Thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp

2.3. Thực trạng quy trình kiểm tốn khoản mục Hàng tồn kho do Công ty TNHH

2.3.3 Thực hiện kiểm toán

2.3.3.1 Chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho

Mục đích của thủ tục này nhằm đảm bảo tính có thật, sự hợp lý cho số dư các tài khoản hàng tồn kho cịn lại.

Trước khi chính thức tiến hành kiểm tốn khoản mục Hàng tồn kho, KTV phải tham gia chứng kiến kiểm kê Hàng tồn kho. Theo VSA 501 “Bằng chứng kiểm tốn bổ sung”, KTV phải tham gia được ít nhất một lần trong một năm việc kiểm kê hàng tồn kho với đơn vị khách hàng nếu không phải thực hiện các thủ tục khác bổ sung để đảm bảo tính có thật của lượng hàng tồn kho của đơn vị. Trong quá trình kiểm kê, KTV dựa vào kinh nghiệm để tiến hành đếm mẫu các khoản mục Hàng tồn kho mà KTV cho là trọng yếu hoặc có giá trị lớn, thực hiện ghi chép trên giấy tờ làm việc, chốt số với bộ phận kho và đối chiếu với thẻ kho và tìm ra ngun nhân chênh lệch (nếu có), đồng thời tiến hành lưu lại giấy tờ làm việc đó để phục vụ cho đợt kiểm tốn chính thức. Đối với hàng gửi bán, KTV tiến hành xin xác nhận của bên thứ ba.

Việc kiểm kê Hàng tồn kho tại Công ty ABC đã được tiến hành vào ngày 31/12/2015 với sự chứng kiến của KTV (là trưởng nhóm kiểm tốn Cơng ty ABC). Kết quả kiểm kê của KTV khớp với kết quả kiểm kê của đơn vị.

Mẫu giấy làm việc của KTV (xem phụ lục số 11).

2.3.3.2 Thủ tục phân tích

KTV bám sát chương trình kiểm tốn đã thiết kế, tiến hành các thủ tục phân tích sau nhằm đánh giá sơ bộ về sự biến động và phát hiện những dấu hiệu bất thường của chỉ tiêu Hàng tồn kho trong BCTC để đưa ra xét đoán sơ bộ khả năng có thể có của các sai phạm. Cụ thể khi kiểm tốn cơng ty ABC, KTV đã tiến hành các thủ tục phân tích so sánh sự biến động hàng tồn kho giữa năm nay với năm trước, giữa các tháng trong năm.

Các thủ tục này cung cấp cái nhìn tổng quát về cơ sở dẫn liệu hiện hữu/ phát sinh và quyền/nghĩa vụ của khoản mục Hàng tồn kho là cơ sở để KTV tiến hành thủ tục kiểm tra chi tiết sau này. Đồng thời thơng qua thủ tục phân tích biến động Hàng tồn kho theo từng tháng trong kỳ giúp KTV xác định tháng có sự biến động lớn và cần tìm hiểu nguyên nhân để chọn mẫu kiểm tra xác thực. Mẫu giấy làm việc của KTV (xem

phụ lục 12, phụ lục 13).

2.3.3.3 Kiểm tra chi tiết Đối chiếu số dư

Nhằm đảm bảo tính hiện hữu, cộng dồn và báo cáo của số dư Hàng tồn kho, KTV tiến hành lập trang tổng hợp số dư của hàng tồn kho. Sau đó, KTV thực hiện kiểm tra đối chiếu, cộng dồn và kiểm tra sự khớp đúng của các số liệu giữa các sổ sách kế tốn gồm có: Bảng cân đối kế tốn, Sổ cái, Báo cáo kiểm kê và Báo cáo kiểm toán năm trước.

