Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng vật liệu, đồ gia dụng và nội thất tại công ty CP đại siêu thị mê linh (Trang 56 - 59)

1.2 .1Kế toán bán hàng theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

3.1 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu

3.1.2 Những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Mặc dù có nhiều cố gắng trong những năm qua trong cơng tác tổ chức bộ máy kế tốn nói chung và trong cơng tác hạch tốn kế tốn bán hàng nói riêng của cơng ty cũng khơng tránh khỏi những hạn chế yếu kém cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, hiệu quả của cơng tác kế tốn.

Thứ nhất về chứng từ bán hàng

Chứng từ sử dụng được luân chuyển đúng quy định và có sự quy định trách nhiệm rõ ràng. Nhưng tại phịng kế tốn văn phịng, mọi chứng từ tập hợp về lại chưa có cơng tác phân loại (theo từng nội dung). Bộ chứng từ cho nghiệp vụ bán hàng phát sinh được kế toán bán hàng lưu chung thành một tập gồm: Hoá đơn Giá trị gia tăng, phiếu thu, giấy báo có .... Như vậy, khi muốn đối chiếu số liệu sẽ gây khó khăn và tốn thời gian đặc biệt khi sử dụng chứng từ gốc làm căn cứ để ghi các sổ liên quan, lập chứng từ ghi sổ hoặc khi cơ quan chức năng (Thuế) đến kiểm tra. Gần đây bộ phận kế bị mất hóa đơn giá trị gia tăng, mà theo quy định mới hiện hành, khi doanh nghiệp làm

mất HĐGTGT thì phải khai báo với cơ quan thuế và phải nộp phạt từ 10-20 triệu đồng theo Điều 24 Thơng tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của bộ tài chính. Việc đó đã làm mất thời gian và chi phí của doanh nghiệp (lỗi khách quan) và cá nhận phải đền (lỗi cá nhân).

Thứ hai về phương thức bán hàng

Hiện nay, công ty chỉ mới áp dụng phương thức bán buôn và bán lẻ thơng qua việc tìm kiếm khách hàng trực tiếp là chủ yếu. Mặt khác, số lượng khách hàng cũng bị hạn chế do số lượng đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực tại địa bàn tương đối nhiều. Công ty chưa đẩy mạnh khâu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rộng rãi.

Thứ ba về chính sách bán hàng

Cơng ty mới chỉ chiết khấu thanh toán, giảm giá chủ yếu cho các khách hàng mua buôn mà chưa quan tâm nhiều tới khách hàng mua lẻ, mặc dù nhiều khách hàng mua lẻ cịn có đơn hàng trị giá cao hơn các khách hàng mua buôn (khách hàng thân thiết). Điều này làm giảm sức cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vệ sinh, đồ gia dụng hay nội thất với các đối thủ.

Thứ tư về kế toán các khoản giảm trừ doanh thu:

Các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán phát sinh tại Cơng ty thì khơng được thể hiện trên hóa đơn GTGT. Cơng ty chỉ thực hiện việc chiết khấu và giảm giá cho khách bằng miệng, trên hợp đồng mua bán thì giá bán chính là giá đã giảm hoặc được chiết khấu mà không thể hiện % giảm giá hoặc chiết khấu. Chiết khấu thương mại mà khơng được thể hiện trên hóa đơn GTGT thì khơng được coi là chiết khấu thương mại. Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty, các khoản giảm trừ Doanh thu bằng 0, trong khi trong năm có phát sinh các khoản giảm trừ, như vậy là phản ánh khơng chính xác tình hình kinh doanh của cơng ty.

Theo Khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài

chính quy định: “Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành

cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh tốn đã có thuế GTGT. Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều

chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào”.

Nghĩa là trên Hóa đơn GTGT của hàng bán ra, có thể chỉ ghi giá hàng bán theo giá đã giảm mà khơng thể hiện phần chiết khấu giảm giá thì Hợp đồng mua bán giữa hai bên phải nêu rõ giá bán chưa chiết khấu và tỷ lệ chiết khấu, để khi cơ quan thuế thanh tra kiểm tra thì có thẻ mang Hợp đồng ra giải trình. Tuy nhiên, tại Cơng ty, việc chiết khấu giảm giá cho khách hàng thực hiện bằng miệng, trên cả Hợp đồng và Hóa đơn đều khơng thể hiện phần chiết khấu thương mại và giảm giá.

