2.1.1 .Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank
03 năm từ 2015 – 2017
2.3. Đánh giá chung về hiệu quả cho vay khách hàng cá nhân tại HDBank – Chi nhánh
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù cho vay khách hàng cá nhân đã thu được rất nhiều thành công trong thời gian vừa qua, nhưng hoạt động này cũng bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục:
Tỷ lệ cho vay KHCN trong tổng dư nợ còn thấp, được thể hiện qua số dư nợ
Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu tín dụng phân theo đối tượng khách hàng giai đoạn 2015 – 2017.
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dư nợ cho vay nền kinh tế 1,413,969 2,055,609 3,123,623 Phân theo đối tượng khách hàng
KHCN 689,710 1,137,374 1,874,936
TCKT 724,259 918,235 1,248,688
(Nguồn: Báo cáo tài chính HDBank – PGD Đống Đa giai đoạn 2015-2017)
Cho vay theo các sản phẩm đạt thấp, mặc dù các sản phẩm tín dùng dành cho
KHCN được ban hành khá nhiều về số lượng và đầy đủ về quy định, quy trình nghiệp vụ nhưng thực tế triển khai các năm qua vẫn đạt thấp. Chủ yếu vẫn cho vay theo dạng thông thường, chỉ một vài sản phẩm được khách hàng và CBTD sử dụng như: Cho vay mua đất ở/nhà ở; cho vay xây dựng/sửa chữa nhà ở; Chứng minh tài chính để đi du học/du lịch,…cịn phần lớn các sản phẩm tín dụng khác đã khơng được sử dụng nhiều trong cho vay KHCN và nhiều sản phẩm không áp dụng.
Đa số các khoản vay tiêu dùng được PDG thực hiện giải ngân bằng tiền mặt, do vậy khó quản lý được mục đích vay vốn thực tế và việc sử dụng vốn vay
của khách hàng. PGD cũng đang khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ cho vay qua thẻ của ngân hàng, tuy nhiên, việc mở rộng loại hình cho vay này vẫn chưa được khách hàng tiếp nhận nhiều nên cịn nhiều khó khăn.
Cho vay qua nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng đạt thấp, mặc dù đây là một
hình thức cho vay đặc biệt phù hợp với giới trẻ và ngày càng nhiều người tin dùng trong giai đoạn chuyển từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán bằng thẻ đặc biệt thẻ tín dụng quốc tế. Mặt khác, cho vay thơng qua phát hành thẻ tín dụng khơng những là kênh để phát triển dư nợ mà qua đây ngân hàng còn thu thêm các khoản phí. Tuy nhiên trong các năm qua, khơng những doanh số mà cả số lượng khách hàng sử
Bảng 2.10: Kết quả cho vay qua phát hành thẻ tín dụng tại HDBank Đống Đa giai đoạn 2015 - 2017.
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số thẻ phát hành 182 246 315
Số dư nợ (Triệu đồng) 1456 1968 2520
(Nguồn: Báo cáo cho vay giai đoạn 2015-2017- HDBank Đống Đa)
Phát hành thẻ tín dụng dù đã triển khai nhưng kết quả còn khiêm tốn chưa tương xứng với tiềm năng của PGD.
Trong thời gian qua, cho vay KHCN của HDBank còn tồn tại những hạn chế trên xuất phát chủ yếu từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan:
Môi trường pháp lý: môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự
phù hợp với tình hình thực tế. Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói chung và đa dạng hóa, phát triển các sản phẩm cho vay KHCN nói riêng địi hỏi phải áp dụng cơng nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý tỏ ra bất cập, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc triển khai các sản phẩm mới.
Môi trường kinh tế: mặc dù nền kinh tế nước ta đang dần phục hồi nhưng
những yếu tố như: lạm phát, lãi suất, tỷ giá, sự biến động của thị trường chứng khốn,…vẫn có thể xảy rả bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.
