Kim loại chuyển tiếp
Hợp chất của thuỷ ngân
dụng để chữa bệnh. Ví dụ, hợp chất A (i) – được tạo thành khi hoà tan thuỷ ngân vào nước cường toan – là một loại thuốc sát trùng rất tốt. Khi đun nóng A với thuỷ ngân sẽ tạo thành muối B (ii) – được sử dụng làm thuốc an thần từ xưa. Cả hai loại muối này đều được tạo thành khi cho kim loại X phản ứng với khí lưỡng nguyên tử C. Các hỗn hống vàng và bạc cũng từng được sử dụng để hàn (trám) răng.
Sau này, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, thuỷ ngân có độc tính mạnh. Khi đi vào cơ thể người, các hợp chất thuỷ ngân sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ thần kinh trung ương và các bộ phận khác như gan, phổi, hệ tiêu hoá. Trong cơ thể người, ion Hg2+ tạo ra các liên kết cộng hố trị mạnh với các nhóm sulphide trong protein (iii), gây ra sự biến tính protein.
Một trong những phương pháp để xác định ngộ độc thuỷ ngân là dựa vào phản ứng của ion Hg2+ với đồng(I) iodide (iv). Phản ứng này tạo thành muối phức D dưới dạng kết tủa đỏ cam, trong đó số phối trí của thuỷ ngân bằng 4. Trong một thí nghiệm, do lỗi trong việc chuẩn bị, mẫu đồng(I) iodide bị lẫn nitric acid, có thể phản ứng với oxygen (v), dẫn tới việc làm sai lệch kết quả phân tích. Dấu hiệu của phản ứng phụ này là sự tạo thành iodine, làm cho dung dịch chuyển sang màu nâu.
Để làm sạch các bề mặt bị nhiễm thuỷ ngân, khơng chỉ đơn giản bằng phương pháp vật lí (thu thập kim loại) đơn thuần được, mà phải dùng phương pháp hoá học. Cách thứ nhất là dùng dung dịch KMnO4 được acid hoá (vi) - đơn chất C tạo ra sẽ phản ứng với Hg (vii). Một cách khác là rắc lưu huỳnh (vii) lên bề mặt bị nhiễm thuỷ ngân.
a) Xác định công thức và tên gọi các chất A-D. b) Hồn thành các phương trình phản ứng sau: i) Hg + nước cường toan → ... + NO + ..., ii) Hg + A → iii) protein–SH + Hg2+ → iv) Hg2+ + CuI → ... v) HNO3 + CuI + O2 → vi) KMnO4 + HCl → vii) Hg + C → viii) Hg + S →
c) Trong hai phương pháp loại thuỷ ngân trên thì phương pháp nào hiệu quả hơn? Tại sao?
Chuỗi phản ứng của Cu