Thực trạng của kế tốn chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH điện tử UMC việt nam (Trang 42 - 48)

- Ngồi ra, kế tốn CP NLVLTT cịn sử dụng: Hóađơn GTGT, HĐ mua hàng, Tài khoản sử dụng

2.2.2 Thực trạng của kế tốn chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam

TNHH Điện tử UMC Việt Nam

2.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp CPSX linh kiện điện tử tại công tyTNHH Điện tử UMC Việt Nam TNHH Điện tử UMC Việt Nam

- Đối tượng tập hợp

Do quy trình sản xuất được xây dựng cho từng đơn hàng nên chi phí sản xuất cũng được tập hợp theo từng đơn đặt hàng.

- Phương pháp tập hợp

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kế toán tập hợp trực tiếp cho các đối tượng nếu chi phí đó có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng. Các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế tốn thì kế tốn sử dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Tiêu chuẩn phân bổ thường được DN sử dụng là chi phí nhân cơng trực tiếp.

Do thời gian thực tập hạn chế nên trong đề tài này em chỉ xin chọn đối tượng:

đơn đặt hàng gia công linh kiện điện tử mạch in PCB cho DN Brother từ ngày 1/1/2016 – 31/1/2016 (DN đặt mã đơn hàng là PCB)

2.2.2 Thực trạng của kế tốn chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công tyTNHH Điện tử UMC Việt Nam TNHH Điện tử UMC Việt Nam

2.2.2.1 Kế tốn chi phí NLVLTT

Đặc điểm chi phí NVLTT tại cơng ty TNHH Điện tử UMC VN

- Đặc điểm: Chi phí NLVLTT là toàn bộ các chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, vật liệu khác….. được sử dụng trực tiếp để sản xuất. Công ty UMC là DN nhận gia công sản phẩm linh kiện điện tử nên phần lớn nguyên liệu chính đều do bên giao gia cơng cung cấp. DN sản xuất dựa theo các đơn đặt hàng, do đó mỗi đơn đặt hàng khác nhau sẽ có những loại NVL chính, NVL phụ khác nhau. Đối với các NVL phụ thì tùy theo đơn hàng, có đơn hàng bên giao gia công sẽ cung cấp đầy đủ, có đơn hàng bên giao gia cơng chỉ cung cấp NVL chính, khi đó DN sẽ tiến hành mua ngồi NVL phụ và đưa vào trong quá trình sản xuất.

- Cách phân loại: Do tính chất đặc thù của cơng ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam là chủ yếu hoạt động gia công nên để tiện lợi hơn DN phân loại chi phí NLVLTT theo từng loại hàng và theo từng đơn hàng.

Chứng từ sử dụng

Sau khi nhận được NVL chính từ phía khách hàng, cơng ty tiến hành nhập kho. Các NVL phụ DN mua về và tiến hành nhập kho, khi đó kế tốn lập “Phiếu nhập kho”. trong quá trình sản xuất các đơn hàng, khi có nhu cầu về NVL phụ, bộ phận sản xuất lập “Phiếu đề nghị xuất vật tư” giao cho kế tốn, kế tốn căn cứ vào đó lập “Phiếu xuất kho” theo từng đơn đặt hàng. Trong q trình sản xuất các đơn hàng có thể cần mua thêm các NVL để đưa ngay vào sản xuất, khi đó kế tốn chi phí NLVLTT cần căn cứ vào “HĐ GTGT”, “HĐ mua hàng”, “Giấy báo Nợ”, “Phiếu chi” để hạch tốn.

Tài khoản sử dụng

Kế tốn chi phí NLVLTT chủ yếu sử dụng TK 621 “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”. TK này dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu xuất trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.

