Kết quả kinh doanh bộ phận tiệc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn hà nội daewoo (Trang 26)

5. Kết cấu chuyên đề

2.1.1. Kết quả kinh doanh bộ phận tiệc

Qua bảng 2.4 ta có thể thấy doanh thu từ tiệc tăng lên, năm 2014 doanh thu từ

tiệc tăng 11,05% so với 2013. Bên cạnh đó chi phí cho hoạt động kinh doanh tiệc cũng tăng lên 11,05% khiến tỷ suất chi phí năm 2013 và 2014 đều ở mức 66,23%.

Bảng 2.4: Đánh giá hiệu quả kinh doanh tiệc năm 2013-2014 ST

T

Các chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 So sánh 2014/2013 +/- %

1 Tổng doanh thu tiệc USD 1.912.365 2.123.678 211.313 11,05 2 Tổng chi phí tiệc USD 1.266.467 1.406.409 139.942 11,05

Tỷ suất chi phí % 66,23 66,23 0

3 Trị giá vốn nguyên liệu hàng hóa

USD 7.145.268 7.548.392 403.124 5,64

4 Lợi nhuận trước thuế USD 645.898 717.269 71.371 11,05 5 Thuế thu nhập USD 180.851,4 200.835,3 19.983,9 11,05 6 Lợi nhuận sau thuế USD 465.046,6 516.433,7 51.387,1 11,05 7 Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế

% 24,32 24,32 0

8 Sức sản xuất tổng hợp - 0,23 0,23 0

9 Sức sinh lời tổng hợp - 0,08 0,08 0

2.2.2 Các chỉ tiêu tổng hợp

* Sức sản xuất tổng hợp của bộ phận tiệc

Sức sản xuất doanh thu là kết quả của tỷ lệ giữa doanh thu và chi phí. Năm 1013 và năm 2014 đều đạt 0,23 phản ánh khách sạn bỏ ra 1 đồng chi phí cho kinh doanh tiệc thì thu lại 0,23 đồng lợi nhuận. Tuy có tăng so với các năm trước nhưng sức sản xuất doanh thu tiệc không đổi qua 2 năm là một trong những dấu hiệu của việc hiệu quả kinh doanh có chiều hướng giảm sút.

* Sức sinh lời tổng hợp của bộ phận tiệc

Sức sinh lời trong 2 năm 2013 và 2014 của bộ phận tiệc tương ứng là 0,08 và 0,08, có nghĩa cũng với 1 đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc năm 2013

và năm 2014 có thể đem lại 0,08 đồng lợi nhuận. Và đây cũng báo hiệu hiệu quả kinh doanh tiệc có xu hướng giảm.

* Tỷ suất lợi nhuận

Cũng giống hai chỉ tiêu tổng hợp kể trên, tỷ suất lợi nhuận sau thuế năm 2013 và năm 2014 đều là 24,32% con số này phản ánh cứ đạt 100 đồng doanh thu từ tiệc sẽ thu được 24,32 đồng lợi nhuận.

Qua ba chỉ tiêu tổng hợp, ta có thể nhận thấy ngay một điều, hiệu quả kinh doanh năm 2014 không tăng so với 2013 ở cả 3 chỉ tiêu sức sản xuất doanh thu, sức sinh lời và tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù tổng doanh thu vẫn tăng đều đặn trong hai năm nhưng do mức chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh tiệc cũng tăng lên tương ứng dẫn tới hiệu quả kinh doanh tiệc nói chung khơng tăng.

2.2.3. Các chỉ tiêu bộ phận

Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận tiệc ST

T

Các chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 So sánh 2014/2013 +/- %

1 Lao động bình quân Người 20 18 (2) (10)

2 Lao động bình quân trực tiếp

Người 17 15 (2) (11,76)

3 Tổng quỹ lương USD 53.000 61.000 8000 13,11 4 Năng suất lao động

bình quân

USD/ng 112.492,1 141.578,5 29.086,4 25,86

5 Lợi nhuận bình quân trước thuế

USD/ng 37.994 47.817,9 9.873,9 26,02

Lợi nhuận bình quân sau thuế

USD/ng 27.355,7 34.428,9 7.073,2 25,86

6 Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương

- Sức sản xuất - 36,08 34,81 (1,27)

- Sức sinh lời - 12,19 11,76 (0,43)

2.2.3.1. Hiệu quả sử dụng lao động

* Năng suất lao động bình quân bộ phận tiệc

Năng suất lao động bình quân tại bộ phận tiệc trong năm 2014 tăng 25,86% so với năm 2013. Theo đó năng suất lao động qua các năm được cải thiện đáng kể, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động sống tại bộ phận tiệc tăng. Lao động là một trong

những yếu tố nguồn lực của bộ phận, hiệu quả sử dụng lao động tăng nhìn chung sẽ gây tác động tích cực tới hiệu quả kinh doanh tiệc (bảng 2.5).

