Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty TNHH khoa trí (Trang 39 - 41)

2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu

2.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý khoản phải thu khách hàng

Quản lý khoản phải thu là việc hết sức quan trọng, đó là bước trung gian để hốn chuyển khoản phải thu bằng tiền của công ty, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác quản lý vốn lưu động. Quản lý khoản phải thu tốt sẽ góp phần đáng kể vào việc sử dụng vốn hiệu quả.

Tại công ty khoản mục phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng cao, là vấn đề có liên quan đến việc tính tốn cho số tiền dự trữ hoạt động sản xuất trong năm và hiệu quả quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải có chính sách để đẩy nhanh việc thu nợ từ khách hàng tránh tình trạng nợ kéo dài. Qua phân tích về tình hình phải thu trong ba năm vừa rồi tuy có được

cải thiện nhưng nợ phải thu vẫn cịn chiếm tỷ trọng cao, do đó ta cần có những chính sách để đẩy mạnh hơn nữa việc thu hồi nợ. Cần phải triển khai công tác thu hồi công nợ đảm bảo, đúng thời hạn theo trong hợp đồng tránh tình trạng nợ kéo dài.

Đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ, xây dựng hệ thống quản lý nợ chuyên nghiệp, theo dõi và quản lý công nợ một cách khoa học và chính xác nhằm hạn chế vốn bị chiếm dụng.

Công ty với đặc thù là ngành kinh doanh, với các hợp đồng giá trị cao, khách hàng thường nợ nhiều hoặc chia ra nhiều lần chi trả, thương xuyên nảy sinh việc sau một thời gian dài nhất định mới thu được tiền. Từ nó nảy sinh khoản phải thu. Các khoản phải thu trung bình ba năm chiếm 47,53% trong tổng tài sản lưu động. Việc nợ phải thu chiếm tỷ trọng cao sẽ kéo theo việc thêm một khoản chi phí lớn như: chi phí thu hồi nợ, chi phí quản lý nợ ... nợ phải thu chiếm tỷ trọng cao đồng nghĩa với việc tăng rủi ro đối với doanh nghiệp. Công ty cần cải thiện công tác thu hồi vốn từ các khoản phải thu khách hàng để lành mạng hố tình hình tài chính, tăng khả năng thanh tốn, đảm bảo uy tín của Cơng ty trước các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp và các nhà đầu tư. Để làm được điều đó, Cơng ty cần phải có các biện pháp như sau:

Đánh giá năng lực thanh toán của khách hàng trước khi bán chịu: Phải xem xét kỹ lưỡng tình hình ngân quỹ của khách hàng để có được quyết định về thời hạn thanh toán nợ cho phù hợp, xem xét khách hàng đến khi nào có đủ khả năng trả nợ nhất. Nếu như khách hàng có năng lực tài chính tốt, có khả năng thanh tốn các khoản nợ thì cơng ty mới thực hiện việc bán chịu. Còn nếu năng lực tài chính của khách hàng yếu kém, khả năng thanh tốn cho các khoản nợ thấp thì cơng ty khơng nên cho khách hàng đó nợ để tránh rủi ro nợ khó địi.

Cần có các rằng buộc chặt chẽ khi ký kết các hợp đồng mua bán: Cần quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tham gia hợp đồng. Nêu rõ

thời gian và phương án thanh tốn, đồng thời ln giám sát chặt chẽ việc khách hàng thực hiện những điều kiện trong hợp đồng. Bên cạnh đó cũng cần đề ra những hình thức xử phạt nếu hợp đồng bị vi phạm để nâng cao trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng; phải gắng trách nhiệm của khách hàng thông qua các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng, các điều kiện giao nhận, điều kiện thanh toán,... nhằm hạn chế rủi ro cho công ty.

Đối với những khoản nợ q hạn: Cơng ty cần phải phân loại để tìm ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan của từng khoản nợ, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế để có biện pháp xử lý phù hợp như gia hạn hợp đồng, giảm nợ hay yêu cầu cơ quan có thẩm quyền can thiệp. Đối với những khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài và thường xun với cơng ty thì cơng ty có thẻ gia hạn nợ với một thời gian nhất định phụ thuộc vào giá trị của khoản nợ và uy tín của khách hàng đó trong quan hệ làm ăn với cơng ty. Đối với những đối tượng có tính trốn tránh khơng trả các khoản nợ, cơng ty phải có những biện pháp dứt khốt, thậm chí có thể nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan pháp luật để có biện pháp xử lý thích hợp. Sau khi giải quyết các công việc trên công ty cần đánh giá lại toàn bộ sổ nợ tồn đọng cịn lại nằm trong tình trạng khơng thể thu hồi, nếu sổ nợ đạt tới giá trị nhất định thì cơng ty cần trích dự phịng phải thu khó địi. Việc trích lập nhằm giới hạn tổn thất do khách hàng khơng chịu thực hiện thanh tốn các khoản nợ trên.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty TNHH khoa trí (Trang 39 - 41)