Những hạn chế trong hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động sang thị trƣờng nhật của công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thƣơng mại h (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.4 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động sang Nhật của công ty

3.4.2. Những hạn chế trong hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản

Bản.

* Hạn chế về công tác thu hút người lao động

Việc triển khai các mơ hình liên kết giữa cơng ty và các địa phương còn gặp nhiều hạn chế, cơng ty chưa thực hiện được nhiều các chương trình truyền thơng cũng như chưa tổ chức được các đợt tư vấn xuất khẩu lao động miễn phí tại các miền quê. Chính điều này làm cho người lao động khơng nắm vững các chương trình xuất khẩu lao động của cơng ty mà bỏ sang lựa chọn các đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn công tác này.

* Hạn chế về công tác tổ chức, tuyển chọn, quản lý lao động.

Thị trường Nhật Bản là thị trường hấp dẫn đối với doanh nghiệp song yêu cầu của đối tác rất khắt khe, công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng tốt các địi hỏi này. Do đó, bản thân cơng ty cũng có những hạn chế nhất định:

- Về công tác tuyển chọn lao động: do yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao, nên trong những năm qua, số lượng người lao động có trình độ chun mơn tay nghề ở Việt Nam đi làm ở Nhật Bản nhiều hơn. Tuy nhiên chất lượng lao động không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động ở Nhật Bản. Thực tế có nhiều lao động có chứng chỉ bằng cấp nhưng thực tế khơng có tay nghề hoặc khơng đáp ứng được yêu cầu của đối tác nên bị trả về nước hoặc bố trí các cơng việc khác.Hiện nay cơng ty vẫn chưa có trường đào tạo riêng cho người xuất khẩu lao động, chính vì vậy mà chi phí cho việc đào tạo và thuê các trung tâm ngoại ngữ và đào tạo nghề khác tốn rất nhiều dẫn đến doanh thu XKLĐ cao nhưng lợi nhuận không cao

- Việc tổ chức xuất khẩu lao động đơi khi vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ do trục trặc giấy tờ của người lao động làm trì hỗn thời gian xuất cảnh gây ảnh hửơng tâm lý tới người lao động đồng thời giảm hiệu quả kinnh doanh của công ty.

- Việc quản lý lao động tại Nhật Bản vẫn chưa tốt nên vẫn cịn tình trạng lao động bỏ ra ngồi làm việc, hay phá hợp đồng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới uy tín đối với đối tác là các cơng ty Nhật, có thể gây mất đi đối tác hợp tác giảm số lao động được xuất khẩu.

Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận lao động các nước để phục vụ trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, công ty vẫn không thể khai thác được tất cả các lĩnh vực một cách kịp thời do gặp nhiều hạn chế về tìm hiểu thị trường cũng như bỏ sót cơ hội kinh doanh do trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên cịn hạn chế.

Ngun nhân của những tồn tại

- Cơng ty chưa chú trọng chất lượng lao động và chưa chuẩn bị tốt về kỹ năng cũng như hiểu biết và đạo đức lao động. Do chỉ chú trọng về số lượng, vì thế đã xảy ra khơng ít trường hợp lao động kém, lười biếng...và phát sinh nhiều tệ nạn xấu gây ảnh hưởng cho cả cộng đồng.

- Tỷ lệ lao động bỏ trốn khá cao, khiến phía Nhật Bản rất bất bình. Số lao động bỏ trốn khơng chỉ đã làm tổn hại đến hình ảnh người Việt Nam mà thậm chí có một số lao động đã bị lơi kéo chống phá và tham gia cả các phong trào phản đối ở nước bạn.

- Có rất nhiều lý do về phát sinh tiêu cực trong XKLĐ nói chung, sang Nhật Bản nói riêng, trong đó có việc lệ phí mà người lao động phải trả quá cao để có thể đi LĐXK.

- Năng lực hoạt động kinh doanh của mỗi nhân viên cịn hạn chế nhất định vì vậy cần trau dồi nâng cao trình độ, nghiệp vụ chun mơn của bản thân.

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

4.1 Dự báo phát triển ngành xuất khẩu lao động giai đoạn 2017- 2020.

Với những cơ hội phát triển kinh tế được mở ra từ việc hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế, khi ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do và tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), dự báo ngành xuất khẩu lao động nước ta sẽ phát triển .

