6. Kết cấu đề tài
2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến triển khai chiến lược kinh
2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
2.2.1.1. Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố về kinh tế, chính trị pháp luật, văn hóa xã hội và cơng nghệ cùng tác động tới tất cả các tổ chức trong xã hội.
Môi trường kinh tế
Nếu như năm 1995 thủy sản Việt Nam chiếm 2,9% GDP tồn quốc và 12% tồn ngành nơng, lâm nghiệp; năm 2015 tốc độ tăng GDP ngành nông lâm thủy sản đạt 2,21% và bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức tăng 3,12%/năm, đạt mục tiêu Đại hội XI và vượt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra (2,6 - 3%); giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản ước tăng 2,39%; bình quân 2011 - 2015 tăng khoảng 3,52%/năm vươn lên chiếm 4% GDP toàn quốc và 1,79% GDP tồn ngành nơng, lâm nghiệp. Ngành thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu kinh tế tồn quốc nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt bậc so với các ngành kinh tế khác, sản lượng thủy sản năm 2014 ước tính đạt 6332,5 nghìn tấn, tăng 5,2 % so với cùng kỳ năm trước, trong đó cá đạt 4571 nghìn tấn, tăng 4,5%; tơm đạt 790,5 nghìn tấn, tăng 9,3%. Với những thành tựu mà ngành thủy sản Việt Nam đạt được trong thời gian qua là nhờ sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo hành lang pháp lý cho các ngành phát triển, đăc biệt là ngành thủy sản đã góp phần khơng nhỏ vào công cuộc CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn ven biển trên cả nước hướng tới mục tiêu tam nông (nông nghiệp – nông dân – nông thôn) mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Với sự ổn định của nền kinh tế và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cho ngành thủy sản như chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi… để doanh nghiệp phát huy khả năng của mình, sản xuất hàng hóa với chất lượng ngày càng cao để cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
Mơi trường chính trị - pháp luật
Việt Nam là đất nước có sự ổn định về chính trị, là mơi trường an tồn thu hút sự đầu tư nước ngoài. Nền chính trị ổn định là một tiền đề thuận lợi đảm bảo cho sự hoạt động sản xuất của mọi doanh nghiệp. Ngành sản xuất, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản
được Đảng và Nhà nước quan tâm, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành. Tận dụng những lợi thế đó và lợi thế của một huyện ven biển, Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu đã và đang hoạt động trong ngành nghề sản xuất nước mắm theo phương pháp cổ truyền, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Mơi trường văn hóa xã hội
Nhân tố văn hóa – xã hội có ảnh hưởng một cách chậm chạp, song cũng rất sâu sắc đến các hoạt động quản trị và kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, mọi doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội, nguy cơ có thể xảy ra. Các vấn đề như phong tục tập qn, lối sống, trình độ dân trí, tơn giáo, tín ngưỡng, sở thích… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ cấu của cầu thị trường. Bên cạnh đó, văn hóa – xã hội cịn ảnh hưởng đến việc hình thành mơi trường văn hóa doanh nghiệp, yếu tố quan trọng giúp tạo lợi thế cạnh tranh. Quy mô dân số Việt Nam đạt hơn 90 triệu người, tốc độ tăng dân số vẫn được đánh giá ở mức khá cao. Theo một điều tra mới đây của Tổng Cục Thống Kê, mỗi năm thị trường Việt Nam cần hơn 200 triệu lít nước mắm mới đủ tiêu thụ và hơn 95% hộ gia đình tại Việt Nam sử dụng nước mắm để chấm, ướp, nấu trong các bữa ăn quanh năm thì đây quả là một thị trường hấp dẫn. Điều đó hứa hẹn nhiều cơ hội cho ngành sản xuất này. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của thị trường có tác động đến q trình sản xuất của công ty.
