hàng hóa qua Bulkhaul.
Do tank ở thị trường Việt Nam rất hiếm nên có nhiều khách hàng có thể là công ty vận chuyển chỉ có tàu, không có tank nên phải thuê tank của những công ty khác.Trường hợp này giống trường hợp trên chỉ khác ở chỗ là khách hàng tự thuê dịch vụ vận chuyển. Trường hợp này thì BHL chỉ cấp cho khách hàng lệnh giao tank rỗng, giấy chứng nhận tank sạch. Và xin khách hàng vận đơn mà hãng tàu cấp cho khách hàng để theo dõi tank của mình đang ở đâu.
2.4 Đánh giá hoạt động của Bulkhaul.
Nhìn chung bộ phận này hoạt động khá thuận lợi, tuy nhiên, không hề dễ chút nào để đạt được những kết quả hết sức lạc quan nói trên. Hiện tại có rất nhiều hãng tàu nước ngoài lẫn trong nước cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thông qua giá cước và dịch vụ. Bên cạnh sự nổi tiếng trong giới hàng hải, mấu chốt còn ở chỗ công ty vẫn duy trì được những khách hàng hết sức quan trọng và đã dành được sự ủng hộ (ký kết hợp đồng dịch vụ) của một số khách hàng tiềm năng mới biểu hiện qua những chính sách và chiến lược đúng đắn, nhanh chóng và thích hợp với sự thay đổi của thị trường.
Nhất là trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thêm vào đó, công ty cũng đang đối mặt với một số khó khăn và thử thách do bị mất vài khách hàng quan trọng, chi phí hoạt động cao, cầu cảng bị tắt nghẽn, giá cước thay đổi liên tục do thị trường biến động liên tục gây ảnh hưởng đến đối tác, lạm phát (công ty bị lỗ khoảng USD3000/tuần do biến động tỉ GVHD: Th.S PHẠM XUÂN THU 26 SVTH: NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NA
giá, giá xăng dầu tăng trong năm 2008). Rõ ràng đây là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, công ty cũng kịp đem về những hãng tàu mới để làm đại lý như hãng tàu Maruba, China United Lines, Kyowa Lines và đang tìm kiếm những hãng tàu khác chưa có mặt tại Việt Nam để làm đại lý.
Công ty hiện có đến 45 khách hàng VIP chưa kể 6 khách hàng tiềm năng mới. Những khách hàng VIP này ngày càng phát triển và đặt mục tiêu hợp tác lâu dài với công ty trong khi các khách hàng tiềm năng mới vẫn ở mức độ thăm dò nhưng với sản lượng đáng kể mà họ ủng hộ cho công ty, công ty cảm thấy tự tin hơn và đưa ra những mức ưu đãi đặc biệt (giá cước cạnh tranh, đồng ý trả chậm, miễn phí chứng từ,...). Đa số những khách hàng này là các công ty giao nhận vận tải quốc tế có chi nhánh trên khắp thế giới và một số ít là các công ty xuất nhập khẩu trực tiếp; ở đây có thể liệt kê một số khách hàng VIP như DHL Forwarding, Schenker, Panalpina, Kuehe-Nagel, VN Logistics, Sotrans, Altus, Atlantic, Expeditor, Berkman, Geodis, Agility,... bên cạnh đó là những khách hàng tiềm năng đáng chú ý như Orient Star, Victory Trans, Sunny Trans, Macs Shipping.
Với những khách hàng lớn này, tổng lượng hàng mà họ ủng hộ cho công ty chiếm khoảng 79% tổng doanh thu (56,880,427,500 đồng) toàn công ty, phần còn lại là từ phía những khách hàng mới, khách hàng nhỏ lẻ.
Mặc dù có được những lợi thế nhất định trên thương trường nhưng công ty cũng bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi những tác động bên trong và ngoài công ty nên đã gây ra không ít khó khăn và thách thức. Vậy nhưng, công ty đã vượt qua tất cả để kịp tạo cú hít cho mình thể hiện qua những con số ấn tượng của doanh thu và khách hàng, đồng thời phát triển thêm các lines mới. Đó là do công ty đã hoạch định và áp dụng rất tốt chiến lược và mục tiêu đề ra, điều này thể hiện sự nghiêm túc trong khâu nghiên cứu, điều tra và dự đoán tình hình thay đổi của thị trường cũng như áp dụng triệt để những lợi thế và tập trung cao độ nhằm duy trì mức tăng trưởng song song với phát triển mạng lưới kinh doanh.
