Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình bán lẻ điện tử tại cơng ty

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 42 - 48)

6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

2.2 Thực trạng quy trình bán lẻ điện tử tại Công ty Cổ phần komaba

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình bán lẻ điện tử tại cơng ty

2.2.3.1 Các nhân tố bên ngồi doanh nghiệp

Chính trị, pháp luật

Bán lẻ điện tử nằm trong phạm vi của TMĐT, không chỉ chịu ảnh hưởng của hệ thống luật thương mại nói chung mà cịn chịu ảnh hưởng của luật thương mại quốc tế, vì trao đổi có thể là xun quốc gia, địi hỏi phải có sự hài hịa giữa các hệ thống pháp luật và hệ thống chính trị khác nhau. Với mỗi một quốc gia, TMĐT chỉ có thể tiến hành khi tính pháp lý của nó được thừa nhận, biểu hiện cụ thể bằng sự thừa nhận pháp lý giá trị của các giao dịch điện tử, chữ ký điện tử, chữ ký số hóa, các thanh tốn điện tử, các dữ liệu có xuất xứ từ các cơ quan nhà nước, sở hữu trí tuệ hàm chứa trong thơng tin trên website, bí mật riêng tư, và bảo vệ pháp lý đối với mạng thông tin chống tội phạm xâm nhập, và có các cơ quan xác thực hoặc chứng nhận chữ ký điện tử…

Ở Việt Nam, các chính sách, văn bản pháp luật về TMĐT đang dần được hoàn thiện. Ngoài các văn bản pháp luật được ban hành để điều chỉnh hoạt động thương mại như: Luật Thương mại 2005, Luật Doanh nghiệp 2005, cịn có Luật Giao dịch điện tử, Luật CNTT, Luật Viễn Thơng, Nghị định 57/2006/NĐ-CP của Chính phủ về Thương mại điện tử, Nghị định số 26/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch

điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số… Hệ thống pháp luật càng hồn thiện thì TMĐT càng có cơ sở để phát triển. Sự tin tưởng trong giao dịch điện tử được tăng cường từ cả phía doanh nghiệp và khách hàng.

Hạ tầng công nghệ

Hạ tầng cơng nghệ là yếu tố nền móng cho TMĐT. Hạ tầng cơng nghệ phục vụ TMĐT phải đảm bảo vừa tiên tiến, hiện đại về công nghệ và thiết bị, đồng thời phải có tính phổ cập về kinh tế (xét về kinh tế là trong khả năng tiếp cận của nhiều người sử dụng).

Trong những năm gần đây, tình hình phát triển cơng nghệ ở nước ta nhìn chung khá sơi động, đặc biệt là sự phát triển nhanh về số người sử dụng Internet. Tổng số người sử dụng Internet ở Việt Nam tính đến hết 31/12/2011 là 30,5 triệu người dùng, chiếm khoảng 33,7% dân số Việt Nam.

Tình hình ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp: có đến 98% doanh nghiệp đã kết nối Internet dưới nhiều hình thức khác nhau. Trên 81% doanh nghiệp sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh, 38% doanh nghiệp đã xây dựng website riêng. Việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng được các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều để tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh như kế toán (88%), quản lý nhân sự (48%) … Hầu hết các doanh nghiệp đều chấp nhận việc đặt hàng hoặc nhận đặt hàng qua các phương tiện điện tử, trong đó số lượng doanh nghiệp đặt và chấp nhận đặt hàng thông qua Internet ngày càng tăng.

Kinh tế

Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, kinh tế Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn và thách thức. Tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam (GDP) đạt khoảng 2.535.008 tỷ đồng, tăng trưởng 5,89%, thấp so với 6,78% năm 2010. Cuối tháng 12/2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,53% so với tháng trước đó, kéo lạm phát cả năm lên mức 18,58%. Tốc độ tăng GDP năm 2012 dự báo đạt 5,6%, tỷ lệ lạm phát cao, thị trường nhiều biến động, với sự cạnh tranh quyết liệt ngày càng cao… ảnh hưởng trực tiếp tới sức mua của khách hàng, thói quen mua sắm, tiêu dùng. Những biến động của nền kinh tế đã trực tiếp tác động đế hoạt động bán lẻ điện tử của hanoi.golmart.vn. Điều này địi hỏi cơng ty cần phải có những quyết định phù hợp nhằm thu hút thêm khách hàng.

