Định hướng phát triển nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động sang thị trƣờng nhật của công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thƣơng mại h (Trang 33 - 34)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2 Định hướng phát triển nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao

lao động sang Nhật.

Theo thống kê từ Cục quản lý lao động ngoài nước, trong 2 quý đầu năm 2016 đã có 54.131 người đi xuất khẩu lao động làm việc ở nước ngoài.

Theo số liệu báo cáo từ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động , tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 06 tháng đầu năm 2016 là 54.131 lao động (19.792 lao động nữ), gồm các thị trường: Xuất khẩu lao động Đài Loan: 29.292 lao động (10.210 lao động nữ), Xuất khẩu lao động Nhật Bản: 15.662 lao động (7.137 lao động nữ), Hàn Quốc: 4.040 lao động (289 lao động nữ), Malaysia: 1.624 lao động (875 lao động nữ), Ả rập – Xê út: 1.749 lao động (1.129 lao động nữ), Macao: 161 lao động (128 lao động nữ) và các thị trường Xuất khẩu lao động khác.

Có thể thấy Nhật Bản là một thị trường rộng mở và là một trong những quốc gia có nhiều lao động nước ta nhất. Đây thực sự là một dấu hiệu khởi sắc của ngành xuất khẩu lao động nước ta, mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu cho những năm sau. Tuy nhiên, để có thể tồn tại và phát triển bền vững, công ty xác định cần có những định hướng,chiến lược kinh doanh hợp lý. Trước những đánh giá và dự báo về tình hình kinh tế thế giới 2016, công ty đã xác định được định hướng hoạt động kinh doanh trong năm 2017 như sau:

- Tiếp tục tập trung và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty là hoạt động xuất khẩu lao động đặc biệt là thị trường Nhật, mở rộng thêm thị trường Đài Loan, Trung Đông, Hàn Quốc… coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để thúc đẩy các hoạt động khác; trong hoạt động xuất khẩu lao động tập trung khai thác thị trường lao động kỹ thuật có tay nghề cao; đặc biệt quan tâm đến chất lượng nguồn lao động; đầu tư thỏa đáng để mở thêm thị trường mới như Singapore, Isarel.

- Tăng cường kiểm soát chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo lao động xuất khẩu; lấy việc nâng cao chất lượng đào tạo làm nền tảng cho sự phát triển.

- Đẩy mạnh hoạt động tư vấn du học, đưa hoạt động du học thành một trong những hoạt động kinh doanh chính của Cơng ty. Mở rộng thị trường du học sang các nước Châu Âu, Mỹ….

- Duy trì và đổi mới cách làm đối với cơng tác giới thiệu việc làm, đưa học sinh đi thực tập ngoài trường, tạo sự kết nối giữa Trường Đại học Công nhiệp Hà Nội với các doanh nghiệp.

* Các chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận.

- Chỉ tiêu doanh thu: Tăng 10% doanh thu so với năm 2016.

- Chỉ tiêu lợi nhuận: Phấn đấu lợi nhuận trước thuế đạt 10% doanh thu * Biện pháp thực hiện

- Xây dựng và đưa vào áp dụng các phần mềm quản lý trong tất cả các lĩnh vực hoạt động; Quyết liệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác nghiệp vụ của tồn Cơng ty, sát sao trong việc kiểm tra kết quả thực hiện kế hoạch chi tiết đến từng chỉ tiêu.

- Cải tiến công tác quản lý lao động, tận dụng triệt để nguồn nhân lực hiện có. Tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện mơ hình sử dụng và quản lý lao động với phương châm đa dạng loại hình lao động, kịp thời tuyển mới để bổ sung hoặc để thay thế, có thể cho thơi việc những vị trí khơng đảm đương được công việc.

- Mỗi CBNV cần xác định rõ vai trị trách nhiệm ở từng vị trí cơng việc với đặc điểm kinh doanh dịch vụ thì địi hỏi mỗi CBNV khơng chỉ thừa hành cơng việc chuyên môn mà phải ln chủ động tìm việc, tạo ra việc để có thu nhập.

- Tăng cường kiểm sốt hoạt động của các chi nhánh, đảm bảo hoạt động của các Chi nhánh được thực hiện phù hợp với quy đinh của Pháp luật và Công ty.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu lao động sang thị trƣờng nhật của công ty cổ phần phát triển công nghiệp xây lắp và thƣơng mại h (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)