Là một trong những công ty có uy tín, và hoạt động tốt trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế, nhưng JARDINE cũng gặp phải những khó khăn:
Do các tác động của giá cả trong nước và thế giới nên giá cả thay đổi thất thường, với thời buổi giá cả cạnh tranh như hiện nay công ty việc công ty phải giảm giá cước thì điều này có
ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hằng năm của công ty, việc giữ những khách hàng lâu nay vẫn gắng bó với công ty và lượng khách hàng tiềm năng cũng trở nên khó khăn hơn.
Số lượng nhân viên còn hạn chế ở các bộ phận dẫn đến việc khách hàng phàn nàn vì dịch vụ khách hàng của công ty chưa được tốt: nhiều khi khách hàng gọi điện thoại cần nhưng vẫn không có ai bắt máy, các chậm trể trong việc giao lệnh và gửi các thông báo cho khách hàng...
các đại lí hãng tàu hoạt động riêng lẽ, cần có sự hợp tác qua lại hơn nữa đễ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng.
Quy trình làm hàng của công ty còn nhiều thiếu sót làm cho khách hàng chưa hài lòng. Dịch vụ của công ty còn hạn chế chưa đáp ứng đươch nhu cầu của khách hàng.
Phần mở rộng:
THC (Terminal Handling Charge):
Terminal Handling Charge là phí dịch vụ Container là khoản chi phí để dịch chuyển đưa container từ kho bãi đến cảng xếp xuống tàu hoặc ngược lại và cước lưu bãi nếu có.Trước kia THC được tính gộp trong cước phí vận tải.
Từ năm 1994, Hiệp hội Hiệp thương các chủ tàu khu vực Châu Á ( IADA) đã nhiều lần muốn áp dụng THC tại Việt Nam . Song, việc này chưa thực hiện được do dự phản đối của Chính phủ Việt Nam.
Sau nhiều lần đàm phán không thành công, ngày 20/03/2007 IADA đã gửi cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) thông báo sẽ áp dụng THC tại Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/6/2007 với mức 60 USD cho mỗi Cont 20’ và 90 USD cho mỗi Cont 40’. Ngày 27/03/2007, một hiệp hội khác là Hiệp hội các hãng tàu Viễn Đông (FEFC) với các thành viên là các hãng tàu lớn như Maersk Line, MSC… lại thông báo sẽ áp dụng THC tại Việt Nam theo mức 65 USD cho mỗi Cont 20’ và 98 USD cho mỗi Cont 40’ và được áp dụng kể từ ngày 1/5/2007.Theo FEFC, việc thanh toán THC là do thoã thuận giữa người mua và người bán.
Việc áp đặt áp dụng THC tại Việt Nam đã gây lên nhiều tranh cãi, phía Việt Nam yêu cầu hai Hiệp hôi trên không được đơn phương áp dung THC mà phải dựa trên sự thoã thuận và đồng ý của các chủ hàng Việt Nam.
Tuy việc đàm phán vẫn tiếp tục diễn ra nhưng trên thực tế thì THC đã được áp dụng theo dự kiến.
Cước vận tải trước đây bao gồm cước vận tải đường biển cộng thên phí đậu bến khác tại cảng. Sau khi áp dụng THC, một phí mới xuất hiện và vì thế tổng số phí vận tải trở nên cao hơn. Điều này dẫn đến việc xảy ra hai trường hợp hoặc là chủ hàng Việt Nam trả phí THC hoặc là chuyển việc thanh toán một phần hay toàn bộ phí THC này cho khách hàng của họ. Đối với trường hợp đầu, chủ hàng Việt Nam thanh toán phí THC. Do xuất hiện một chi phí mới trong tổng chi phí nên lợi nhuận sẽ so giảm so với trước đây. Tuy nhiên vẫn còn vài cách để giảm chi phí nếu như cước vận tải biển giảm xuống. Việc giảm chi phí có thể do chủ hàng đàm phán với các hãng tàu để giảm cước hoặc có thể là các hãng tàu do cạnh tranh có thể làm giảm chi phí.