* Lợi nhuận bình quân

Lợi nhuận bình quân trước thuế năm 2014 tăng 26,02% tương ứng tăng 9.873,9 USD/ng so với năm 2013. Điều này phản ánh hiệu quả sử sụng lao động sống tại bộ phận tiệc tăng, từ đó sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh tiệc theo hướng tích cực hơn (bảng 2.5).

Lợi nhuận bình quân sau thuế năm 2014 tăng 25,86% tương ứng tăng 7.073,2 USD/ng so với năm 2013. Điều này phản ánh hiệu quả sử sụng lao động sống tại bộ phận tiệc tăng, từ đó sẽ tác động tới hiệu quả kinh doanh tiệc theo hướng tích cực hơn (bảng 2.5).

* Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương bộ phận tiệc

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương được đo bằng tỷ số giữa doanh thu và tổng quỹ lương. Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo sức sản xuất tại bộ phận tiệc khách sạn trong năm 2013 và 2014 lần lượt là 36,08 và 34.81, có ý nghĩa là cũng một đồng chi phí tiền lương khách sạn bỏ ra thì thu được 36,08 đồng doanh thu trong năm 2013 và 34,81 đồng doanh thu trong năm 2014 (bảng 2.5).

Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương theo sức sinh lời của bộ phận tiệc năm 2013 và năm 2014 lần lượt là 12,19 và 11,76, có ý nghĩa là cũng một đồng chi phí tiền lương khách sạn bỏ ra thì thu được 12,19 đồng lợi nhuận trong năm 2013 và 11,76 đồng lợi nhuận trong năm 2014. Như vậy ta thấy được năm 2013 có mức hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương cao hơn so với năm 2014 (bảng 2.5).

2.2.3.2. Hiệu quả sử dụng chi phí

Hiệu quả sử dụng chi phí theo sức sản xuất năm 2014 giảm 0,05 so với năm 2013. Chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bộ phận tiệc và toàn khách sạn (bảng 2.6).

Hiệu quả sử dụng chi phí theo sức sinh lời năm 2014 và năm 2013 là không đổi. Chỉ tiêu này không đổi cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí chưa cao và có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của bộ phận tiệc và toàn khách sạn (bảng 2.6).

Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng chi phí tiệc

STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 So sánh 2014/2013 +/- %

1 Hiệu quả sử dụng chi phí

- Sức sinh lời - 0,51 0,51 0

2 Tỷ suất chi phí % 66,23 66,23 0

2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật theo sức sản xuất năm 2014 giảm 0,25

so với năm 2013. Chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả sự dụng cơ sở vật chất chưa cao và làm giảm hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn (bảng 2.7).

Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật theo sức sinh lời năm 2014 giảm 0,08 so với năm 2013. Chỉ tiêu này giảm cho thấy hiệu quả sự dụng cơ sở vật chất chưa cao và làm giảm hiệu quả kinh doanh của bộ phận tiệc cũng như hiệu quả kinh doanh của toàn khách sạn (bảng 2.7).

Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật

STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 So sánh 2014/2013 +/- %

1 Chi phí cơ sở vật chất USD 266.467 306.409 39.942 14,99 2 Hiệu quả sử dụng cơ sở

vật chất

- Sức sản xuất - 7,18 6,93 (0,25)

- Sức sinh lời - 2,42 2,34 (0.08)

2.2.4. Các chỉ tiêu đặc trưng

2.2.4.1. Hiệu quả khai thác khách sự tiệc

Hiệu quả khai thác khách dự tiệc theo sức sản xuất năm 2014 tăng 1,23 so với năm 2013. Có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra để thu hút khách dự tiệc sẽ thu được 1,23 đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng cho thấy năm 2014 khai thác khách dự tiệc tốt hơn so với năm 2013 (bảng 2.8).

Hiệu quả khai thác khách dự tiệc năm 2014 tăng 0,41 so với năm 2013. Có nghĩa là một đồng chi phí bỏ ra để thu hút khách dự tiệc sẽ thu được 0,41 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này tăng cho thấy năm 2014 khai thác khách dự tiệc tốt hơn so với năm 2013 (bảng 2.8).

