Một số kiến nghị với các cơ quan bộ, ngành Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn hà nội daewoo (Trang 43 - 45)

1 .Tính cấp thiết của đề tài khóa luận

6. Kết cấu khóa luận

3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện để nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách

3.3.1. Một số kiến nghị với các cơ quan bộ, ngành Nhà nước

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành dịch vụ ăn uống: Hiện nay trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Sơ cấp nghề đào tạo về lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Về cơ bản thì các đơn vị này đã cung cấp cho các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống một số lượng lớn nhân viên có tay nghề chun mơn và nghiệp vụ. Tuy nhiên mặt hạn chế là chúng ta mới chỉ chú trọng đào tạo về tay nghề mà chưa chú ý đến những kỹ năng khác của nhân viên như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp với khách hàng hay kỹ năng xử lý các phàn nàn của khách. Vì vậy vấn đề đặt ra là Nhà nước cùng với các Bộ, Ngành có thẩm quyền cần chú trọng hơn nữa vào cơng tác đào tạo nhân lực cho ngành kinh doanh ăn uống, trang bị cho nhân viên những kiến thức cần thiết để họ có thể phục vụ khách một cách tốt nhất. Nhà nước cần đầu tư các trang thiết bị, công cụ, dụng cụ học tập để sinh viên

trong q trình học tập có thể thực hành. Bên cạnh đó là việc kết hợp cho sinh viên đi thực tế và thực tập ở nhiều doanh nghiệp du lịch cũng như khách sạn. Từ đó, ngành du lịch sẽ tạo ra được một đội ngũ lao động mạnh về lý thuyết, giỏi về tay nghề, đáp ứng được các yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp du lịch và khách sạn.

- Tăng cường cơng tác quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm: Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà nhiều loại dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi trên thế giới. Để quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và tính mạng cho người tiêu dùng, nhà nước cần đưa ra một số biện pháp nhằm quản lý tốt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như : ban hành quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mọi doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khách sạn, nhà hàng cũng cần phải tiến hành một cách thường xuyên và hiệu quả. Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra để ngăn chặn và xử lý những cơ sở nuôi trồng và cung ứng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

- Tăng cường công tác quản lý, giá cả chất lượng sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống ngày càng trở nên gay gắt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã chọn cho mình hình thức cạnh tranh bằnviệc giảm giá nhưng đồng thời với đó là chất lượng sản phẩm cũng đi xuống, dẫn tới việc không thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Do đó, Nhà nước cần phải có biện pháp quản lý về giá cả và chất lượng, đảm bảo việc cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh ăn uống giữa các doanh nghiệp diễn ra lành mạnh, giá cả vẫn phải tương ứng với chất lượng.

- Xây dựng chính sách tiền lương và chế độ lao động hợp lý: Đối với mỗi người tiền lương là một phần đảm bảo cuộc sống, khi tiền lương đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt thì tiền lương chính là động lực giúp người lao động làm việc tích cực hơn nữa và mong muốn tiền lương xứng đáng với cơng sức bỏ ra. Chính vì vậy yêu cầu chính sách tiền lương hợp lý là rất quan trọng. Lương của nhân viên trong ngành dịch vụ du lịch phải đảm bảo đủ sống, có thang bậc lương rõ ràng như những ngành khác. Các chế độ về lao động phải được theo dõi, đảm bảo thực hiện đúng và đủ.

Thiết lập tổ chức cơng đồn nhà hàng, doanh nghiệp, là tiếng nói chung bảo vệ anh chị em nhân viên. Có như vậy mới tạo được cho anh chị em n tâm cơng tác, hồn thành tốt nhiệm vụ đề ra góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Tiếp tục khơi phục, gìn giữ, phát triển các làng nghề, các món ăn dân tộc có chất lượng cao để từ đó làm phong phú, đa dạng hơn các thực đơn của nhà hàng, khách sạn...Đây cũng là cách quảng bá hình ảnh Việt, thu hút thêm khách du lịch đến với các buổi tiệc món ăn dân tộc truyền thống.

- Liên kết chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với các bộ, cơ quan hữu quan khác để có các biện pháp trong tình trạng khẩn cấp như dịch bệnh, giao thơng tắc nghẽn...tham mưu tư vấn cho nhau trong những vấn đề về chun mơn. Như có thể kết hợp với bộ y tế, quản lý thị trường, tập huấn cho các quản lý, giám đốc nhà hàng, khách sạn về vệ sinh an toàn thực phẩm, phân biệt các hàng kém chất lượng, hàng giả... Điều này cũng góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc nói riêng và các dịch vụ khác trong ngành du lịch nói chung.

- Khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 900:2000 : Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 900: 2000 sẽ đem lại cho các doanh nghiệp nhiều lợi thế, nhất là lợi thế về cạnh tranh trên thị trường. Do vậy Tổng cục du lịch cần khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào doanh nghiệp mình. Qua đó vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vừa đem lại hiệu quả và lợi ích tốt nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Tổng cục Du lịch cũng nên xem xét tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp, từ đó có kiến nghị với Nhà nước có các chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao chất lượng dịch vụ tiệc tại khách sạn hà nội daewoo (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)