5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
2.2 Thực trạng kế toán kết quả kinh doanh tại công ty Cổ phần kinh doanh
2.2.3 Tài khoản và vận dụng tài khoản kế toán
2.2.3.1. Tài khoản
Căn cứ vào quy mô, điều kiện hoạt động của công ty, kế tốn tại Cơng ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ theo quyết định 48/2006/QĐ–BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành ngày 14/09/2006. Hệ thống tài khoản của Công ty được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên Báo cáo tài chính. Các tài khoản được mã hóa thuận lợi cho việc hạch tốn, thu thập, xử lý thơng tin của công ty.
Doanh nghiệp lựa chọn hình thức kế tốn Nhật ký chung vì đây là hình thức đơn giản, dễ làm, dễ hiểu, dễ đối chiếu và thuận tiện cho công tác phân công kế tốn. Với hình thức này, sổ kế tốn bao gồm sổ tổng hợp và sổ chi tiết trong đó có Nhật ký chung, sổ Cái, sổ chi tiết gồm sổ chi tiết của từng tài khoản.
Khi kế toán tiến hành nhập các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào phần mềm kế toán các nghiệp vụ kinh tế này sẽ được ghi nhận vào Sổ Nhật ký chung với tài khoản tương ứng. Căn cứ vào sổ Nhật ký chung thơng qua chương trình hỗ trợ của
phần mềm kế toán SAS INNOVA kế toán sẽ lọc các tài khoản tương ứng cho từng sổ kế toán. Tương ứng với mỗi tài khoản kế toán cơng ty sẽ có các sổ cái kế tốn tương ứng nói chung. Cơng ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet có tiến hành mở chi tiết các tài khoản cấp 2 cho một vài tài khoản kế toán kết quả kinh doanh như: TK 632, TK 635, TK 711…nhưng chưa mở sổ kế tốn chi tiết cho từng tài khoản cấp 2 đó. Đây là một trong những hạn chế mà công ty cần khắc phục sớm trong tương lai gần bởi khi mở sổ tài khoản kế toán càng chi tiết sẽ giúp kế toán đặc biệt là kế toán kết quả kinh doanh sẽ có thể cung cấp các thơng tin hữu ích hơn, chi tiết hơn choc ho Ban Giám đốc về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Sổ Nhật ký chung: sẽ phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ kế tốn theo trình tự thời gian nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sổ cái các tài khoản: TK 911, TK 511, TK 711, TK 811, TK 632, TK 642, TK 635, TK 515… dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau khi đã được ghi nhận vào sổ Nhật ký chung.
Do đặc điểm là một công ty chuyên về thương mại nên các tài khoản xác định kết quả kinh doanh Công ty sử dụng chủ yếu các tài khoản như: TK 911, TK 511, TK 632, TK 421, TK 642. Bên cạnh đó, cơng ty cịn sử dụng các tài khoản phản thu nhập, chi phí khác: TK 711, TK 811, tài khoản phản ánh doanh thu, chi phí hoạt động tài chính: TK 635, TK 515, và một số tài khoản liên quan khác như: TK 821,TK 131, TK 333… Cụ thể:
- Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Công ty đã mở tài khoản chi tiết cấp hai của TK 511 để thuận tiện cho việc theo dõi hiệu quả cũng như hạch toán các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu cho Công ty. Tuy nhiên doanh thu chủ yếu được Cơng ty hạch tốn trên tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng mà khơng được mã hóa chi tiết cho từng khách hàng hay từng mặt hàng. Doanh thu hạch toán trên TK 5112 chỉ chiếm khoảng ~ 2,1% so với tổng doanh thu cả kỳ kế tốn của cơng ty (Tính trên kỳ kế tốn tháng 10/2015). Vì vậy sẽ khó để bóc tách, phân tích, đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng mặt hàng cũng như không đánh giá được từng khách hàng.
- Tài khoản 632 – Gía vốn hàng bán cũng tương tự. Tài khoản này tuy đã được công ty mở chi tiết tới tài khoản cấp 2 là TK 6321 và TK 6322 nhưng cũng
chưa được mở chi tiết cho từng mặt hàng nên việc đối chiếu, đánh giá hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng cụ thể sẽ gặp khó khăn. Trị giá vốn hàng bán vẫn nằm chủ yếu trên TK 6321 là chủ yếu còn trị giá vốn nằm trên TK 6322 chỉ chiếm khoảng ~ 2,09% trên tổng trị giá vốn trong kỳ kế tốn (Tính trên kỳ kế tốn tháng 10/2015).
- Tương tự với các tài khoản khác như: TK 635, TK 711 công ty cũng mở chi tiết với TK cấp 2 nhưng chưa mở chi tiết cho từng khoản mục cụ thể nên khó xác định các khoản thu nhập khác hay giảm trừ doanh thu do đâu và với tỷ lệ bao nhiêu.