Tại DN, TK 621 được chi tiết cho các đơn hàng, mỗi đơn hàng được đặt mã như sau:

+ TK 6211: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đơn hàng PCB + TK 6212: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đơn hàng Panel + TK 6213: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp đơn hàng Towada

Tài khoản liên quan: ngồi TK 621 kế tốn chi phí NLVLTT, kế tốn cịn sử dụng các TK 152, các TK thanh toán được chi tiết 331 (chi tiết), TK 111 (chi tiết). Đối với TK tiền gửi, theo dõi chi tiết cho từng Ngân hàng, ví dụ 1121BIDV, 1121Techcombank,…

Trình tự hạch toán

- Khi nhận được đơn hàng từ phịng kinh doanh, phịng kế tốn tiến hành cập nhật đơn hàng (tên khách hàng, số lượng, đơn giá, ngày giao hàng dự kiến, các NVL tiếp nhận)

- Nguyên vật liệu chính để lắp ráp bảng mạch PCB là : FR-4, CEM-1, CEM- 3, High TG, FR4 Halogen Free, Rogers, Stencil. Tất cả NVL chính đều do cơng ty

Brother cung cấp. Khi nhận được NVL chính từ phía khách hàng, cơng ty tiến hành nhập kho để theo dõi về mặt số lượng, không theo dõi về mặt giá trị. Khi tiến hành sản xuất, bộ phận sản xuất lập “Phiếu đề nghị xuất vật tư” giao cho phịng kế tốn. Khi đó kế tốn CPSX sẽ lập PXK để thủ kho xuất NVL chính đưa vào sản xuất.

- Nguyên vật liệu phụ để lắp ráp bảng mạch PCB: Phíp sừng KB FR, mực phủ xanh lá, film chụp âm bản, phíp đồng ép film cảm quang, bóng UV, film cảm quang, xút hiện bản, xút tẩy film, kem thiếc hàn…. NVL phụ do công ty mua về sẽ được theo dõi chi tiết cả về mặt số lượng và giá trị, nếu mua NVL phụ về mà chưa sản xuất thì sẽ tiến hành nhập kho. Khi xuất kho NVL phụ sẽ ghi thẳng vào chi phí NVLTT do NVL phụ có giá trị nhỏ.

- Xuất kho nguyên liệu, vật liệu để đưa vào sản xuất đơn hàng:

Theo kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và xây dựng định mức nguyên vật liệu cần sử dụng. Trước khi tiến hành sản xuất, bộ phận sản xuất căn cứ kế hoạch sản xuất đã lập, lập phiếu đề nghị xuất vật tư. Nguyên vật liệu được sử dụng để gia công đơn hàng PCB được theo dõi chung trên sổ chi tiết vật tư cùng với các đơn hàng khác.

Khi nhận được phiếu đề nghị xuất vật tư, thủ kho tiến hành xuất nguyên vật liệu, theo dõi chi tiết nguyên vật liệu trên “Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa”, đồng thời theo dõi trên “Bảng kê Nhập – xuất – tồn”, cuối ngày kế toán lên sổ Nhật ký chung. Khi xuất nguyên vật liệu để sản xuất đơn hàng, kế tốn ghi tăng chi phí NLVLTT Nợ TK 621, ghi giảm giá trị NVL Có TK 152.

Đối với đơn hàng PCB: ngày 03/01, dựa vào phiếu xuất kho xuất vật liệu phụ (phụ

lục phiếu xuất kho số 001), kế tốn hạch tốn:

Nợ TK 6211: 51,250,000 Có TK 152: 51,250,000

- Trường hợp mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào sản xuất mà không qua kho, căn cứ phiếu chi, giấy báo Nợ, HĐ GTGT… kế toán hạch tốn:

Nợ TK 621 – Chi phí NLVLTT

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 331 (chi tiết), 111, 1121

Đối với đơn hàng PCB trong tháng 1/2016 khơng có nghiệp vụ mua NVL đưa thẳng vào sản xuất.

- Xuất nguyên vật liệu ra nhưng dùng không hết nên tiến hành nhập lại kho: Thủ kho tiến hành nhập lại NVL còn thừa theo đơn giá khi xuất dùng, đồng thời theo dõi trên “Sổ chi tiết hàng hóa, vật tư” và “Bảng kê Nhập – xuất – tồn”. Kế toán lên sổ Nhật ký chung, ghi tăng NVL Nợ TK 152, ghi giảm CP NLVLTT Có TK 621.