2.2.4.2. Cơng suất sử dụng phịng tiệc

Cơng suất sử dụng phịng tiệc tại khách sạn tăng qua hai năm thể hiện hiệu quả sử dụng phòng tiệc, yếu tố quan trọng của cơ sở vật chất kinh doanh tiệc được cải thiện. Trong hai năm 2013-2014 cơng suất sử dụng phịng tiệc tại khách sạn lần lượt là

59,54% và 64,38%. Năm 2014 chỉ tiêu này tăng so với 2013 là 4,82% chứng tỏ việc sử dụng cơ sở vật chất có hiệu quả (bảng 2.8).

Bảng 2.8: Các chỉ tiêu đặc trưng

STT Các chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 So sánh 2014/2013 +/- %

1 Tổng số khách Người 126.480 129.904 3.224 2,71 2 Hiệu quả khai thác

khách dự tiệc - Sức sản xuất - 15,12 16,35 1,23 - Sức sinh lời - 5,11 5,52 0,41 3 Công suất sử dụng phòng tiệc % 59,54 64,38 4,84 2.3. Đánh giá chung * Ưu điểm

- Khai thác khách dự tiệc tốt . Hầu hết các trang web về du lịch đều có thơng tin

về khách sạn Hà Nội Daewoo, giới thiệu về các dịch vụ của khách sạn trong đó có dịch vụ tiệc. Những sự kiện lớn được tổ chức tại khách sạn cũng được thông tin rộng rãi, giúp nhiều khách hàng biết đến sản phẩm dịch vụ cũng như uy tín của dịch vụ tiệc tại khách sạn (bảng 2.8).

- Vệ sinh an tồn thực phẩm món ăn tiệc được đảm bảo. Kinh doanh dịch vụ ăn uống, vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm mang tính sống cịn, bộ phận tiệc tại khách sạn đã làm tốt công tác này, đảm bảo chất lượng và vệ sinh của món ăn.

Tính đến nay chưa có trường hợp khách nào phàn nàn về vệ sinh an tồn thực phẩm của món ăn tiệc. Để duy trì được mức chất lượng, đảm bảo vệ sinh, quy trình chế biến món ăn được quản lý chặt chẽ nhằm cung cấp những món ăn đảm bảo chất lượng.

- Món ăn tiệc đa dạng phong phú. Mức độ phong phú của món ăn tiệc được khách hàng đánh giá cao. Thực đơn tiệc phong phú với nhiều món ăn để lựa chọn sẽ tránh được sự nhàm chán của khách hàng, nhờ vậy có thể thu hút khách hàng quay trở lại. Hiện thực đơn buffet tiệc có tới gần 500 món khác nhau, các loại bánh của khách sạn cũng hết sức phong phú cho khách lựa chọn cho tiệc trà.

- Sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật có hiệu quả. Các tiêu chí đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ tiệc bao gồm: sự trang trọng, sự hiện đại và sự tiện dụng đều thu được

những nhận xét tích cực từ phía khách hàng cũng như nhân viên. Từ đó tăng nhu cầu sử dụng phịng tiệc Đây là điều kiện đảm bảo chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong q trình làm việc của nhân viên, làm tăng tính chun nghiệp trong phục vụ (bảng 2.7).

- Cơng suất sử dụng phịng tiệc tăng. Không chỉ công suất sử dụng phịng tiệc nói chung tăng mà cơng suất sử dụng của tất cả các phòng phục vụ tiệc của khách sạn đều tăng lên đều đặn qua các năm. Tăng cơng suất sử dụng phịng sẽ tránh việc lãng phí trong q trình sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật (bảng 2.8).

* Hạn chế

- Hiệu quả kinh doanh tiệc còn thấp. Kết quả đo lường hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tiệc qua hai năm 2013- 2014, các chỉ tiêu tổng hợp không thay đổi bao gồm sức sản xuất doanh thu, sức sinh lời và tỷ suất lợi nhuận. Mặc dù năm sau lượng khách và doanh thu tăng nhưng do chi phí kinh doanh cũng tăng lên tương ứng. Hiệu quả kinh doanh không được cải thiện là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết hiện nay của bộ phận tiệc khách sạn (bảng 2.4).

- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương thấp. Hiêu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm so với năm 2013 chứng tỏ việc bỏ ra chi phí cho người lao động khơng đem lại hiệu quả cao. Tổng quỹ lương thì tăng cao hơn so với mức độ tăng của doanh thu (bảng 2.5).