Môi trường kỹ thuật – công nghệ
Công nghệ là yếu tố quan trọng giúp cải tiến sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Với thị trường gia vị đầy tiềm năng nên nhiều hãng, doanh nghiệp và tư nhân tham gia vào ngành sản xuất này. Với dây chuyền máy móc, cơng nghệ sản xuất hiện đại, Cơng ty Cổ phần Thực phẩm Masan đã cho ra nhiều dòng sản phẩm với năng suất cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy là một doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu cũng nắm bắt kịp thời yếu tố công nghệ thông tin để nâng cao khả năng cạnh tranh cho cơng ty mình
2.2.1.2. Mơi trường ngành
Bao gồm các yếu tố về nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Đây là nhóm lực lượng có tác động trực tiếp tới hoạt động của doanh nghiệp.
Nhà cung cấp
Ngoài quan hệ với khách hàng thì doanh nghiệp cịn có quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng khác nhau như nhà cung ứng nguyên liệu, vật tư, thiết bị, nhà cung ứng tài chính,… Đặc trưng về nguyên liệu sản xuất của ngành có nguồn gốc là các sản phẩm thủy sản. Những yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng lại khó dự đốn trước như thiên tai, mất mùa. Sản lượng cá, hải sản không đạt năng suất cao khiến nguyên vật liệu không đủ cung cấp hoặc giá cao, đẩy giá sản phẩm lên vì giá nguyên liệu chiếm khoảng 60% – 70 % giá sản phẩm.
Công ty chỉ tập trung vào một số đơn vị cung cấp có quan hệ kinh doanh lâu năm nên áp lực từ phía nhà cung cấp là khá lớn. Áp lực đó phụ thuộc vào giá cả, thời gian và chất lượng sản phẩm được cung ứng. Tóm lại, có được nhà cung ứng tốt, đảm bảo yêu cầu về chất lượng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm công ty sản xuất ra, tăng khả năng tiêu thụ trên thị trường. Ngoài ra các đơn vị cung cấp bao bì, nhãn mác… cũng có vai trị quan trọng về giá cả cũng như thời gian đáp ứng kịp thời. Nếu chi phí tăng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần thủy sản Vạn Phần Diễn Châu nằm ngay cạnh lạch Cửa Vạn thông ra biển Đông – một trong 5 lạch biển lớn nhất tại Nghệ An, hầu hết các thuyền bè đánh bắt thủy hải sản ở khu vực huyện Diễn Châu đều tập trung tại đây nên việc thu mua nguyên liệu là khá dễ dàng và thuận tiện. Công ty liên hệ và trực tiếp thu mua nguyên liệu từ các ngư dân để tránh phát sinh thêm các chi phí trung gian, tuy nhiên nguồn hải sản trong huyện không đủ đáp ứng nhu cầu buộc Công ty phải thu mua từ các nguồn hải sản vùng lân cận và địa bàn ngoài tỉnh.
Khách hàng
Thu nhập của người dân tăng cao, xu hướng tiêu dùng sản phẩm tăng hơn trước. Họ không những đòi hỏi về chất lượng mà còn cả mẫu mã, hình thức. Thị hiếu tiêu dùng ngày càng thay đổi nhanh. Mặt khác trên thị trường hiện nay với đa dạng loại hình sản phẩm với những thương hiệu nổi tiếng được quảng cáo rầm rộ tác động đến tâm lý người tiêu dùng. Họ mua sản phẩm là vì thương hiệu được mọi người biết đến. Chi phí chuyển đổi của khách hàng từ sản phẩm này sang sản phẩm khác thấp. Có thể nói áp lực từ phía khách hàng tương đối lớn, buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong thời gian gần đây, khi mà người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao về dòng sản phẩm sạch và nguyên
chất thì mặt hàng nước mắm truyền thống được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, dù trên thị trường có cả trăm loại nước mắm đóng chai khác nhau nhưng khơng ít gia đình khơng thể qn được nước mắm truyền thống. Để có được món “quốc túy” ưng ý cho mỗi bữa ăn, họ khơng ngại bỏ cơng sức để tìm mua, đặt hàng riêng cho nhà mình. Việc thương hiệu nước mắm Vạn Phần với gần 70 năm kinh nghiệm và các giải thưởng về chất lượng là cơ sở để khách hàng tin dùng sản phẩm. Điều công ty cần làm là tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mẫu mã bao bì để thu hút khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh
Trong thời kỳ bao cấp khi nói tới nước mắm Vạn Phần và các nhãn hiệu nước mắm trong tỉnh thì hầu hết người tiêu dùng phía Bắc đều biết tiếng. Nhưng hiện nay, tuy vẫn chiếm được thị phần không nhỏ ở thị trường trong tỉnh; nhưng trên thị trường cả nước vẫn chưa được các doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng lựa chọn. Một nguyên nhân căn bản nhất, đó là các nhà quản lý, các nhà sản xuất của Nhà nước và tư nhân chưa thực sự chú ý đến việc quảng bá thương hiệu sản phẩm của địa phương. Tuy chất lượng khơng thua kém gì sản phẩm cùng loại ở các địa phương trong nước, nhưng do thiếu chú trọng quảng bá nên đành chịu "lép vế" trước thương hiệu của các địa phương khác. Hiện nay, công ty tổ chức tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh và một số tỉnh phía Bắc, nhưng thị trường tiêu thụ chính vẫn là trong tỉnh.