Dưới đây là mẫu giấy tờ làm việc thể hiện bước công việc đối chiếu số dư của KTV đối với khoản mục 152 (nguyên liệu, vật liệu): Giấy làm việc của KTV (xem phụ

lục 14)

Sau khi tổng hợp, đối chiếu số dư như trên, nhằm đảm bảo tính phân loại đúng đắn, KTV tiến hành kiểm tra tổng hợp đối ứng tài khoản xem có đối ứng bất thường nào không để phát hiện những sai phạm phục vụ việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ liên quan. Sau đây là giấy tờ làm việc của KTV: Mẫu giấy làm việc (xem phụ lục

15)

Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ

Kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Nhằm kiểm tra sự phát sinh, việc đánh giá, ghi sổ các nghiệp vụ tăng giảm Hàng tồn kho là có căn cứ, đầy đủ và đúng đắn. KTV tiến hành chọn mẫu 10 nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ sách kế tốn có giá trị lớn nhất, sau đó đối chiếu các nghiệp vụ theo trình tự từ sổ cái xuống nhật ký chung và cuối cùng là chứng từ gốc. Ngồi ra vì cơng việc kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho còn liên quan tới các chu trình và khoản mục khác như chu trình mua hàng thanh tốn, bán hàng thu tiền….Do đó KTV kiểm tốn khoản mục hàng tồn kho còn kết hợp thu thập số liệu và đối chiếu với các KTV đảm

nhận các phần hành có liên quan để phục phụ cho cơng việc kiểm tốn khoản mục Hàng tồn kho của mình.

Sau đây là giấy tờ làm việc của kiểm tốn viên: Mẫu giấy làm việc (xem phụ lục 16, phụ lục 17)  Kiểm tra tính đúng kỳ:

KTV chọn nghiệp vụ trước và sau thời điểm kết thúc niên độ từ Sổ chi tiết, tiến hành đối chiếu ngày ghi sổ với ngày trên phiếu nhập, xuất kho...Qua việc theo dõi, đối chiếu chi tiết việc ghi sổ các nghiệp vụ nhập xuất hàng hóa, KTV kết luận các nghiệp vụ nhập xuất kho được ghi chép đã đảm bảo tính đúng kỳ. Sau đây là giấy làm việc của KTV (xem phụ lục 18)

Kiểm tra chi tiết việc tính giá xuất hàng tồn kho:

Khi tiến hành các thủ tục kiểm toán kiểm tra việc áp dụng chính sách tính giá hàng tồn kho trong đơn vị, KTV nhận thấy cơng ty ABC tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền.

Giá trị ĐK + Giá trị nhập trong kỳ Giá xuất HTK =

Số lượng ĐK + Số lượng nhập trong kỳ

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục Hàng tồn kho, nhằm kiểm tra xem đơn vị khách hàng tính giá xuất kho có chính xác hay khơng, KTV tiến hành thu thập Bảng nhập xuất tồn Hàng tồn kho và tiến hành tính tốn lại giá xuất của tất cả các mặt hàng vào tháng 12 để kiểm tra phương pháp tính giá hàng xuất kho và đánh giá hàng tồn kho cuối kỳ của đơn vị có phù hợp với cơng bố khơng.

Sau đây là giấy tờ làm việc của KTV: ( Xem phụ lục 19)

Kiểm tra chi tiết việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho:

KTV tiến hành thu thập, kiểm tra các chính sách xác định Hàng tồn kho bị giảm giá, chính sách trích lập dự phịng giảm giá Hàng tồn kho của đơn vị khách hàng, thu thập bảng giá thị trường của các loại Hàng tồn kho ....

Theo thông tư số 228/2009/TT-TC ban hành ngày 07 tháng 12 năm 2009 Hướng

dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó địi và bảo hành sản phẩm, hàng hố, cơng trình xây lắp tại doanh nghiệp, mức trích lập dự phịng tính theo cơng thức sau:

Mức dự phịng giảm giá vật tư

hàng hóa

=

Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài

chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế tốn - Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho

Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 - Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hồn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).

Mức lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.

Sau đó KTV tiến hành tính tốn lại một cách độc lập, tiến hành đối chiếu với việc trích lập dự phịng của đơn vị để đưa ra kết luận có chấp nhận mức trích lập dự phịng mà đơn vị đưa ra hay không. Sau đây là giấy làm việc của KTV (xem phụ lục 20)

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kiểm toán hàng tồn kho trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH hãng kiểm toán AASC (Trang 34 - 37)