng về sau. Hệ thống máy móc thiết bị cũ cần có chế độ sử dụng hợp lý, đúng chức năng của từng loại máy. Khi hư hỏng, cần nhờ đến các kỹ sư chuyên ngành sửa chữa, không để công nhân vận hành tự ý sửa chữa, tránh hỏng hóc nặng thêm. Đối với máy móc, thiết bị thường xuyên hư hỏng, không đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, công ty nên bán nhằm giảm bớt chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc.
- Cần lưu ý đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo vấn đề môi trường đang được đặc biệt quan tâm. Công nghệ xử lý các hệ thống này nên áp dụng theo quy trình của các cơng ty mơi trường Singapore, tuy giá thành cao hơn các quy trình cơng nghệ rong nước nhưng đảm bảo hiệu quả lâu dài và đã được chứng minh qua thực tế khảo sát.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ tin học vào các khâu của quá trình sản xuất từ quản lý, thiết kế đến sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm.