Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty TNHH Công nghệ và

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và thương mại hoàng anh (Trang 47)

6 .Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1.1: Mục tiêu, phương hướng phát triển của Công ty TNHH Công nghệ và

Thương mại Hoàng Anh

3.1.1: Mục tiêu , phương hướng phát triển của Cơng ty TNHH Cơng nghệ vàThương mại Hồng Anh Thương mại Hoàng Anh

3.1.1.1: Mục tiêu phát triển

- Xây dựng và phát triển Cơng ty TNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp nước tinh khiết và lắp đặt thiết bị xử lý nước công nghiệp hàng đầu tỉnh Hưng Yên

- Đưa cơng ty trở thành doanh nghiệp uy tín hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất nước tinh khiết và lắp đặt hệ thống xử lý nước công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên , cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và một số tỉnh thành lân cận .

3.1.1.2: Nguyên tắc phát triển của Công ty TNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh

- Nhanh chóng đưa Cơng ty phát triển theo hướng nhanh, bền vững, lấy uy tín, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh làm cơ sở đánh giá mọi hoạt động.

- Tập trung trọng tâm vào đầu tư và ứng dụng những công nghệ tiên tiến hàng đầu vào sản xuất để tăng nhanh tỷ trọng các cơng việc có hàm lượng chất xám và cơng nghệ cao.

3.1.2: Định hướng phát triển của Công ty TNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh

3.1.2.1: Định hướng phát triển sản phẩm

Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường để nắm bắt được loại sản phẩm nào hướng đến từng loại khách hàng: người dân , doanh nghiệp, cơng trình nhỏ lẻ…để từ đó có giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà nước và đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm và đúng yêu cầu về quy trình cung ứng sản phẩm. Kết hợp với các ban ngành và các đối tác, bạn hàng khác trong công tác chống hàng giả, hàng nhái để nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm trên thị trường.

3.1.2.2: Định hướng phát triển nguồn nhân lực

Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Hồng Anh ln xác định yếu tố con người là then chốt, có ý quyết định đến sự phát triển bền vững của Cơng ty. Vì thế, để

bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của thị trường trong những năm tới, Công ty sẽ thực hiện một số phương châm sau:

- Xây dựng một đội ngũ cán bộ quản lý , cơng nhân lao động có trình độ chun mơn và tay nghề cao, có nhiệt huyết, năng động và sáng tạo.

- Tạo môi trường làm việc thân thiện để mỗi CB-CNV ln tự hào mình là một thành viên của Cơng ty, đồng thời phát huy được tính sáng của họ.

- Đổi mới phương thức đào tạo và đào tạo lại, bồi dưỡng nhằm sớm có được một đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật đủ mạnh, sáng tạo, đồng thời có đạo đức, phẩm chất cách mạng, có bản lĩnh kinh doanh trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế, làm chủ công nghệ hiện đại, tiếp thu được công nghệ tiên tiến trên thế giới.

- Xây dựng được đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh để hội nhập với khu vực và thế giới.

3.1.2.3: Định hướng đầu tư thiết bị khoa học công nghệ

Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung đầu tư, sử dụng có hiệu quả các cơng nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu, điện năng, không gây ô nhiễm môi trường,...

3.1.2.4: Định hướng thị trường

- Công ty tiếp tục mở rộng thị trường truyền thống, khai thác triệt để các thiết bị đã được huy động, đầu tư, lực lượng lao động trên cơ sở uy tín và các mối quan hệ sẵn có, mở rộng các quan hệ mới với đối tác mới.

- Mở rộng thị trường của công ty sang các địa bàn lân cận trong thị trường miền Bắc.

3.1.2.5: Định hướng quản lý và xây dựng thương hiệu

- Xây dựng dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.

- Hoàn thiện quy chế quản lý, quản trị, điều hành cơng ty theo hướng hiện đại hóa, tinh, gọn nhẹ, hiệu quả và năng suất.

3.1.2.6: Định hướng xây dựng văn hóa doanh nghiệp

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công nhân viên về truyền thống và lịch sử phát triển của Công ty;

- Đảm bảo chất lượng tốt nhất trong mỗi sản phẩm, mỗi cơng trình

- Khẳng định uy tín và thương hiệu của Cơng ty TNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh trên thị trường cung cấp nước tinh khiết và lắp đặt thiết bị xử lý nước công nghiệp.

- Đề cao đạo đức kinh doanh: Mỗi nhân viên là một đại diện của Cơng ty, có nghĩa vụ tuân thủ đạo đức kinh doanh cao nhất đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Sẵn

sàng hợp tác với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp trên nguyên tắc bình đẳng, trung thực, các bên cùng có lợi.

3.2: Các để xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cơng tyTNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh TNHH Cơng nghệ và Thương mại Hồng Anh

3.2.1: Giải pháp chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá qua doanh thu thuần và lợi nhuận ròng mà doanh nghiệp thu được sau mỗi kỳ kinh doanh. Vậy giải pháp chung để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là tăng doanh thu đồng thời giảm tổng chi phí bỏ ra vào quá trình hoạt động kinh doanh.

Giải pháp tăng doanh thu :

+ Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, đặt ra các mục tiêu và có các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu kinh doanh: nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp khác trong quá trình sản xuất .

+ Nâng cao năng suất, chất lượng ở tất cả các khâu: mua nguyên liệu đầu vào, dự trữ, vận chuyển, bán sản phẩm.

+ Kiểm sốt q trình đàm phán, ký hợp đồng, bộ phận kinh doanh phải có đủ trình độ, kiến thức, kĩ năng để thực hiện hợp đồng, tránh những mâu thuẫn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Giải pháp tiết kiệm chi phí :

+ Sắp xếp lại lao động cho hợp lý: đúng người, đúng việc để nâng cao năng suất lao động, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.

+ Bố trí tài sản phù hợp: phân phối tài sản cố định cho phù hợp tránh những lãng phí trong sử dụng tài sản.

+ Tổ chức lao động, các hình thức sản xuất phù hợp: có chính sách quản lý nguồn nhân lực hợp lý, ứng dụng các hình thức sản xuất tiên tiến, tiết kiệm nguyên nhiên liệu vào quá trình sản xuất.

+ Cắt giảm các khoản đầu tư khơng hợp lý: Có kế hoạch đầu tư cụ thể, phù hợp với tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp.

3.2.2: Giải pháp về thị trường

Do tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường nên trong giai đoạn hiện nay cũng như những năm sau doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một chiến lược cụ thể về việc nghiên cứu thị trường.

Sau khi nghiên cứu thị trường, phân tích đánh giá nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Doanh nghiệp áp dụng vào sản xuất thử, bán thử trên thị trường kèm theo các giải pháp trợ giúp như khuyến mại, quảng cáo, xúc tiến bán hàng,... Qua đó doanh nghiệp tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động nghiên cứu thị trường thông qua khả

năng thâm nhập đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng của các loại sản phẩm mới hay của kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp.

Phải mở rộng thị trường, quan hệ chặt chẽ với các đối tác, cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Áp dụng mọi biện pháp giữ vững thị trường và khách hàng quan trọng khách hàng lớn, các đầu mối trung chuyển hàng hố. Nghiên cứu để hình thành nên các cam kết với khách hàng có quan hệ thường xuyên nhằm đảm bảo hai bên phát triển cùng có lợi.

Tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành, qua đây tiếp xúc với khách hàng tiềm năng và nhu cầu khách hàng. Đồng thời đây là cơ hội để khách hàng hiểu biết hơn nữa về sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó gợi mở nhu cầu, biến nhu cầu thành sức mua thực tế.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường, phải thể hiện được thông qua các chỉ tiêu phát triển của doanh nghiệp, để hồn thiện cơng tác nghiên cứu thị trường doanh nghiệp phải đưa các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiệu quả công tác nghiên cứu thị trường như:

Tốc độ tăng doanh thu là bao nhiêu? Tốc độ tăng lợi nhuận là bao nhiêu?

Tỷ trọng các loại thị trường: thị trường trọng điểm, thị trường bổ sung.

Tỷ lệ lợi nhuận, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu so với tổng lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp?

3.2.3 : Giải pháp về vốn và hiệu quả sử dụng vốn

3.2.3.1 : Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định

Đối với các doanh nghiệp , máy móc thiết bị là yếu tố khơng thể thiếu quyết định thành công của doanh nghiệp: công suất máy, khấu hao TSCĐ là yếu tố quyết định trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng đầu tư đổi mới náy móc thiết bị để nâng cao công suất, năng suất sản phẩm. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc đầu tư vào máy móc thực sự cần thiết để tránh lãng phí một khoản chi phí khơng nhỏ vào việc đầu tư trang thiết bị. Cần cân nhắc đổi mới trang thiết bị trong một số trường hợp:

+ Máy móc q lâu đời, cơng suất thấp, tiêu hao điện năng, máy móc xuống cấp, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quá ảnh hưởng đến mơi trường.

+ Máy móc thiết bị cơng ty đã có nhưng số lượng hạn chế. - Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định quyết định đến phần lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định. Người ta thường dùng hệ số sau để đánh giá việc khai thác sử dụng máy móc thiết bị:

Giải pháp quan trọng nhất để nâng cao hiệu suất sử dụng là đẩy mạnh hơn nữa cơng tác tìm kiếm việc làm: cơng ty phải tích cực chủ động tìm kiếm đối tác mới, khơng thụ động chờ đối tác . Có việc làm cơng ty mới có thể phát huy năng lực của máy móc thiết bị. Đồng thời Cơng ty phải lập kế hoạch sản xuất thật cụ thể, từ đó có kế hoạch sử dụng máy móc thiết bị sao cho hiệu quả nhất.

Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý sản xuất, tăng cường mối quan hệ giữa các đơn vị sản xuất với nhau cũng như sự chỉ đạo xát sao của công ty với các đội sản xuất tăng khả năng cơ động linh hoạt của số máy móc thiết bị hiện có.

