Thực trạng chung bán lẻ điện tử

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 39 - 41)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng quy trình bán lẻ điện tử tại Công ty Cổ phần komaba

2.2.1 Thực trạng chung bán lẻ điện tử

Bán lẻ điện tử trong TMĐT đang ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Theo tổ chức công nghệ thông tin và truyền thông ITU của Liên hợp quốc công bố trong báo cáo ngày 7/12 ước tính tới hết năm 2018, tổng lượng người sử dụng Internet trên toàn cầu chiếm đến 51,2% dân số tồn cầu, có thể thấy tiềm năng phát triển của bán lẻ điện tử.

Một số các công ty bán lẻ điện tử đã tạo được thương hiệu và có vị thế trên thế giới như Amazon.com, Ebay.com, Dell.com, Wallmart.com… tiếp tục giữ vững và tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo Báo cáo thương mại điện tử năm 2017 của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (VECITA), doanh thu thương mại điện tử B2C toàn cầu năm 2017 đạt khoảng 2,143 tỷ USD, tăng 11.5% so với năm 2016, chiếm 9.14% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Con số này dự kiến đạt 4,058 USD vào năm 2020.

Tại Việt Nam, thương mại điện tử những năm gần đây nhưng đã có những thành tích đáng khích lệ. Khảo sát năm 2017 của VECITA cho thấy 68% người dùng internet đã mua sắm trực tuyến với mức chi tiêu bình quân/người là 186 USD trong năm 2017, doanh thu thương mại điện tử B2C đạt 6.2 tỷ USD, tăng 24% so với năm 2016, chiếm 3,6% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước. Dự kiến vào năm 2020, 30% dân số tham gia mua sắm trực tuyến, với giá trị mua hàng trực tuyến đạt trung bình 350 USD/người/năm; doanh số TMĐT B2C (doanh nghiệp với khách hàng) sẽ đạt 10 tỷ USD, chiếm 5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Hình 2.1 Thống kê TMĐT B2C tại Việt Nam trong năm 2014 - 2017

Có thể thấy người dân Việt Nam ngày càng tin tưởng và sử dụng nhiều hình thức mua sắm trực tuyến, thay vì tâm lý ngại mua hàng qua mạng như trước đây. Trên thực tế, do nhu cầu mua sắm online ngày càng tăng nên các website thương mại điện tử cũng nở rộ tại Việt Nam và nhận được sự quan tâm đầu tư từ nước ngoài như: Lazada, Shopee, Tiki, Sendo…Bên cạnh đó, trên các mạng xã hội như: Facebook, Zalo… hoạt động kinh doanh cũng khởi sắc. Quần áo thời trang là nhóm hàng hóa được mua trên mạng nhiều nhất trong những năm qua. Tiếp đến là nhóm đồ cơng nghệ và điện tử; thiết bị đồ dùng gia đình; đặt chỗ khách sạn/tour du lịch… Hầu hết người mua sắm trực tuyến đều thích trả tiền mặt khi giao hàng với 80% người lựa chọn phương thức thanh toán này.

Bán lẻ điện tử tại Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về tốc độ và quy mô. Nhiều website bán lẻ điện tử vừa và nhỏ được xây dựng để tạo kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng cao của khách hàng ở nhiều tầng lớp khác nhau. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về ngành nghề kinh doanh TMĐT cũng mang lại một cái nhìn lạc quan. Từ hàng đồ dùng gia đình, đồ dùng nhà bếp, điện máy, sách báo cho đến các hàng hóa nội dung số, dịch vụ giá trị gia tăng đều có mặt trong danh mục kinh doanh trực tuyến ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 39 - 41)