Thực trạng thực hiện kế hoạch mục tiêu năm 2015

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần di n châu (Trang 43 - 46)

STT Mục tiêu Kế hoạch Kết quả

1 Tăng doanh thu 12% 18,75%

2 Mở rộng thị phần trong tỉnh 11% 13%

3 Tốc độ tăng trưởng hàng năm 9% - 13% 14,51%

4 Thu nhập bình quân đầu người/tháng 4 triệu 4,3 triệu

( Nguồn : Tác giả xử lý số liệu)

Như vậy kết quả công ty đạt được đều vượt mức so với mục tiêu mà công ty đã đặt ra, điều này là do công ty đã đặt ra những mục tiêu thực sự phù hợp với biến động của môi trường kinh doanh cũng như năng lực của bản thân công ty. Hơn nữa nhờ chất lượng sản phẩm tốt mà công ty ngày càng được người tiêu dùng đánh giá cao, sản phẩm cũng được xuất khẩu sang một số nước làm doanh thu của công ty ngày càng tăng, thị trường mở rộng, đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng ngày càng được nâng cao.

2.3.4. Thực trạng các chính sách triển khai mục tiêu chiến lược kinh doanh

Để thự hiện các mục tiêu ngắn hạn đề ra, cơng ty tiến hành xây dựng các chính sách trong đó tập trung chủ yếu vào chính sách marketing và chính sách nhân sự. Cụ thể:

2.3.4.1. Chính sách marketing

Chính sách sản phẩm

Với mặt hàng chủ lực là nước mắm, cơng ty có chính sách đa dạng hóa chủng loại nước mắm nhằm tăng thêm doanh thu cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Có thể kể tới như nước mắm cao đạm hạ thổ, nước mắm cao đạm, nước mắm nguyên chất, nước mắm nhỉ… được đóng trong các chai nhựa hoặc chai thủy tinh với dung tích 500ml, 700ml, 1l, 2l. Khách hàng cũng có thể đưa can lít đến mua lẻ tại các của hàng, đại lí với giá rẻ hơn vì khơng tính đến chi phí bao gói.

Trong cơ chế thị trường cạnh tranh tự do, vấn đề chất lượng sản phẩm cũng được đưa lên thành vấn đề sống cịn của cơng ty. Từ nhận thức trên, cơng ty đã chú ý đến các yếu tố như chất lượng nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, quy trình kỹ thuật, trình độ tay nghề của người lao động cũng được nâng cao cho đến các khâu của quá trình sản xuất đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Việc kiểm tra chất lượng của sản phẩm được tiến hành thường xuyên và áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

ISO 22000:2005 và thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu của TCVN 5107-2003 quy định trong sản xuất nước mắm nhờ đó mà chất lượng nước mắm của công ty so với các đối thủ cạnh tranh có phần tốt hơn, sản phẩm của cơng ty có vị thơm ngon, tinh khiết , thời gian cất giữ được lâu hơn mà khơng bị hỏng. Có thể kể đến một số đặc trưng của nước mắm Vạn Phần so với các đối thủ cạnh tranh:

Trong các loại cá để làm nước mắm có nhiều loại, nhưng hàng đầu vẫn là cá thu và cá nục. Các loại cá này đều có độ đạm cao và lại sạch. Thùng để làm nước mắm cũng có nhiều loại như chum, vại sành sứ, xi măng, gỗ…Gỗ vàng tâm, theo kinh nghiệm, được cơng ty lựa chọn vì nó cho nước mắm vừa thơm vừa ngon hơn. Chất lượng nước mắm còn tùy thuộc vào loại muối để pha. Đó là muối biển khơ khén, trắng tinh. Phải theo bí quyết pha nước đầu nõ ( nước mắm cốt), gạo ngon để rang thính, cả cách pha chế khi nấu, độ lửa…. Nước mắm Vạn Phần được sản xuất theo phương pháp truyền thống, là sử dụng phương pháp ủ chượp - gài nén. Cá được trộn đều với muối theo tỷ lệ xấp xỉ 3:1 rồi cho vào thùng gỗ lớn hoặc ô bể xi măng lát gạch men (cứ 1 lớp cá bên trên 1 lớp muối), sau đó rải muối gài nẹp đè đá bên trên để nén. Sau khoảng thời gian ủ (thường từ 10-12 tháng). Khi nước mắm hình thành trong suốt, có màu từ vàng rơm đến cánh gián nhạt, mất mùi tanh và thay vào đó có mùi thơm đặc trưng, được rút đợt đầu gọi là nước cốt. Sau khi rút hết nước cốt thì chăn nước mắm có đạm thấp hơn lên, náo đảo nhiều lần và rút lần tiếp theo gọi là nước mắm chăn.Tiêu chí truyền thống để đánh giá chất lượng nước mắm nguyên chất là độ đạm - đạm tạo nên hương vị ngòn ngọt đằng sau vị mặn của muối. Nếu muối có nhiều tạp chất thì nước mắm thường có vị chát và có cảm giác tê tê nơi đầu lưỡi khi nếm. Do vậy nước mắm ngon trước hết phải có vị mặn, kế đến phải cảm nhận được vị ngọt nơi đầu lưỡi và kèm theo mùi thơm nồng đặc trưng.