Ngoài ra, Doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã khấu trừ chiết khấu thương mại. Cơng ty có thể xuất hoá đơn theo giá đã giảm, việc xuất hoá đơn chiết khấu thương mại thực hiện theo quy định tại điểm 5.5, mục IV, phần B Thông tư số 120/2003/TT- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính: “Hàng hố, dịch vụ có giảm giá ghi trên hóa

đơn thì trên hóa đơn phải ghi rõ: tỷ lệ % hoặc mức giảm giá, giá bán chưa có thuế GTGT (giá bán đã giảm giá), thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT. Nếu việc giảm giá áp dụng căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thực tế mua đạt mức nhất định thì số tiền giảm giá của hàng hố đã bán được tính điều chỉnh trên hố đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trên hoá đơn phải ghi rõ số hóa đơn và số tiền được giảm giá”. Và ghi sổ theo các bút toán:

Phản ánh giá vốn: Nợ TK 632 /Có TK 156

Phản ánh doanh thu (khơng hạch tốn qua TK 521): Nợ TK 111, 112, 131 /Có TK 511, Có TK 3331(Nếu có)

Như vậy, việc ghi nhận chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán của công ty chưa đúng với quy định hiện hành. Hơn nữa, khơng hạch tốn các khoản giảm trừ Doanh thu vào tài khoản 521 (chi tiết cho các khoản giảm trừ) sẽ làm cho Báo cáo tài chính của cơng ty phản ánh khơng chính xác Doanh số bán ra, khả năng tiêu thụ thép của Công ty do TK 511 – “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” được ghi nhận theo giá đã giảm trừ.

Thứ năm về việc trích lập dự phịng phải thu khó địi

Hiện nay cơng ty đang tồn tại một số khoản công nợ tồn đọng trên một năm từ những năm trước vẫn chưa xử lý, do đa số khách hàng của Công ty là các công ty kinh doanh về một trong các mặt hàng mà công ty phân phối như: Thiết bị vệ sinh, đồ gia dụng, nội thất...Với khách hàng mua lẻ thì sẽ trả tiền ngay tại quầy thu nhân hoặc khi nhận được hàng tại nhà, cịn với khách hàng mua bn do chủ yếu là khách quen, thân thiết của công ty nên Công ty chủ quan không lập dự phịng hoặc đơi khi chỉ trích lập

một phần nhở đới với khoản nợ lớn. Khi xảy ra trường hợp cơng ty khơng địi được nợ sẽ ảnh hưởng khá lớn tới tình hình tài chính của cơng ty tại thời điểm đó.

Thứ sáu về việc trích lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho

Do công ty kinh doanh rất nhiều mặt hàng và chủ yếu là mặt hàng thiết bị vệ sinh, đồ gia dụng và nội thất. Đặc điểm của các mặt hàng đó là dễ bị vỡ, bị cũ nếu như khơng được bảo quản và lau chùi thường xuyên, hơn nữa đó là những sản phẩm có tác dụng là trang trí nội thất cho căn nhà nên sẽ bị lỗi thời nếu như để tồn đọng quá lâu. Vì trong quá trình hội nhập và phát triển của thị trường, hàng hóa nhập vào nước ta rất nhiều và tràn lan, nếu không đưa ra được mẫu đẹp và chất lượng hơn họ thì sẽ khơng bán được. Hiện nay ở khu vực đó có rất nhiều các công ty kinh doanh chủ yếu từng loại mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh nên sự cạnh tranh về giá là rất gay gắt. Hiện tại công ty trích lập dự phịng ở mức rất thấp so với thực tế cần trích lập, điều này sẽ ảnh hưởng khơng tốt khi giá của các mặt hàng đó giảm, mà giảm giá thì sẽ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình tài chính của Cơng ty trong kỳ đó.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán bán mặt hàng vật liệu, đồ gia dụng và nội thất tại công ty CP đại siêu thị mê linh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)