Văn hóa - xã hội

Văn hóa - xã hội là yếu tố có tính quyết định đến việc chọn phương thức và ra quyết định mua của khách hàng. Trong TMĐT, doanh nghiệp kinh doanh trong mơi trường tồn cầu hoặc ít nhất là nhiều vùng miền trong một quốc gia, mà mỗi khu vực địa lý lại có những đặc trưng văn hóa - xã hội riêng, điều này gây khơng ít khó khăn cho các nhà kinh doanh.

Để phát triển các công ty kinh doanh trong môi trường TMĐT nên chú ý đến một số vấn đề về văn hóa xã hội như: vấn đề ngơn ngữ (với những website có thị trường tại nhiều nước nên có nhiều phiên bản khác nhau), biểu tượng màu sắc (nên tìm hiểu văn hóa tại vùng miền để biết được những màu sắc nên và không nên sử dụng), thói quen tiêu dùng của người dân…

Xét riêng về thói quen tiêu dùng ở Việt Nam, có những người rất nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơng nghệ, tích cực tham gia các mua bán trực tuyến, tuy nhiên, đa số mọi người vẫn cịn e dè với loại hình này do nhiều nguyên nhân khác nhau. Ví dụ như về hình thức thanh tốn, các giao dịch điện tử chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức thanh toán tiền mặt khi giao hàng, người dân vẫn chưa tin tưởng vào thanh toán điện tử và họ thấy thanh tốn bằng tiền mặt an tồn, thuận tiện hơn nhiều. Các nhà bán lẻ điện tử cũng cần chú trọng vào đặc điểm, thói quen sinh hoạt của các khách hàng theo từng vùng miền để đưa ra các sản phẩm hay chính sách phù hợp.

Nhà cung ứng

Nhà cung ứng là đơn vị trực tiếp cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho doanh nghiệp, là bước đầu tiên, quan trọng trong hệ thống các hoạt động bán hàng. Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung ứng và quản lý các hoạt động liên quan phải được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Có thể chọn đối tác cung ứng dựa vào: chất lượng sản phẩm, tính khả ứng của mặt hàng mua, giá bán, nguồn lực tài chính, thời hạn và tính kịp thời của việc giao hàng, các dịch vụ trước, trong và sau bán… Đối với mặt hàng đồ dùng nhà bếp tuy có rất nhiều nhà cung cấp với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau nhưng các sản phẩm có uy tín, thương hiệu lại có giá q cao so với khả năng chi trả của người Việt Nam.

Khách hàng

nhà, tại nơi làm việc hoặc tại các dịch vụ Internet cơng cộng đều có thể truy cập website mua hàng. Cụ thể họ là những người tiêu dùng đa ngành nghề, những người khơng có thời gian đi mua sắm truyền thống tại các cửa hàng, họ là những người ở độ tuổi từ 18 tuổi trở nên, có thói quen sử dụng Internet để mua hàng trực tuyến. Việc nghiên cứu mục tiêu, thói quen và hành vi mua hàng của khách hàng là điều vô cùng cần thiết và quan trọng. Điều này cũng tác động tới cách thiết kế trang web, ví dụ như về mặt ngôn ngữ, giao diện website, các sản phẩm trưng bày trên website. Khách hàng là yếu tố trung tâm, rất quan trọng. Tất cả các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới là thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm., điều này địi hỏi cơng ty cần đưa ra các sản phẩm phong phú, đa dạng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng và các cơng cụ hỗ trợ mua bán trực tuyến tốt nhất, đáp ứng nhu cầu và sự thuận tiện tối đa cho khách hàng.

Đối thủ cạnh tranh

Những đối thủ cạnh tranh của một công ty là những đối thủ tìm cách thỏa mãn cùng những khách hàng, những nhu cầu giống nhau hoặc sản xuất ra những sản phẩm tương tự. Công ty cũng cần chú ý đến những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn - không trực tiếp lộ diện - là những người có thể đưa ra những cách mới hay khác để thỏa mãn cùng những nhu cầu đó.