2.2.3.2. Vận dụng tài khoản kế toán
Căn cứ vào u cầu của cơng ty, kế tốn mở các tài khoản cấp 2 cho từng đối tượng quản lý sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Hệ thống TK cấp 2 được thiết kế phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty, trên cơ sở TK cấp 1 và các chỉ tiêu quản lý mục đích để quản lý và hạch tốn cho thuận tiện. Công ty mở các tài khoản chi tiết cấp 2 cho kế toán kết quả kinh doanh như: TK 632, TK 635, TK 642, TK 511, TK 711 nhưng chưa mở chi tiết cho từng hạng mục cụ thể nên chưa xác định, đánh giá chính xác được hiệu quả kinh doanh của từng mặt hàng, ngành hàng cụ thể.
Cuối kì, kế tốn căn cứ vào số liệu trên sổ cái của các tài khoản doanh thu, thu nhập, chi phí kế tốn tiến hành tổng hợp, lập các phiếu kế toán và thực hiện kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán, các khoản chi phí liên quan đến q trình kinh doanh vào tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh trong kì và lập báo cáo kết quả kinh doanh.
Cụ thể, tại công ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet ta sẽ dựa vào số liệu quý IV năm 2015. Doanh thu thuần quý IV năm 2015 của công ty là 23,775,017,053VNĐ chiếm tới ~ 32,43% so với doanh thu thuần của năm 2015 là 73,309,853,031VNĐ (Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2015). Căn cứ vào bảng kết quả kinh doanh và các phiếu kế tốn tự lập, ta có các bút tốn kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh như sau:
Căn cứ vào sổ cái TK 521- “Các khoản giảm giá hàng bán” quý IV năm 2015
(phụ lục 2.6), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại
Nợ TK 511: 13,746,011 Có TK 521: 13,746,011
Căn cứ vào sổ cái TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” quý IV năm 2015 (phụ lục 2.7), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển doanh thu thuần quý 4 vào TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 511: 23,761,271,042 Có TK 911: 23,761,271,042
Căn cứ vào sổ cái TK 632 – “Giá vốn hàng bán” quý IV năm 2015 (phụ lục 2.8), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển giá vốn vào TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911: 20,801,014,991 Có TK 632: 20,801,014,991
Căn cứ vào sổ cái TK 635 – “Chi phí tài chính” quý IV năm 2015(phục lục
2.9), kế tốn lập phiếu kế tốn kết chuyển chi phí tài chính vào TK 911 theo định
khoản:
Nợ TK 911: 315,559,208 Có TK 635: 315,559,208
Căn cứ vào sổ cái TK 642 – “Chi phí quản lý kinh doanh” quý IV năm 2015
(phụ lục 2.10), kế tốn lập phiếu kế tốn kết chuyển chi phí quản lý kinh doanh vào
TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911: 4,481,513,229 Có TK 642: 4,481,513,229
Căn cứ cào sổ cái TK 711- “Thu nhập khác” quý IV năm 2015 (phụ lục 2.11), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển thu nhập khác vào TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 711: 1,882,442,834 Có TK 911: 1,882,442,834
Căn cứ vào sổ cái TK 811- “Chi phí khác” quý IV năm 2015 (phụ lục 2.12),
kế tốn lập phiếu kế tốn kết chuyển chi phí khác vào TK 911 theo định khoản: Nợ TK 911: 44,063,337
Căn cứ vào sổ cái TK 515 quý IV năm 2015 (phụ lục 2.13), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ vào TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 515: 90,737,199 Có TK 911: 90,737,199
Xác định lợi nhuận trước thuế và chi phí thuế TNDN: Tổng phát sinh bên Có TK 911: 25,734,451,085
Tổng phát sinh bên Nợ TK 911: 25,642,150,785
Lợi nhuận kế toán trước thuế = 25,734,451,085– 25,642,150,785 = 92,300,310 VNĐ
Trong q IV năm 2015, cơng ty có phát sinh một khoản phạt do nộp chậm thuế TNCN và nộp chậm BHXH nên khơng được tính vào chi phí hợp lý. Vì vậy:
Lợi nhuận chịu thuế = Lợi nhuận kế tốn trước thuế + Chi phí khơng được trừ
= 92,300,310 + 44,063,337 = 136,363,647
Thuế TNDN phải nộp quý IV năm 2013 = 136,363,647 * 22% = 30,000,002.34
Vì cơng ty khơng có thuế TNDN hỗn lại nên số thuế TNDN mà doanh nghiệp thực tế phải nộp trong quý IV năm 2015 là 30,000,002.34 VNĐ , kế tốn ghi:
Nợ TK 821: 30,000,002.34 Có TK 3334: 30,000,002.34
Căn cứ vào sổ cái TK 821 (phụ lục 2.14), kế toán lập phiếu kế tốn kết chuyển chi phí thuế TNDN vào TK 911 theo định khoản:
Nợ TK 911: 30,000,002.34 Có TK 821: 30,000,002.34 Xác định lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế = 136,363,647– 30,000,002.34 = 106,363,644,66
Căn cứ vào sổ cái TK 911 (phụ lục 2.15), kế toán lập phiếu kế toán kết chuyển lãi vào TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối (phụ lục 2.16) theo định khoản:
Nợ TK 911: 106,363,644,66 Có TK 421: 106,363,644,66