2 .Mục tiêu nghiên cứu
1.2.4 .Quy trình chovay khách hàng cá nhân
2.2. Hoạt động chovay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương
2.2.3. Quy trình chovay khách hàng cá nhân
Các quy trình khi khách hàng cá nhân muốn vay tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội - Phịng giao dịch Lạc Long Quân là:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị các khoản tín dụng - Thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng .
- Hướng dẫn hồ sơ. Hồ sơ vay vốn gồm: + Giấy đề nghị vay vốn.
+ Hộ khẩu.
+ Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập dùng để trả nợ: bản sao kê 6 tháng gần nhất của khách hàng cá nhân…
+ Các giấy tờ liên quan đến đảm bảo tiền vay (nếu có).
Thơng thường ngân hàng quy định từng loại cụ thể từng loại giấy tờ cho mỗi loại vay với mục đích cụ thể.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nhân viên QHKHCN cần phải kiểm tra tính đầy đủ về số lượng và tính pháp lý của hồ sơ vay vốn theo những quy định của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội - Phịng giao dịch Lạc Long Quân. Sau đó, cần báo cáo cho cấp trên xin ý kiến chỉ đạo tiếp theo.
Bước 2: Thẩm định, lập tờ trình thẩm định, và đề xuất quyết định khoản tín dụng.
- Thẩm định, xác định nhóm khách hàng liên quan, người có liên quan - Thẩm định khách hàng
- Đánh giá hoạt động kinh doanh tài chính
- Đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân.
- Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh/phương án/dự án/đề nghị cấp tín dụng
- Đánh giá lợi ích của ngân hàng cơng thương nếu cấp tín dụng (lợi ích từ tiền gửi, tiền vay… khả năng bán thêm/ bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác, khả năng phát triển thêm khách hàng mới…).
- Đánh giá các rủi ro có thể xảy ra nếu cấp tín dụng và đề xuất các biện phám giảm thiểu rủi ro:
+ Biện pháp quản lý nguồn thu/ thu nhập, dòng tiền của khách hàng + Thực hiện biện pháp bảo đảm.
+ Các bảo đảm bổ sung của bên mua hàng (đối với trường hợp cho vay SXKD/bảo lãnh); bên trả thu nhập/ lương (đối với trường hợp cho vay tiêu dùng).
+ Thỏa thuận về điều khoản bảo hiểm của đối tượng hình thành từ vốn vay theo quy định pháp luật và quy định của ngân hàng công thương từng thời kỳ hoặc ngân hàng cấp tín dụng xét thấy cần thiết.
- Thẩm định biện pháp bảo đảm.
- Kết luận thẩm định và đề xuất cấp khoản tín dụng
+ Các điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi/ cơ hội, khó khăn/ thách thức đối với phương án/ dự án
+ Mức độ đáp ứng điều kiện cấp khoản tín dụng của khách hàng so với quy định hiện hành của ngân hàng cơng thương.
- Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định khoản tín dụng.
Bước 3: Xét duyệt khoản cấp tín dụng và ký kết hợp đồng tín dụng.
-Nếu đồng ý cho vay: Nhân viên QHKHCN thực hiện các bước chuẩn bị công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo.
-Nếu không đồng ý cho vay: Ngân hàng gửi văn bản từ chối cho vay tới khách hàng cá nhân.
-Dự thảo, soạn thảo HĐCTD, HĐBĐ; kí kết hợp đồng thực hiện cơng chứng, chứng thực đăng ký giao dịch tài sản đảm bảo. Làm thủ tục giao nhận TSBĐ và nhập kho hồ sơ TSBĐ; nhập, kiểm soát, phê duyệt dữ liệu về khách hàng, tài sản bảo đảm và khoản cấp tín dụng.
-Ký kết hợp đồng giữ khách hàng cá nhân và nhân viên QHKHCN.
Bước 4: Giải ngân theo hợp đồng cấp tín dụng
- Chứng từ giải ngân bao gồm: Bảng kê danh sách yêu cầu giải ngân, ủy nhiệm chi/ phiếu lĩnh tiền mặt/lệnh chi/ séc/ nhờ thu hoặc các giấy rút tiền khác.
- Trường hợp từ chối giải ngân: PGD báo cáo lãnh đạo PGD thông báo cho khách hàng.
- Trường hợp đồng ý giải ngân: Cán bộ QHKHCN phòng giao dịch lập tờ trình đề nghị giải ngân, ký trình lãnh đạo PGD kèm hồ sơ đề nghị giải ngân của khách hàng
- Kiểm tra lại tờ trình đề nghị giải ngân, điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ phịng giao dịch phù hợp với HĐCTD và các quy định hiện hành của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội - Phòng giao dịch Lạc Long Quân.
- Giao nhận chứng từ giải ngân.
Bước 5: Kiểm tra, giám sát khoản tín dụng, sao lưu hồ sơ.
Tất tốn khế ước, thanh lý hợp đồng, lưu hồ sơ là bước cuối cùng trong quy trình cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội - Phòng giao dịch Lạc Long Quân, bao gồm tất cả gốc và lãi của các khế ước đến hạn, các khoản trả nợ trước hạn và các khoản nợ quá hạn.
Nguyên tắc thực hiện:
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát KHCN để đánh giá đúng khả năng trả nợ. + Kiểm sốt chặt chẽ mọi nguồn thu của KHCN.
+ Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu bất thường.
+ Thực hiện các biện pháp thu hồi nợ, đảm bảo thu hồi nợ hiệu quả. + Thu hồi và đối chiếu nợ, lưu hồ sơ.
Trách nhiệm quản lý khoản vay của nhân viên QHKHCN:
+ Theo dõi, đôn đốc việc trả nợ của KHCN và thu lãi định kỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng.
+ Lập và trình trưởng phịng tín dụng ký thơng báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ trả nợ ít nhất 05 ngày làm việc gửi cho KHCN và các thông báo khác.
+ Theo dõi dư nợ của KHCN tại Ngân hàng Việt Nam Thương Tín - Chi nhánh Hà Nội - Phòng giao dịch Lạc Long Quân và các TCTD khác.
+ Thông báo nợ đến hạn với KHCN