Giải pháp hỗ trợ Giải pháp liên doanh liên kết

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH seyoung in (Trang 46 - 47)

CHƯƠNG II I : GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

3.2.3 Giải pháp hỗ trợ Giải pháp liên doanh liên kết

Phát triển thị trường - Đối với thị trường Mỹ:

- Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm đang có thế mạnh như quần tây,áo sơ mi, áo jacket, thời trang thể thao. Đầu tư về quy trình cơng nghệ, các máy móc thiết bị mới để cho ra những sản phẩm mới, phong phú, phù hợp với tính cách đa dạng của thị trường Mỹ..

- Đối với thị trường EU:

Đây là một thị trường tiềm năng nên việc nâng cao chất lượng sản phẩm, xem đây là yếu tố cạnh tranh trên thị trường EU. Hơi khác biệt với thị trường Mỹ, cạnh tranh tại thị trường EU không chỉ dựa trên giá cả mà còn ở chất lượng sản phẩm, kiểu dáng sản phẩm. Do đó, cơng ty cần tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Đây cũng là cách vượt qua hàng rào phi thuế quan của thị trường EU.

- Bên cạnh việc nhận đơn đặt hàng từ khách hàng cơng ty có thể sản xuất ra những sản phẩm mới sang thị trường với tính cách thử nghiệm. Ban đầu, từ những thông tin về thị trường được cung cấp, công ty sản xuất sản phẩm mới, xuất khẩu mang tính thăm dị thị trường. Sau đó, sản phẩm được u chuộng, công ty tiến hàng sản xuất với quy mơ lớn.

- Chú ý đến việc thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm khi xuất khẩu sang thị trường EU. Một số nước trong khối EU quan tâm đến bao bì và nhãn hiệu của sản

phẩm. Do đó, cơng ty cần thiết kế bao bì khơng chỉ để bảo quản hàng hóa mà cịn lơi kéo được sự chú ý của khách hàng

Đối với thị trường Nhật:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đầu tư nâng cấp máy móc trang thiết bị hiện đại. Sản xuất ra những sản phẩm thời trang có độ tinh xảo và phức tạp đáp ứng nhu cầu từng mùa trong năm, ở từng độ tuổi. Đối với các sản phẩm gia công xuất khẩu, công ty cố gắng thương lượng với đối tác Nhật Bản trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước thay thế nguyên liệu nhập khẩu, điều này cho phép hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho công ty lựa chọn thị trường mục tiêu, xác định các phương thức thâm nhập thị trường sao cho phù hợp với từng đối tượng; tiếp tục củng cố và phát triển thị trường nước ngoài, đồng thời mở rộng, khai thác tiềm năng thị trường nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần tăng doanh thu, nâng cao vị thế của công ty trên thương trường, nâng cao năng lực cạnh tranh

Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng quản lý

Sắp xếp lại các phòng chức năng, thành lập thêm phòng Marketing để nghiên cứu thị trường, nghiên cứu các phương pháp marketing và các công cụ marketing đang sử dụng trong ngành may mặc.

Xây dựng bộ máy điều hành quản lý có đủ năng lực kiểm sốt chặt chẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tăng hiệu quả, năng suất lao động và giảm thiểu những thất thốt, lãng phí. Mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ, đồng thời sắp xếp lại các cán bộ không đáp ứng yêu cầu công tác.

- Liên doanh, liên kết với các cơng ty dệt có chất lượng trong nước nhằm chủ động và tăng cường sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, giảm nhập khẩu.

- Đầu tư, khai thác các hoạt động liên quan đến ngành may mặc nhằm mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh tăng doanh thu hoạt động.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH seyoung in (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)