6. Kết cấu đề tài:
3.1. Phương hướng hoạt động của công ty Cổ phần May Việt Hàn trong 5 năm
3.1.1. Dự báo triển vọng phát triển của ngành trong 5 năm tới
Việt Nam chính thức ký kết hiệp định TPP vào ngày 4/2/2016, mở ra “ cơ hội vàng ” cho ngành dệt may Việt Nam với con số ước tính về kim ngạch xuất khẩu dệt may đến năm 2025 lên đến 50 tỷ USD, tăng gấp đôi so với con số năm 2015 là 27 tỷ USD.
Những triển vọng trong tương lai của ngành dệt may tại Việt Nam:
Khi gia nhập TPP, phần lớn hàng dệt may của Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu vào các nước thành viên TPP. Điển hình là thị trường Mỹ với khoảng 1.000 dòng thuế nhập khẩu dệt may sẽ cắt giảm dần về 0% thay vì khoảng 17- 20% như hiện nay. Nếu tính theo kim ngạch hiện nay, hàng dệt may xuất khẩu sang nước này có thể tiết kiệm được 64% tiền thuế, tương đương 1 - 1,1 tỷ USD.
Bên cạnh những con số hấp dẫn từ thị trường Mỹ, DN dệt may trong nước cũng kỳ vọng không kém vào các thị trường mới như: Canada, Australia, Peru… Riêng với Canada, ngay từ năm đầu tiên TPP có hiệu lực, 42% thuế xuất khẩu vào thị trường này sẽ về 0%, đến năm thứ 4 là 57,1%. Trong khi đó, hàng dệt may của Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 2% thị phần tại Canada. Vì vậy, cơ hội mở rộng thị trường là rất lớn.
Ngành dệt may được dự báo sẽ tăng mạnh và tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam. Đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may đạt 27,3 tỷ USD, đã chiếm hơn 15% tổng doanh số xuất khẩu của cả nước và dự đoán đến năm 2025, doanh thu xuất khẩu có thể tăng lên đến 50 tỷ USD.
Chỉ riêng 8 tháng đầu năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may sang các nước TPP đạt hơn 9,8 tỷ USD trong tổng số gần 14,9 tỷ USD hàng dệt may của Việt Nam xuất đi toàn thế giới. Ngân hàng Thế giới dự báo, sau khi TPP thực thi, đến năm 2020, sản lượng ngành Dệt may Việt Nam sẽ tăng 21%; tốc độ tăng trưởng chung tồn
Ngành có thể đạt 41%, tương ứng với giá trị xuất khẩu tăng thêm 11,5 tỷ USD.
Thị trường lao động trong ngành Dệt may cũng sẽ gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Khi thuế suất về 0%, hàng hóa xuất khẩu sang các nước TPP tăng lên, đồng nghĩa với nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Lực lượng lao động tham gia vào ngành Dệt may sẽ cao hơn kéo theo chất lượng lao động sẽ tốt hơn.
Dự báo, riêng về xuất khẩu dệt may với 1 tỷ USD xuất khẩu hàng năm sẽ tạo ra khoảng 250.000 việc làm, như vậy đến năm 2025, ngành dệt may sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 1,2 triệu người. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để lao động ngành dệt may nâng cao trình độ, tay nghề bởi khi đó, những tiêu chuẩn về lao động, về mơi trường làm việc đòi hỏi ở mức độ cao hơn.