Năm 2016 vừa qua ghi nhận một kỉ lục mới về số lượng người Việt tham gia xuất khẩu lao động nước ngồi. Và khơng ngạc nhiên khi chương trình xuất khẩu lao động Đài Loan và thực tập sinh kỹ năng tại Nhật vẫn là những thị trường chiếm thị phần cao nhất. Dự báo trong năm Đinh Dậu số lượng người tham gia xuất khẩu lao động nước ngoài (đặc biệt là xuất sang các nước Đơng Bắc Á) sẽ cịn tiếp tục tăng mạnh. Nhưng nhu cầu tuyển dụng của các quốc gia Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,… lớn khơng có nghĩa điều kiện đi sẽ trở nên dễ dàng hơn. Triển vọng đi xuất khẩu lao động nước ngoài cho những lao động Việt Nam trong giai đoạn 2017 -2020 cơ hội đang là rất lớn, đặc biệt là với những người sở hữu chuyên môn cao.

Thực tế năm 2016, chúng ta đã đưa 126.296 lao động (mục tiêu chỉ 100.000 lao động) Việt Nam đi làm việc ở nước ngồi. Theo ơng Phạm Viết Hương Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội): Giai đoạn 2017-2020, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặt kế hoạch đưa được 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngồi, trong đó các thị trường trọng điểm tiếp tục là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, Cục Quản lý lao động ngồi nước sẽ triển khai thực hiện các hiệp định và thỏa thuận về hợp tác lao động đã ký với các nước Thái Lan, Lào, Australia. Tiếp tục triển khai đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý sang làm việc tại Nhật Bản và CHLB Đức theo các chương trình đã ký kết.

Đặc biệt, trong năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ nghiên cứu, hồn thiện Đề án “Đưa lao động có trình độ chun mơn kỹ thuật đi làm việc ở nước ngoài giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến năm 2025” để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xét về thị trường thì tại Việt Nam khơng ngừng biến đổi theo từng năm. Theo dự đốn mới nhất thì xu hướng của thị trường xuất khẩu lao động giai đoạn tới chú trọng

đến Nhật Bản nhiều hơn cả. Đài Loan là thị trường gần gũi, thân thiện với người Việt đồng thời được đánh giá là thị trường khá dễ tính, khơng địi hỏi cao về trình độ cũng như khơn khắt khe về vấn đề thời gian, mức lương cho người lao động tại Đài Loan cũng khá hợp lí khoảng 630 USD/tháng/người. Do vậy mà các doanh nghiệp ở Việt Nam tích cực tuyển chọn người lao động để đưa sang thị trường này. Tuy nhiên, thị trường xuất khẩu lao động Nhật Bản đã nhanh chóng vượt xa số lượng người đi Đài Loan với nguyên nhân chính là mức thu nhập cho người lao động tại Nhật Bản vơ cùng cao, cộng thêm đó Nhật Bản lại tiếp nhận thêm nhiều ngành nghề khác nhau như: xây dựng, cơ khí chế tạo, nơng nghiệp, chế biến thực phẩm, kĩ sư thiết kế, kĩ sư cơ khí, điều dưỡng, hộ lí….

Bên cạnh những người xuất khẩu lao động thì thị trường Nhật Bản cịn thu hút rất nhiều thực tập sinh kỹ năng vừa học vừa làm trong 3 năm với nhiều ngành nghề khác nhau. Đặc biệt để chuẩn bị cho Thế vận hội Tokyo tổ chức vào năm 2020, trong năm 2016 thì Nhật Bản tiếp tục nhận thêm số lượng lớn thực tập sinh xây dựng đồng thời xem xét để kéo dài hợp đồng cho những thực tập sinh đã hoàn thành hợp đồng. Đây được coi là tin vui cho thị trường lao động Việt Nam trong năm 2016 này hứa hẹn mang đến cho người lao động Việt Nam cơ hội đến làm việc ở thị trường chuyên nghiệp với mức thu nhập cao.

Trong những năm tới số lao động ra nước ngồi làm việc của Việt Nam có thể sẽ liên tục tăng và vượt chỉ tiêu, thách thức của xuất khẩu lao động khơng cịn là số lượng mà là chất lượng lao động. Dù số lượng lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc đã tăng đều trong 3 năm trở lại đây nhưng một vấn đề quan trọng được đặt ra là các nước ngày càng khắt khe hơn, yêu cầu chất lượng, tay nghề lao động cao. Đặc biệt là các thị trường có mức lương khá, cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức…Đây cũng được coi vừa là cơ hội vừa là thách thức cho hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2017 -2020.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động sang thị trƣờng nhật của công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thƣơng mại h (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)