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có trên 150 doanh nghiệp sản xuất nước mắm, và các làng nghề trong tỉnh. Có rất nhiều sản phẩm của các làng nghề, cơ sở sản xuất trong và ngoài tỉnh cũng như của các thương hiệu nổi tiếng được bày bán trên thị trường. Do vậy, đối thủ cạnh tranh của công ty là rất lớn mà đối thủ trực tiếp nhất là nước mắm Quỳnh Lưu, có địa chỉ tiếp giáp với Diễn Châu, nước mắm Hà Tĩnh như Kỳ Ninh, Cẩm Nhượng, Thạch Hải, Kỳ Xn. Ngồi ra có các loại khác như nước mắm Nam Ngư, Chin su, Phú Quốc, Phan Thiết,.. Các đối thủ cạnh tranh ngày càng lớn mạnh và đầu tư lớn cho việc phát triển thương hiệu để thu hút khách hàng. Công ty sử dụng nhiều chiến lược về giá, các chính sách xúc tiến hỗ trợ bán hàng, các chính sách phân phối để tiếp tục củng cố và mở rộng thị trường. Hiện nay trên thị trường hàng nhái, kém chất lượng được bày bán nhiều, khơng đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, đặt ra những thách thức lớn trong việc giữ vững thị trường. Hiện nay, với trữ lượng đánh bắt
cá tồn tỉnh cá ước tính 86.000 tấn, trữ lượng cá đáy 45.000 tấn, cá nổi 41.000 tấn, trong đó có khả năng cho phép đánh bắt 54.000 tấn /năm, Nghệ An có nguồn tài nguyên dồi dào để phát triển nghề sản xuất, chế biến nước mắm. Lại có nhiều làng nghề truyền thống với hàng ngàn hộ dân ven biển. Theo số liệu thống kê của các làng nghề, sản phẩm cá nổi đánh bắt của các địa phương đưa vào sản xuất nước mắm chưa đạt 40%. Vấn đề mấu chốt hiện nay và cũng chính là câu trả lời cho thương hiệu nước mắm Vạn Phần đó chính là sự chung tay của ngư dân, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước (Chính quyền các cấp, Sở NN-PTNT). Chúng ta đang thiếu một đầu mối vừa bao tiêu vừa sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Các cơ sở sản xuất hiện nay của chúng ta chưa dám đầu tư lớn, mặc dầu các ngân hàng luôn mở rộng cảnh cửa. Sự nỗ lực tạo thương hiệu, giành uy tín và thị phần vẫn là trách nhiệm chính của nhà sản xuất song Nhà nước và nhà khoa học cũng cần đồng hành trong q trình mở rộng quy mơ sản xuất và tìm kiếm chất bảo quản, cách chế biến cho sản phẩm nước mắm. Có làm được như vậy mới hy vọng thương hiệu nước mắm Vạn Phần đủ sức cạnh tranh.