Dự báo triển vọng phát triển và định hướng của Công ty Cổ phần KOMABA

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 48 - 50)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

3.1. Dự báo triển vọng phát triển và định hướng của Công ty Cổ phần KOMABA

3.1. Dự báo triển vọng phát triển và định hướng của Công ty Cổ phầnKOMABA KOMABA

3.1.1. Dự báo xu hướng phát triển trong thời gian tới

Với sự phát triển của Internet , TMĐT ngày càng phát triển mạnh mẽ và đang dần thay thế hình thức kinh doanh truyền thống. Tốc độ, chi phí thấp và khả năng truy nhập tới Internet làm cho TMĐT trở thành cơ hội mới cho tất cả các doanh nghiệp trên thế giới trong tương lai.

Theo thống kê của Bộ Cơng Thương Việt Nam, năm 2016, có 1,61 tỷ người trên tồn cầu mua hàng trực tuyến. Dự kiến, doanh thu bán lẻ trực tuyến trên toàn thế giới sẽ tăng từ 1.900 tỷ USD năm 2016, lên 4.060 tỷ USD năm 2020.Theo đánh giá về tình hình tiêu dùng năm 2017 của Consumer Conditions Scoreboard, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp 2 lần trong 10 năm qua.Mua bán trực tuyến hiện đóng góp hơn 9% tổng doanh số bán lẻ tại châu Âu và tính trong những tháng đầu năm 2016, có tới 18 triệu người dùng mạng Internet ở khu vực Bắc Âu mua hàng trực tuyến.

Tại Mỹ, Bộ Thương mại nước này cho biết doanh thu bán lẻ trực tuyến trong quý 2/2017 của nước này tăng 4,8% so với quý I/2017, lên 111,5 tỷ USD và đóng góp 8,9% tổng doanh thu bán lẻ. Trong năm 2016, thương mại điện tử là điểm sáng trong ngành bán lẻ của Mỹ. Thống kê cho thấy doanh thu bán hàng qua mạng trong năm 2016 đạt 394,86 tỷ USD, tăng 15,6% so với với năm 2015, ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2013.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Marc Woo, thuộc Google, dự báo khu vực Đông Nam Á sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp theo, nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng Internet. Dự kiến, số lượng người thuộc

tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190 triệu người trong năm 2012, lên 400 triệu người năm 2020 và lượng người truy nhập Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần lên 600 triệu người vào năm 2025.

Thị trường TMĐT nói chung, và bán lẻ điện tử nói riêng tại Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động, phát triển mạnh và được cho là thị trường vô cùng tiềm năng đối với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng đạt trên 30%. ( Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam,VECOM, ngày 12/03/2019).

Theo số liệu mới nhất từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phát hành vào cuối tháng 9/2018, doanh thu thương mại điện tử trong năm 2017 của Việt Nam đã đạt 6,2 tỉ USD, tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái.Với điểm xuất phát thấp khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Dự kiến tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 có thể tiếp tục ở mức 30% và cao hơn thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ lên tới 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mơ thương mại điện tử bán lẻ (B2C) tại Việt Nam đạt 10 tỷ USD vào năm 2020.

Thị trường bán lẻ điện tử tại Việt Nam đang ngày càng sôi động và cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt là từ khi Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp, công cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn khi các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh giành thị trường với các doanh nghiệp nước ngồi.

Đối với ngành bán lẻ điện tử trong TMĐT thì Việt Nam đang là một thị trường tiềm năng, khi mà tỷ lệ người dùng mạng Internet ngày càng nhiều. Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, 60% người mua sắm trực tuyến từ nữ và 40% mua sắm online từ nam. Độ tuổi mua sắm online từ 25-29 tuổi chiếm 55%. Đa số người mua online đều là người độc thân, 55% đối tượng khách hàng là nhân viên văn phòng sử dụng dịch vụ mua sắm online. Hiện, 35,8 triệu người sử dụng kết nối internet, con số tăng hàng năm là 11%.Các doanh nghiệp tạo website cho mình để cung cấp thơng tin cơ

bản về sản phẩm dịch vụ của mình cho khách hàng 24/24, cả 7 ngày trong tuần, kể cả những ngày lễ, tết, ngày nghỉ, khách hàng có nhu cầu thì đều có thể tìm và mua hàng hóa. Khách hàng có thể mua hàng bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp bán lẻ mở rộng kinh doanh, đưa sản phẩm của mình ra đấu trường quốc tế và cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên toàn thế giới.

3.1.2. Định hướng phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Komaba hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và trở thành một công ty quảng cáo hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực bán buôn , bán lẻ thực phẩm dựa vào website bán hàng, các kênh bán hàng trực tuyến và phát triển dịch vụ quảng cáo đa kênh. Trong lĩnh vực TMĐT , Công ty tập trung phát triển mạnh dịch vụ Seo, Sem đồng thời phát triển thêm các hoạt động quảng cáo Digital Marketing như quảng cáo Zalo, Instagram, Viral marketing,… Doanh nghiệp phát triển theo các mảng lớn sau:

- Xây dựng và phát triển website bán hàng trực tuyến , quảng cáo truyền thông thương hiệu , và bán lẻ , bán buôn hàng hố , sử dụng các cơng cụ website, phần mềm quản lý, công cụ quản trị chuyên nghiệp , hiệu quả để kết nối giữa người bán, và người mua , các đại lý, trên khắp cả nước. Khả năng cung cấp hàng chục nghìn sản phẩm cơng nghệ mới nhất hàng đầu trên thế giới. Đưa sản phẩm của công ty đến người tiêu dùng trên khắp các quốc gia trên thế giới.

- Tiếp tục xây dựng , nâng cao đội ngũ cán bộ nhân viên có chun mơn, sáng tạo , ứng dụng công nghệ hiện đại nhất, am hiểu sâu về nghiệp vụ trong lĩnh vực Thương mại điện tử trong thời gian tới.

- Liên tục ứng dụng và mở rộng các phương pháp mới nhất, các công cụ mới nhất để nâng cao hiệu quả quản lý doanh nghiệp và các hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)