Đối với trường hợp thứ hai, chủ hàng Việt Nam muốn chuyển một phần hay toàn bộ phí THC cho khách hàng. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh rất lớn giữa các chủ hàng và rất phức tạp trong việc phân chia tỷ lệ thanh toán phí THC.
Trong cà hai trường hợp dường như các chủ hàng đều gặp những khó khăn
Chính những điều đã nói trên cũng gây không ít khó khăn cho POC – một công ty Forwarder. Khách hàng chủ yếu của POC chính là những chủ hàng Việt Nam nói trên, do đó hầu hết các khách hàng đều than phiền và muốn giảm cước tàu nhằm bù đắp phần nào phí THC đã đóng do đó POC cũng phải thương lượng với các hãng tàu về việc giảm cước tàu.
Từ thực tế cho thấy việc áp dụng THC trước mắt là gây bất lợi nhiều hơn cho các chủ hàng Việt Nam dẫn đến những khó khăn nhất định đối với các công ty Forwarder như POC.
Seaway B/L và Surrender B/L đều là dạng B/L thường gặp tại BHL. Điểm khác nhau giữa hai loại B/L này là đối với Seaway B/L sau khi mọi thủ tục về hàng hoá như khách hàng đã thanh toán cước tàu và các mức cước phí và xuất trình đầy đủ chứng từ nhận hàng tại cảng đích thì hãng tàu sẽ tự động giao hàng. Còn với Surrender B/L thì để có thể nhận được hàng thì cần phải có Điện giao hàng.Nếu là cước Prepaid sau khi thanh toán tiền hàng cho hãng tàu thì BHL sẽ yêu cầu hãng tàu làm 1 điện giao hàng với diện giao hàng này BHL sẽ gửi sang đại lý của mình để nhận hàng. Nhưng thông thường khách hàng tự đến hãng tàu để nhận hàng sau khi nhận D/O từ đại lý của BHL. Hầu hết các hãng tàu có Hợp đồng đại lý với BHL đều sử dụng Surrender B/L và chỉ giao hàng khi có yêu cầu của đại lý BHL.
CHƯƠNG 3: NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH HÀNG HẢI JARDINE VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.
3.1 Quan điểm về định hướng phát triển của công ty
Trong những năm tiếp theo, nhu cầu xuất nhập khẩu của nước ta sẻ tăng, kéo theo đó ngành giao nhận sẻ tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. đặc biệt lĩnh vực giao nhận hàng hóa bằng đường biển được chú trọng đầu tư vào cảng biển tàu buôn…
Một khi Việt Nam đã gia nhập WTO, các thị trường xuất nhập khẩu cũng sẻ được mở rộng hơn vì thế trong các năm tới công ty vẫn sẻ tiếp tục đẩy mạnh phát triển mảng giao nhận bằng đường hàng không cũng như đường biển,tăng cường mở rộng phạm vi hoạt động và liên tục tìm kiếm nguồn khách hàng mới.
Riêng đối với đường biển công ty sẻ tăng cường đa dạng các dịch vụ, tập trung huấn luyện nhân viên thành thạo các nghiệp vụ để có thể hoạt động tốt trong lĩnh vực này,sử dụng và phát huy hơn nữa nguồn lực của đơn vị về mặt bằng, vốn, con người để đảm bảo hiệu quả trong điều kiện cạnh tranh ngày một khốc liệt của thị trường ngày nay.
Bên cạnh những hãng tàu hiện đang hoạt động, công ty sẻ tiếp tục tim kiếm thêm những hãng tàu mới để làm đại lí.
Chăm lo tốt đến chính sách đãi ngộ về lương bổng cũng như đời sống tinh thần cho anh chị em nhân viên trong công ty nhằm khích lệ tinh thần nâng cao năng suất lao động.
Luôn luôn cập nhật trang thiết bị công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả kinh tế.