Văn hóa – xã hội: do điều kiện lịch sử, tập quán tiêu dùng của người Việt Nam
ta là tiết kiệm, khơng có thói quen tiêu dùng trước khi tích lũy. Ngồi ra, dân số nước ta phân bố khơng đồng đều và có sự chênh lệnh nhiều về mức sống, thu nhập và chi tiêu giữa các vùng, giữa các thành phần xã hội, làm sự phân hóa giàu nghèo diễn ra khá lớn. Điều này cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của ngân hàng.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ: nước ta đnag trong giai đọan phát triển, cơ sở hạ
tầng yếu kém, cơng nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý chưa cao. Từ đó đã kìm hãm và ảnh hưởng tới việc phát triển, đa dạng hóa sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm sử dụng công nghệ cao, hiện đại.
Sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác: nhận thấy tiềm năng to lớn của khối
KHCN, các NHTM Nhà nước, cổ phần, chi nhánh các ngân hàng nước ngồi đều hướng mục tiêu vào đó. Sự cạnh tranh diễn ra gay gắt. Mặt khác cịn có các ngân hàng có vốn nước ngồi ở Việt Nam, lợi thế của họ là nhiều vốn, có tiềm lực tài chính và quản lý như HSBC, ANZ,…
Nguyên nhân chủ quan:
Quy trình nghiệp vụ tín dụng: quy trình nghiệp vụ tín dụng còn chưa phù hợp
và đơi khi cán bộ làm việc theo suy đốn dẫn đến quy trình tín dụng khơng được thực hiện một cách nghiêm ngặt.
Hoạt động kiểm soát nội bộ: cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại chỗ đối
với cán bộ thừa hành và cán bộ xử lý điều hành nghiệp vụ còn chưa thường xuyên, sâu sát, dẫn đến chi phí cơng tác quản lý thu hịi hơi tốn kém, mất nhiều thời gian. Do việc giám sát các khoản vay sau khi giải ngân chưa sát sao, kịp thời, do đó, khơng có các biện pháp kịp thời khi khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc trả nợ làm cho việc thu nợ gặp nhiều trở ngại.
Đội ngũ cán bộ: khá trẻ nên kinh nghiệm xử lý nghiệp vụ chưa cao, chưa nhanh
nhạy. Nhìn chung đội ngũ nhân viên trẻ có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng thiếu kinh nghiệm nên việc thẩm định dự án của nhân viên còn nhiều hạn chế, đánh giá mang tính chất chủ quan. Mặt khác nhiều cán bộ viên chức thiếu tìm hiểu nghiệp vụ, chưa quan tâm nhiệm vụ được giao nên chất lượng và hiệu quả công tác thấp.
Việc đánh giá CBTD để trả lương chưa chú trọng tới CBTD cho vay KHCN: với việc thay đổi cách thức chia trả lương từ truyền thống là dựa vào thâm
niên công tác sang trả lương theo hiệu quả công việc. Bước đầu đã thu được những hiệu quả tốt là tạo động lực lao động cho CBCNV qua đó góp phần tăng hiệu quả kinh doanh trong các năm qua. Thế nhưng, việc trả lương trên tạo ra áp lực đối với CBTD khi phải tăng dư nợ để được đánh giá tốt về mặt hiệu quả công việc, điều này
tạo cho CBTD tâm lý chạy theo món vay lớn của các doanh nghiệp hơn cho vay các món vay nhỏ lẻ của KHCN. Việc dư nợ cho vay KHCN chỉ chiếm tỷ trọng dưới 20% và dư nợ bình quân trên khoản vay ngày càng tăng cao trong thời gian qua đã chứng minh điều đó.
Tóm lại, để hoạt động cho vay KHCN được hồn thiện và mở rộng hơn thì PGD cần có những biện pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn mà các nguyên nhân trên tạo ra.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI HDBANK - CHI NHÁNH HÀ NỘI
– PHÒNG GIAO DỊCH ĐỐNG ĐA.