6. Kết cấu khóa luận
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những mặt hạn chế:
Mặc dù dư nợ cho vay được liên tục mở rộng đi đơi với việc kiểm sốt chất lượng hoạt động cho vay, độ an toàn vốn được đảm bảo, song đây vẫn chưa phải là mức độ chất lượng tốt nhất mà chi nhánh có thể đạt được. Nếu phát huy được hết khả năng và tiềm lực của mình thì những kết quả chi nhánh đạt được cịn có thể khả quan hơn rất nhiều. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại một số hạn chế nhất định trong hoạt động cho vay KHCN của chi nhánh:
Thứ nhất, tình trạng tồn tại nợ xấu, nợ quá hạn trong hoạt động cho vay
KHCN mặc dù đang nằm trong mức an tồn nhưng thời gian gần đây đang có xu hướng tăng dần. Đây là một trong những dấu hiệu chứng tỏ sự xuống cấp trong chất lượng cho vay KHCN. Sacombank Thăng Long phải coi cơng việc quản lí chất lượng các khoản vay trở thành công việc cần được quan tâm và chú trọng hơn nữa.
Thứ hai, quy trình vay vốn tại đơn vị còn nhiều hạn chế, chưa thật sự
nhanh gọn đảm bảo đáp ứng yêu cầu về thời gian nhanh chóng thuận tiện cho khách hàng.
Cuối cùng, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trên cùng địa bàn ngày
càng gay gắt về quy mô, chất lượng dịch vụ, sự đa dạng về sản phẩm,… đòi hỏi Sacombank Thăng Long phải đưa ra đường lối, chiến lược cũng như các sản phẩm cạnh tranh hơn nhằm thu hút KH.
Nguyên nhân:
Nguyên nhân chủ quan:
Hạn chế trong việc thẩm định, kiểm tra, giám sát khoản vay: Việc gia tăng các khoản nợ xấu, nợ quá hạn là những hệ quả chính xuất phát từ những thiếu sót trong công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát khoản vay. Công tác thẩm định không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến việc ngân hàng cho vay các khách hàng có khả năng trả nợ kém làm gia tăng các khaonr nợ xấu của ngân hàng. Việc kiểm tra giám sát các khoản vay không tốt sẽ dẫn đến việc sử ụng vốn vay khơng đúng mục đích hoặc khơng hiệu quả cũng làm gia tăng nợ xấu, nợ quá hạn của ngân hàng.
Hạn chế trong khả năng xử lí và thu thập thông tin: việc thu thập thông
tin để cung cấp phục vụ cho công tác thẩm định, kiểm tra giám sát và lưu trữ trở nên khó khăn đối với những khách hàng ở xa trụ sở của Chi nhánh bởi cán bộ tín dụng khơng có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc dễ rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực. Các thông tin do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan
của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc thẩm định thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp do vậy dễ dẫn đến những sai lầm nếu như các thơng tin do khách hàng cung cấp thiếu tính chính xác.
Về tổ chức bộ máy : Các cán bộ tín dụng phải thực hiện tất cả cơng vịêc
từ tìm kiếm KH, giao dịch trực tiếp, kiểm tra hồ sơ, thẩm định, kiểm tra đối tượng vay vốn và tính khả thi của dự án, kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc khách hàng trả lãi và gốc đầy đủ, đúng hạn. Cơng việc này sẽ càng khó khăn hơn khi số lượng món vay nhiều và dàn trải trên địa bàn rải rác.
Về khả năng cạnh tranh của chi nhánh: số lượng các Ngân hàng, đặc
biệt là khối NHTMCP trên địa bàn ngày càng nhiều, bản thân đơn vị lại là một chi nhánh mới được thành lập nên sẽ khó khăn trong việc cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn.
Nguyên nhân khách quan:
Từ phía khách hàng: khách hàng được vay vốn thì một số lại yếu kém
trong vấn đề quản lý và sử dụng vốn, có biểu hiện của việc sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng…đây cũng là những bất cập, là nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với các khách hàng cá nhân sản xuất kinh doanh.
Từ môi trường kinh doanh: môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng
vẫn chưa đồng bộ và đầy đủ, chính sách tín dụng cịn nhiều thiếu sót. Các cơ quan có thẩm quyền cịn chưa đủ mạnh để có thể giải quyết các tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự và phát mại tài sản hoặc chưa thực hiện kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp vay vốn Ngân hàng khó khăn phức tạp. Bên cạnh đó nề kinh tế khó khăn cũng tác động đến khả năng trả nợ của các chủ thể đi vay làm ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của hoạt động tín dụng cũng như chất lượng của các khoản cho vay.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CHO VAY KHCN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GỊN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH THĂNG LONG