Trong giai đoạn hiện nay khi thực phẩm bẩn đang lan tràn trên thị trường thì việc ưu tiên hàng đầu trong chất lượng cùng với vệ sinh an tồn thực phẩm đã giúp cơng ty gây dựng được lòng tin với người tiêu dùng, tạo được vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường.

Tuy nhiên vấn đề bao bì đóng gói sản phẩm cơng ty cịn những hạn chế nhất định, mẫu mã còn nhiều hạn chế, hơn nữa nếu khách hàng muốn có thể mua sản phẩm bằng ca lít để đong nên khơng có nhãn mác bao bì do đó khơng thể quảng bá thương hiệu của cơng ty. Đây là một điểm yếu cần khắc phục trong chính sách sản phẩm của cơng ty.

Chính sách giá

Giá có ảnh hưởng lớn đến khối lượng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp. Nó thường xuyên là tiêu chuẩn quan trọng để người tiêu dùng lựa chọn và quyết định mua sản phẩm của doanh nghiệp nào. Giá có tác động mạnh mẽ đến doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Vì vậy xây dựng một chính sách giá đúng đắn có vai trị cực kỳ quan trọng đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, có hiệu quả và chiếm lĩnh được thị trường. Tiến hành điều tra trắc nghiệm về chính sách giá của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, tác giả thu được kết quả như hình 1.2 15 5 80 Giá sản phẩm hiện tại quá đắt,kém sức cạnh tranh Giá sản phẩm ngang bằng với đối thủ cạnh tranh Giá sản phẩm thấp hơn đối thủ cạnh tranh Giá sản phẩm rất linh hoạt

Hình 2.2 : So sánh giá sản phẩm của cơng ty so với đối thủ cạnh tranh

( Nguồn : Tác giả xử lý phiếu điều tra)

Có thể so sánh giá một số chủng loại nước mắm của công ty so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp là nước mắm Quỳnh Lưu:

Bảng 2.7: Bảng giá bán lẻ một số sản phẩm của Công ty so với đối thủ cạnh tranh

STT Tên hàng Nước mắm

Vạn Phần Nước mắm QuỳnhLưu 1 Nước mắm cao đạm 320n hạ thổ 2 năm loại 1l 65.000 Không sản xuất

2 Nước mắm cao đạm 320n loại 1l 50.000 54.000

3 Nước mắm ngon nguyên chất 23on loại 1l 24.000 26.000

4 Nước mắm thượng hạng loại 20on 1l 20.000 21.000

5 Nước mắm cao đạm loại 410n 1l Không sản

xuất 90.000

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng thủy sản phục vụ trong mỗi bữa ăn hàng

ngày của nhân dân.Vì vậy việc xác định một chính sách giá sao cho phù hợp với điều kiện thực tế là một vấn đề rất quan trọng, tác động đến sự phát triển của cơng ty.

Thực tế cơng ty có cính sách giá rất linh hoạt và uyển chuyển, việc xác định giá của sản phẩm phụ thuộc vào chi phí sản xuất ra sản phẩm và các điều kiện ảnh hưởng của thị trường. Công ty định giá trên cơ sở chi phí sản xuất ra sản phẩm đồng thời căn cứ vào giá trên thị trường của đối thủ cạnh tranh. Cơng ty cịn áp dụng chính sách giá nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

 Chính sách giá theo nhu cầu thị trường: Cơng ty căn cứ vào các mức giá của các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường để làm cơ sở cho việc định giá, tạo ra mức giá linh hoạt cho công ty.

 Chính sách có chiết khấu cho khách hàng có khối lượng hàng lớn nhằm khuyến khích đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của cơng ty.

- Nếu lơ hàng có trị giá trên 20 triệu thì có thể giảm 3-5% giá trị hàng mua, tùy theo khu vực địa lý.

- Khách hàng mua thanh toán ngay đều được hưởng chiết khấu. Nếu giá trị từ 10- 15 triệu được giảm 1% giá trị hàng mua, nếu giá trị trên 15 triệu được giảm 2% giá trị hàng mua.

- Với đại lý, nếu doanh thu trên 200 triệu mỗi năm sẽ được hưởng thêm 0,5% doanh thu, đồng thời với mỗi % doanh thu tăng thêm nhất định sẽ được chiết khấu thêm.

 Chính sách định giá thấp: sử dụng khi muốn thâm nhập thị trường hoặc cạnh tranh song rất khó nâng giá khi có biến động.

 Để hỗ trợ vận chuyển cho các đơn vị ở xa, cơng ty có chính sách ưu đãi vận chuyển theo cung đường

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện triển khai chiến lƣợc kinh doanh tại công ty cổ phần thủy sản vạn phần di n châu (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)