Cụ thể với đơn hàng PCB, ngày 31/01, dựa vào phiếu nhập kho (phụ lục

phiếu nhập kho số 012), nhập kho nguyên vật liệu không sử dụng hết, hạch toán:

Nợ TK 152: 973,000 Có TK 6211: 973,000  Sổ kế tốn

Để hỗ trợ cơng tác kế tốn, DN đã sử dụng phần mềm kế tốn. Vì vậy, khi phát sinh các chi phí NVL trực tiếp, kế tốn kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ liên quan rồi tiến hành nhập liệu. Sau đó phần mềm sẽ tự động ghi vào Sổ nhật ký chung (Phụ lục 2.1: Sổ NKC (trích các nghiệp vụ liên quan đến kế toán CP NLVLTT)), sổ cái TK 621 (Phụ lục 2.2: Sổ cái TK 621) và sổ chi tiết tài khoản 6211 (Phụ lục 2.3:

Sổ chi tiết TK 6211)

2.2.2.2 Kế tốn chi phí NCTT

Đặc điểm chi phí NCTT tại cơng ty TNHH Điện tử UMC VN

- Đặc điểm: Công ty TNHH Điện tử UMC Việt Nam vận hành theo dây chuyền máy móc nên chi phí nhân cơng chỉ tồn tại ở các khâu như điều khiển máy móc, đóng gói thành phẩm và bốc xếp nguyên liệu và thành phẩm. Chi phí NCTT gồm các khoản chi phí lương, tiền thưởng, các khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ. Cơng ty TNHH Điện tử UMC VN là cơng ty gia cơng, do đó chi phí NCTT chiếm từ 70-80% / tổng chi phí sản xuất.

- Cấu trúc lương trả cho công nhân như sau:

+ Lương cơ bản (lương chính) là mức lương ban đầu thể hiện trong quy chế lương thưởng của DN. Mức lương cơ bản được thể hiện rõ trong hợp đồng lao động của từng cơng nhân. Trong q trình làm việc, hệ số lương có thể tăng lên hàng năm dựa vào trình độ, vị trí hay hiệu quả cơng việc.

+ Lương làm thêm giờ: 1 giờ tăng ca được tính bằng 1,5 giờ bình thường, 1 giờ cơng chủ nhật được tính bằng 2 lần giờ cơng ngày bình thường, ngày lễ tết tính gấp 3 lần ngày bình thường.

+ Các khoản phụ cấp khác: Phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca: DN tổ chức nấu ăn cho NLĐ. Phụ cấp trang phục (định kỳ theo năm): phụ cấp bằng hiện vật.

+ Tỷ lệ trích nộp BH: căn cứ vào tổng tiền lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, kế tốn thực hiện việc trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ lần lượt theo tỷ lệ: 18%, 3%, 1%, 2% (tính vào phần chi phí DN chịu). Trích 8% BHXH, 1,5% BHYT, 1% BHTN trừ vào lương của người lao động.

- Cách tính lương : DN tính lương theo thời gian, dựa vào số ngày công, giờ công thực tế của công nhân. Căn cứ vào bảng chấm cơng, kế tốn sẽ xác định được số ngày làm việc thực tế của từng cơng nhân. Tổng thu nhập bao gồm tiền lương chính, phụ cấp, thưởng,…

Do đó, lương thực trả trong tháng của 1 công nhân sản xuất = lương tháng/số ngày công chuẩn của từng tháng x số ngày công thực tế + tiền tăng ca + tiền thưởng+ phụ cấp- khoản trích nộp BHXH, BHYT, BHTN. Mỗi tháng có ngày cơng chuẩn khác nhau.

Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công (Mẫu 01a - LĐTL) bảng này được lập cho từng nhân viên trong DN dựa trên thẻ điện tử quét tại cổng DN lúc bắt đầu và kết thúc ngày làm việc để theo dõi thời gian công nhân viên đến DN làm việc và lúc ra về.

- Bảng tính lương tháng (02 - LĐTL)

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH do kế toán tiền lương lập (11 – LĐTL)  Tài khoản sử dụng

Kế tốn chi phí NCTT chủ yếu sử dụng TK 622 “Chi phí nhân cơng trực tiếp”. Tài khoản này có các TK cấp 2 như sau:

+ TK 6221: Chi phí NCTT tiếp đơn hàng PCB + TK 6222: Chi phí NCTT trực tiếp đơn hàng Panel + TK 6223: Chi phí NCTT đơn hàng Towada

Ngồi ra, kế tốn còn sử dụng TK 334 và TK 338 chi tiết: 3382 (KPCĐ), 3383 (BHXH), 3384 (BHYT), 3386 (BHTN).