Hiện nay, các website kinh doanh mặt hàng đồ dùng gia đình, thiết bị điện tử khá phổ biến, bao gồm các website chuyên doanh về hàng đồ dùng và các website bán lẻ tất cả các mặt hàng như:

- Website: www.meta.vn

Website trực thuộc Công ty cổ phần mạng trực tuyến Meta, là nhà phân phối của các công ty nổi tiếng trong và ngoài nước như: Hapycook, Sunhouse, Hasuka, Glasslock, Cuckoo… Các sản phẩm trên website đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau. Tuy nhiên, giá các sản phẩm trên www.meta.vn tương đối cao so với khả năng của người Việt Nam. Website mua hàng được tích hợp giỏ hàng điện tử và có nhiều phương thức thanh tốn khác nhau: Tiền mặt, gửi tiền qua bưu điện, chuyển khoản bằng thẻ ATM, ví điện tử…

- Website www.promart.com.vn:

Website trực thuộc Cơng ty TNHH thương mại và dịch vụ Bảo Tín, thành lập năm 2007 chuyên kinh doanh và phân phối sản phẩm hàng gia dụng, nội thất, đồ dùng

chăm sóc trẻ em và nhiều sản phẩm khác. Hơn 5 năm hoạt động và phát triển công ty đã từng bước khẳng định được hướng phát triển của mình bằng những sản phẩm chất lượng - cơng nghệ cao có chọn lọc xuất xứ từ châu Âu và châu Á.

Công ty là đại diện phân phối và bán các sản phẩm đồ dùng nhà bếp tại Việt Nam do các thương hiệu hàng đầu thế giới sản xuất. Website mua hàng được tích hợp giỏ hàng điện tử và có nhiều phương thức thanh tốn khác nhau.

2.2.3.2 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nguồn nhân lực

Thương mại điện tử tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước phát triển nhất định, Chính phủ và doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật và hoàn chỉnh khung pháp lý, tuy nhiên nguồn nhân lực và chất lượng nhân lực TMĐT vẫn đang là điều các doanh nghiệp băn khoăn.

Nhân lực là yếu tố then chốt đối công ty, nhân lực đáp ứng được về mặt số lượng và chất lượng thì cơng ty mới phát triển được. Vì vậy, địi hỏi Cơng ty ln quan tâm đến vấn đề tuyển dụng và đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho nhân viên.

Xét về nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Komaba - Số lượng nhân lực:

Hiện nay tồn cơng ty có 200 nhân viên, trong đó, số nhân viên tốt nghiệp trình độ đại học trở lên là 105 người. Công ty sở hữu rất nhiều nhân lực có trình độ chun mơn, tốt nghiệp các trường đại học và được đào tạo chuyên ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing. Hơn một nửa bộ phân viên trong công ty phục vụ cho hoạt động TMĐT. Công ty đang có nhu cầu mở rộng kinh doanh, và xây dựng website bán lẻ điện tử chuyên nghiệp , vì vậy cần đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp cho việc thiết kế, hoạt động duy trì website.

- Chất lượng nhân lực:

Nhân viên làm việc trong công ty hầu hết là mới ra trường, có kiến thức chuyên mơn nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, trong việc triển khai các hoạt động TMĐT, là lĩnh vực kinh doanh đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau.

Nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là cơng cụ cần thiết hàng đầu để doanh nghiệp thực hiện ý định kinh doanh của mình. Với nguồn vốn ổn định sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh

được thực hiện, duy trì hoạt động và xây dựng kế hoạch kinh doanh cụ thể và chắc chắn, đồng thời giúp doanh nghiệp có thể đầu tư sản xuất và mở rộng. Hơn nữa còn giúp cho doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, tạo được lợi thế so với đối thủ cạnh tranh.

Công ty cổ phần Komaba nhận 80% nguồn vốn từ các cổ đông. Nguồn vốn luôn dễ dàng được huy động và quay vịng đảm bảo hoạt động kinh doanh của cơng ty liên tục.

Nguồn lực công nghệ

Về cơ sở vật chất, kỹ thuật, cơng ty có một số trang thiết bị như: - Trang thiết bị phần cứng gồm có:

+ Máy chủ: 1 máy + Máy trạm: 50 máy

+ Máy tính cá nhân: hơn 100 máy

+ Mạng: Công ty cổ phần Komaba sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp như FPT, Viettel. Mỗi nhà cung cấp có 2 đường truyền.

- Các phần mềm ứng dụng trong quản lý và kinh doanh: + Phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho.

+ Phần mềm quản lý đơn hàng + Phần mềm quản lý kinh doanh. + Phần mềm quản lý nhân sự.

+ Phần mềm vận chuyển, khai báo hải quan.

Tất cả những phần mềm này do Công ty cổ phần Komaba tự thiết kế và mua phần mềm bên ngoài.

CHƯƠNG 3

CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN QUY TRÌNH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện quy trình bán lẻ điện tử cho công ty cổ phần komaba (Trang 42 - 48)