- Tỷ lệ khách sử dụng dịch vụ tiệc thường xuyên chưa cao. Mặc dù bộ phận tiệc có tập khách hàng truyền thống, tuy nhiên số lượng khách hàng truyền thống không tăng nhiều. Thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ tiệc đã khó, việc giữ chân khách hàng lại càng khó. Tăng lượng khách hàng thường xuyên đồng nghĩa với việc tạo ra khuản doanh thu ổn định cho bộ phận mà không tốn đồng chi phí quảng cáo nào.

- Món ăn tiệc chưa ngon, chưa hợp khẩu vị nhiều khách hàng, tính nghệ thuật

trong trang trí món ăn chưa cao. Trong kinh doanh tiệc thì chất lượng món ăn rất quan

trọng, ảnh hưởng đến cảm nhận của khách. Trong các tiêu chí cấu thành một món ăn có chất lượng tốt thì tiêu chí ngon, hợp khẩu vị giữ vai trị đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên mức độ ngon, hợp khẩu vị của món ăn tiệc được khách hàng đánh giá chưa cao, đặc biệt là khách Việt Nam. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh của bộ phận và cần xem xét tìm hướng giải quyết trong thời gian sớm nhất.

- Giá tiệc trung bình cịn cao. Giá tiệc tại khách sạn hiện tại như đã đề cập là cao so với mặt bằng chung thu nhập ở nước ta, hơn nữa mức giá cũng cao hơn so với một số khách sạn kinh doanh tiệc cùng thứ hạng trên địa bàn Hà Nội. Mức giá cao ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ tiệc cũng như tỷ lệ quay lại của khách hàng.

- Trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn hạn chế. Nhân viên bộ phận tiệc phần lớn không được đào tạo tiếng anh một cách bài bản. Do có kinh nghiệm làm việc lên nhân viên có thể nắm bắt yêu cầu của khách nước ngoài rất nhanh, nhưng khi phát sinh tình huống lại khơng thể hiểu khách nói gì, hơn nữa việc phát âm đúng là điểm yếu của hầu hết nhân viên

Như đã đề cập ở trên, việc đào tạo ngoại ngữ trong khách sạn được sự đầu tư và quan tâm của các nhà quản trị nhưng nhân viên phải làm việc trung bình 8h/ngày, nhiều người khơng muốn đến lớp học tiếng anh hoặc có đến nhưng hiệu quả học khơng cao, điều này làm trình độ ngoại ngữ của nhân viên không được cải thiện nhiều. - Chính sách lương, thưởng cịn bất cập. Trong vài năm gần đây, mức lương của nhân viên khách sạn có được cải thiện ít nhiều song vẫn chưa đáp ứng được địi hỏi chính đáng của người lao động. Tại bộ phận tiệc lương của nhân viên kinh nghiệm chỉ khoảng 3 triệu đồng và thêm thưởng khoảng 1,2 triệu đồng, như vậy thu nhập của người lao động vẫn không đủ đảm bảo cuộc sống.

Mức phí dịch vụ (tiền thưởng) được tính chung bình cho tất cả bộ phận của khách sạn chứ không phân riêng từng bộ phận, khơng khuyến khích sự phấn đấu của nhân viên bộ phận tiệc.

* Nguyên nhân của những tồn tại

- giá cả không ổn định, liên tục tăng cao trong thời gian qua làm chi phí tăng dẫn

đến hiệu quả kinh doanh khơng đổi.

- Việc cạnh tranh trong kinh doanh tiệc của nhiều khách sạn cùng thứ hạng trên địa bàn một mặt có tác động tới hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên cũng gây khơng ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh tiệc của khách sạn. Đối thủ cạnh tranh cũng có đối tượng khách của riêng mình và cũng tìm mọi cách để giữ vững thị phần.

- Vấn đề phân bổ chi phí quảng cáo và quỹ tiền lương tiền thưởng mặc dù có tăng qua các năm song vẫn khơng theo kịp nhu cầu thực tiễn.

- Ngồi ra cịn một số ngun nhân khác như chất lượng tuyển dụng đầu vào về ngoại ngữ của nhân viên, chính sách lương, thưởng cịn bất cập chưa kích thích người lao động,…

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ TIỆC TẠI KHÁCH SẠN HÀ NỘI DAEWOO 3.1. Dự báo triển vọng và quan điểm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ tiệc tại khách sạn hà nội daewoo (Trang 26)