Bảng 3.9. Diễn biến dư nợ đối với DNNVV theo ngành kinh tế
Đơn vị tính: 1.000 đồng
(Nguồn: báo cáo tín dụng của MB - TCH)
Qua bảng diễn biến dư nợ tín dụng, chúng ta có thể thấy rằng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các ngành thương mại, dịch vụ tiêu dùng không ngừng tăng lên qua từng năm. Trong năm 2007, ngành dịch vụ chỉ chiếm 35,9% tổng dư nợ đối với DNNVV đến năm 2009 thì chiếm khoảng 44,3% tổng dư nợ cho vay DNNVV. Còn ngành dịch vụ tiêu dùng thì từ 25,5% tăng lên 30,3%. Trong khi đó, tỷ trọng dư nợ tín dụng cho ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng ngày càng giảm. Ngành cơng nghiệp tuy tỷ trọng có giảm nhưng vẫn cịn khá cao. Bên cạnh đó, MB – TCH cũng đang chú ý đầu tư và hỗ trợ tín dụng vào các ngành khác nhằm đa dạng hóa cơ cấu tín dụng để hạn chế bớt rủi ro có thể xảy ra. Sở dĩ MB – TCH chú trọng đầu tư vào hai ngành thương mại, dịch vụ tiêu dùng trên bởi vì hiện nay chưa có chính sách ưu đãi hay khuyến khích nào cụ thể đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiêu dùng. Đây là
2007 2008 2009
Năm
Chỉ tiêu Số tiền (% ) Số tiền (% ) Số tiền (% )
Tổng dư nợ
DNNVV 48.268.586 100 97.657.570 100 100.032.839 100 Nông nghiệp 3.250.408 6,7 4.125.506 4,2 2.146.631 2,1 Thương mại 17.350.420 35,9 42.125.200 43,1 44.360.210 44,3 Dịch vụ tiêu dùng 12.321.200 25,5 25.300.520 25,9 30.310.500 30,3 Công nghiệp, xây
dựng 11.350.620 23,5 20.380.420 20,9 14.230.100 14,2 Các ngành khác 3.995.938 8,3 5.725.924 5,9 8.985.398 9
55
những lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt là khi Việt Nam tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Thương mại, dịch vụ trong nước là kênh giúp phát triển sản xuất tuy nhiên lĩnh vực này chưa thực sự có được những chính sách ưu đãi từ Nhà nước. Chính phủ có những quyết định về hỗ trợ, ưu đãi hay tiếp cận tín dụng đầu tư có đề cập đến hoạt động thương mại, dịch vụ nhưng những nội dung đó chưa thỏa đáng. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ cũng chịu những thiệt thòi hơn so với sản xuất. Trong danh mục ưu đãi quốc gia phần lớn tập trung cho những lĩnh vực khác như sản xuất trong khi đối với lĩnh vực thương mại lại rất ít. Hoặc thậm chí nguồn vốn hỗ trợ trong nước hoặc nước ngoài như ODA cũng dành phần lớn cho lĩnh vực khác, còn lĩnh vực thương mại chỉ tập trung cho những hoạt động tổ chức khóa huấn luyện, đào tạo cán bộ… Do thấy được những tiềm năng phát triển của các ngành này trong tương lai nên MB – TCH tăng cường hỗ trợ tín dụng.