Trình tự hạch tốn

Việc tính lương của các bộ phận được thực hiện như sau:

- Đối với chi phí NCTT, cơng nhân khi tới ca làm việc và khi ra về sẽ quẹt thẻ chấm cơng. Cuối tháng, kế tốn căn cứ vào những chứng từ, hồ sơ cố định ban đầu (Hợp đồng lao động, quy chế lương thưởng, quy chế tài chính) và những chứng từ phát sinh theo tháng (bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, chứng từ tạm ứng, quyết định tăng lương thưởng, phạt vi phạm trừ lương,…) để lập “Bảng tính lương” cho từng bộ phận.

- Cịn đối với cơng nhân bốc xếp, DN thuê dịch vụ bốc xếp, cuối kỳ căn cứ vào các chứng từ vận chuyển, xếp dỡ từ dưới kho chuyển lên sẽ tính và trả lương cho bộ phận bốc xếp trên cơ sở hợp đồng thuê khoán, hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

- Cuối kỳ, kế toán căn cứ vào bảng tính lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH sẽ tiến hành tính các khoản phải trả người lao động và trích lập các khoản bắt buộc theo tỷ lệ quy định.

Trong tháng 1/2016, căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Bảng 2.1

Bảng Phân bổ tiền lương và BHXH) tập hợp CP NCTT cho đơn hàng PCB gồm:

Chi phí lương phải trả người lao động, các khoản trích theo lương (phần DN chịu). + Tính lương phải trả cho NLĐ sản xuấtđơn hàng PCB trong tháng 1: Nợ TK 6221: 237,418,500

Có TK 334: 237,418,500

+ Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, KPCĐ trích cho cơng nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 6221: 55,986,840 Có TK 3382: 4,665,570 Có TK 3383: 41,990,130 Có Tk 3384: 6,998,355 Có TK 3386: 2,332,785  Sổ kế tốn

Để đơn giản hóa cơng việc của kế tốn, phần bảng tính lương được tính tốn trên excel, sau đó đến cuối tháng khi tập hợp CP NCTT kế toán tiến hành hạch toán các nghiệp vụ liên quan vào phần mềm. Khi đó phần mềm sẽ tự động ghi sổ “Nhật ký

chung” (Phụ lục 2.4: Sổ NKC (trích các nghiệp vụ liên quan đến kế toán CP

NCTT)), “sổ cái TK 622” (Phụ lục 2.5: Sổ cái TK 622), “Sổ chi tiết tài khoản 6221” (Phụ lục 2.6: Sổ chi tiết TK 6211)

2.2.2.3 kế tốn chi phí SXC

Đặc điểm chi phí SXC tại công ty TNHH điện tử UMC VN

+ Đặc điểm: Chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều yếu tố như chi phí lương cho nhân viên quản lý phân xưởng; chi phí nguyên, vật liệu; chi phí CCDC sử dụng cho các bộ phận, phân xưởng; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngồi và các loại chi phí bằng tiền khác. Tại công ty TNHH Điện tử UMC VN chi phí sản xuất chung gồm: phụ liệu, máy móc, điện, nước, chi phí nhân cơng. Chi phí sản xuất chung khơng được tập hợp trực tiếp mà chi phí sản xuất chung sẽ được phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo chi phí nhân cơng trực tiếp sản xuất do có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí trong cùng một phân xưởng.

+ Cách tính lương nhân viên quản lý sản xuất: Cách tính lương của nhân viên sản xuất cũng tương tự như công nhân sản xuất.

Chứng từ sử dụng

- Bảng chấm công (Mẫu 01a - LĐTL) - Bảng tính lương tháng ( Mẫu 02 - LĐTL)

- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Mẫu 11 – LĐTL)

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) kế toán chi phí sản xuất linh kiện điện tử tại công ty TNHH điện tử UMC việt nam (Trang 42 - 48)