Tính chất của kim loại chuyển tiếp

Một phần của tài liệu Hóa nguyên tố ( Tinh hoa hóa học) (Trang 48 - 52)

Kim loại chuyển tiếp

Tính chất của kim loại chuyển tiếp

được trộn với NaCl và đun nóng trong dịng khí clo. Bã rắn thu được chứa một muối A chứa 26,76 % Rhodi.. Bã rắn này sau đó được xử lý với nước dung dịch thu được đem lọc và cô bay hơi thu được tinh thể B chứa 17,13% rhodi. Tinh thể được làm khô ở 120oC đến khối lượng không đổi (khối lượng mất đi là 35,98%) rồi đun nóng tới 650oC. Rửa bã rắn thu được bằng nước cho kim loại rhodi tinh khiết.

a) Xác định công thức cấu tạo của muối A. b) Công thức của B là gì?

c) Khi một lượng dư hydro sunfua được sục qua dung dịch muối A thì tạo thành kết tủa C. Hợp chất này có thành phần hợp thức chứa 47,59% lưu huỳnh. Xác định thành phần hóa học của C.

d) Giải thích tại sao cần phải rửa bằng nước ở bước cuối cùng. e) Viết phương trình hóa học cho các chuyển hóa ở câu trên.

Hợp kim

Hợp kim là các dung dịch rắn có thành phần rất khác nhau. Trong các hợp kim thay thế thì ngun tử của các ngun tố hóa học khác nhau tạo ra các dạng tinh thể hay gặp. Tuy nhiên nếu các ngun tử khác nhau về kích thước thì ngun tử có kích thước nhỏ hơn có thể chiếm các lỗ trống sinh ra trong mạng tinh thể của ngun tử có kích thước lớn hơn. Các hợp kim này gọi là các "kẽ hở" thường thu được khi hoà tan các nguyên tố phi kim (B, H, O, N, C, v.v...) vào kim loại.

a) Xác định kích thước lớn nhất của nguyên tử thêm vào có thể lọt vào các lỗ hổng trong mạng tinh thể của paladi để tạo hợp kim "kẽ hở" mà khơng có sự biến dạng mạng tinh thể.

b) Chúng ta đã biết rõ là hydro có thể hoà tan trong paladi kim loại. Phần trăm hydro cao nhất trong các dung dịch "kẽ hở" của tinh thể paladi ở câu a là bao nhiêu ? Công thức kinh nghiệm của các hydrua này là gì ? Tính tốn chứng minh.

c) Khi thêm lượng hydro vượt q lượng ở câu b thì nó có thể tan tiếp tục vào paladi kim loại khơng ? Giải thích.

d) Bằng cách nào để lấy hydro đã hồ tan trong paladi? Ứng dụng tiềm năng của nó là gì?

Phân tích định tính

Dưới đây là sơ đồ biểu diễn quy trình phân tích định tính thành phần của một hỗn hợp oxide, được dùng cho các bài thực hành ở trường ĐH ngày trước. Giờ đây, bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguyên tử, có thể xác định thành phần hỗn hợp đó gồm CuO, ZnO, Fe2O3.

Những từ cần lưu ý: white double salt = muối kép màu trắng; saturated, excess = bão hoà, dư; blue precipitate = kết tủa xanh; brownish precipitate = kết tủa nâu; conc. = đặc

a) Viết phương trình các quá trình phản ứng (1)-(10).

Điều chế muối sắt(III)

Có thể điều chế tinh thể FeCl3.6H2O theo cách sau: Hoà tan sắt kim loại vào trong dung dịch axit clohydric 25%. Dung dịch tạo thành được oxy hóa bằng cách sục khí clo qua cho đến khi cho kết qủa âm tính với K3[Fe(CN)6]. Dung dịch được cô bay hơi ở 95oC cho đến khi tỉ trọng của nó đạt chính xác 1,695 g/cm3 và sau đó làm lạnh đến 4oC. Tách kết tủa thu được bằng cách hút chân không rồi cho vào một dụng cụ chứa được niêm kín.

a) Viết các phản ứng dẫn đến sự kết tủa FeCl3.6H2O

b) Có bao nhiêu gam sắt và bao nhiêu mL dung dịch axit clohydric 36% (d=1,18g/cm3) cần để điều chế 1,00kg tinh thể này. Biết rằng hiệu suất quá trình chỉ đạt 65% c) Đun nóng 2,752g FeCl3.6H2O trong khơng khí đến 350oC thu được 0,8977g bã

Xúc tác kim loại chuyển tiếp

Một phần của tài liệu Hóa nguyên tố ( Tinh hoa hóa học) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)