3.2.3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp,vốn lưu động chiếm một tỷ trọng khá lớn. Vốn lưu động nằm ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và do chu kỳ kéo dài, vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu như : trong giá trị sản phẩm dở dang, trong các khoản phải thu, các khoản tạm ứng. Việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động phải giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng vốn lớn và tốc độ luân chuyển nhanh. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty

Quản lý vốn lưu động trong khâu sản xuất

Những đặc điểm phức tạp của hoạt động sản xuất bê tông đã gây rất nhiều khó khăn cho cơng ty trong việc quản lý vốn lưu động nói chung cũng như giá trị sản phẩm dở dang nói riêng. Những trở ngại làm cho giảm hiệu suất sử dụng vốn như: sản phẩm không đáp ứng đúng yêu cầu của đối tác, thời gian lắp đặt thiết bị bị gián đoạn… Vì vậy cơng ty phải có tính tốn kỹ lưỡng, phải đảm bảo chất lượng sản phẩm

Việc thu hồi nợ và thanh tốn các khoản cơng nợ là rất cần thiết

Trong điều kiện hiện nay, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp đó là điều khơng thể tránh khỏi. Ngun nhân là do hiện tượng thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh hiện nay là khá phổ biến, đồng thời cũng do một số cơng ty khơng có sự lựa chọn và đánh giá chính xác về khả năng tài chính của bạn hàng.

Để giải quyết tình trạng chiếm dụng vốn, cơng ty cần có một số biện pháp cụ thể như sau:

Phân loại các khoản nợ: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, nợ thông thường và nợ kéo dài…để có biện pháp thu hồi, quản lý cho thích hợp.

Đối với các khoản doanh nghiệp khác nợ cơng ty, cơng ty có thể thu hồi bằng cách tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp nợ hoặc mua lại tài sản cố định. Tuy nhiên, để thực hiện được, công ty phải bỏ ra một lượng vốn nhất định cho công tác bán hàng.

Khi ký kết hợp đồng lắp đặt thiết bị xử lý nước công nghiệp, Công ty cần chú ý vấn đề sau: Tìm hiểu rõ nguồn đầu tư lắp đặt cơng trình. Nếu vốn đầu tư do một tổ chức hay cá nhân bỏ ra, cơng ty cần phải xem xét tình hình tài chính và khả năng thanh tốn của họ, cịn nếu đầu tư do Nhà nước cấp, cơng ty phải tìm hiều quyết định cấp vốn và các khâu cấp vốn. Thơng qua đó, cơng ty có thể tiếp cận với nguồn vốn nhanh nhất tránh qua các khâu trung gian làm phát sinh những khoản chi phí khơng đáng có. Trong nội dung ký kết lắp đặt cơng trình, cơng ty cần chú ý các điều khoản quy định về mức tiền ứng trước, điều khoản thanh toán, điều khoản về mức phạt nếu thanh toán chậm so với quy định trong hợp đồng.

Đồng thời để tăng khả năng thu hồi nợ, công ty cần theo dõi chặt chẽ các khoản nợ. Nếu khách hàng khơng cịn mối quan hệ với cơng ty thì cần thu hồi ngay tránh kéo dài dẫn đến mất vốn khơng địi được. Nếu khách hàng cịn quan hệ thì cơng tác thu hồi nợ theo phương pháp cuốn chiếu: thu hồi và tiến tới chấm dứt các khoản nợ cũ, tiến hành đốc thúc thu hồi các khoản nợ mới phát sinh.

3.2.3.3: Giải pháp huy động vốn

Đối với công ty, vốn là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để đạt mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Thiếu vốn là Công ty mất đi một nguồn lực quan trọng phục vụ cho q trình kinh doanh. Cơng ty có thể triển khai một số biện pháp huy động vốn sau để tăng lượng vốn trong hoạt động kinh doanh:

Thứ nhất, khai thác triệt để mọi nguồn vốn trong Công ty để bổ xung cho nguồn

vốn lưu động: vốn từ quỹ khen thưởng, phúc lợi, từ lợi nhuận chưa phân phối, từ các cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Thứ hai, tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn qua các đối tác kinh doanh, các đơn vị

đấu thầu lắp đặt , hoặc lắp đặt các dự án có tính khả thi cao để vay vốn dài hạn ngân hàng.

Thứ ba, tạo lập và củng cố uy tín qua việc thanh tốn đầy đủ, đúng hạn cho các

bạn hàng, nộp NSNN đầy đủ, đúng hạn…có như vậy cơng ty mới tìm kiếm được nguồn tài trợ dễ dàng hơn.

3.2.4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động

Đối với công tác quản trị nhân lực:

- Công ty TNHH Công nghệ và Thương mại Hoàng Anh cần nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý: tận tâm, chuyên nghiệp, ln phấn đấu, nỗ lực hết mình vì mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp.

- Cần hồn thiện cơng tác tuyển dụng nhân sự. Tăng cường tuyển dụng nguồn nhân lực từ các trường đào tạo, để tuyển dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, để có thể đáp ứng cao được u cầu, địi hỏi của cơng việc.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH công nghệ và thương mại hoàng anh (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)