7. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển điểm tiếp
điểm tiếp xúc thương hiệu cho sản phẩm thiết bị điện máy của công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng.
2.4.1 Thành công đã đạt được
Công ty đã đạt được những thành công nhất định khi xây dựng hệ thống điểm tiếp xúc thương hiệu. Một số điểm tiếp xúc thương hiệu mà công ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng đã triển khai khá tốt: website, nhân viên, bao bì đóng gói sản phẩm.
Website được khách hàng đánh giá tốt. Màu xanh biển dịu mắt, dễ nhìn; giao diện đơn giản, dễ dàng tìm kiếm thơng tin cơ bản về sản phẩm cũng như thông tin về công ty. Nhân viên nhiệt tình cởi mở, thân thiện với khách hàng. Nhân viên có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có sự hiểu biết nhất định về các sản phẩm của công ty. Khách hàng nhận xét nhân viên công ty rất kiên nhẫn giải đáp các thắc mắc của khách hàng, không tỏ thái độ kháckhi khách hàng mua ít hỏi nhiều.
Bao bì đóng gói sản phẩm của công ty tuy đơn giản nhưng cũng đã tạo được những ấn tượng nhất định, và lấy được thiện cảm của một số lượng khách hàng. Bao bên ngồi sản sản chỉ là các thùng bìa cứng xám bình thường; nhưng bên trong là các lớp nilong xốp, sản phẩm được bọc rất cẩn thận, tránh được nhiều trường hợp bị thất lạc các phụ kiện nhỏ như: ốc, đinh tán…
2.4.2 Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh các điểm tiếp xúc được triển khai khá tốt, thì cũng có các điểm tiếp xúc mà công ty triển khai chưa tốt. Mặc dù đã có những đầu tư nhất định cho xây đung và hồn thiện các điểm tiếp xúc thương hiệu nhưng cơng ty TNHH thiết bị điện máy Tuấn Dũng vẫn chưa khai thác được tối đa các điểm tiếp xúc thương hiệu. Một số điểm tiếp xúc cơng ty đã triển khai, nhưng vẫn cịn sơ xài, chưa khai thác hết như: nhân viên, website, ấn phẩm…
Nhân viên là điểm tiếp xúc quan trọng với khách hàng. Tuy nhiên, nhân viên công ty lại chưa có đồng phục. Khách hàng nhận ra nhân viên chủ yếu qua thái độ và tác phong làm việc của nhân viên; một số nhỏ khách hàng thì nhận ra nhân viên thơng qua bảng tên.
Quảng cáo sẽ giúp cho công chúng, khách hàng biết đến công ty nhiều hơn, nhưng trên các phương tiện truyền thanh truyền hình chưa thấy quảng cáo quả công ty. Công ty mới chỉ tập trung vào bán hàng truyền thống mà chưa có khai thác quảng bá thương hiệu trên các trang mạng xã hội, hay bán hàng online. Cơng ty có trang website riêng nhưng khơng có box chat để tư vấn hay trả lời khách hàng. Khách hàng có thắc mắc hay muốn biết thêm thơng tin về sản phẩm thì phải điện cho cơng ty.
Suy nghĩ văn phịng chỉ để làm việc, suy nghĩ đó là sai lầm. Văn phòng làm việc của giám đốc là bộ mặt của công ty, nhưng chưa làm nổi bật được thương hiệu cơng ty.
Cơng ty cũng chưa có đầu tư nhất định cho các ấn phẩm, đặc biệt là catalog. Công ty mới chỉ có giới thiệu sản phẩm trên trang website của cơng ty, mà chưa hề có catalog giới thiệu sản phẩm. Việc chưa có catalog ảnh hưởng khá nhiều tới việc tư vấn sản phẩm cho khách hàng của nhân viên. Nhân viên cơng ty cũng chưa có danh thiếp; trong khi danh thiếp của giám đốc nhìn đơn giản, khơng gây được sự chú ý.
Bao bì sản phẩm sẽ thu hút khách hàng, kích thích khách hàng mua sản phẩm. Tuy nhiên, bao bì của cơng ty chưa có nét đặc trưng riêng, chưa gây được sự chú ý đối với khách hàng.
2.4.3 Ngun nhân
Cơng ty có rất nhiều hạn chế trong việc xây dựng điểm tiếp xúc thương hiệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó, tuy nhiên nguyên nhân quan trọng là nguồn vốn và nguồn nhân lực.
Công ty mới thành lập hơn 5 năm, phải chi khá nhiều cho các khoản như: tài sản cố định, mặt bằng, tiền hàng, tiền lương cho nhân viên…Cơng ty chưa đủ tài chính để chi trả cho các điểm tiếp xúc như quảng cáo, in ấn phẩm. Quảng cáo cần một khoản đầu tư lớn để quảng cáo và duy trì hàng tháng. Đặc biệt là quảng cáo trên truyền hình có chi phí cao hơn so với các hình thức quảng cáo khác, vì vậy cơng ty vẫn chưa đầu tư cho hình thức quảng cáo này.
Nguồn nhân lực của cơng ty chỉ có khoản 20 người, trong đó có người cịn kiêm 2 nhiệm vụ. Trình độ của nhân viên hạn chế cũng là khó khăn khi cơng ty triển khai các điểm tiếp xúc. Trong công ty chưa có đội ngũ chuyên về làm thương hiệu, hầu hết đều là do giám đốc lên kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.
Nhận thức của ban lãnh đạo, giám đốc công ty cũng tác động không nhỏ tới việc xây dựng và phát triển các điểm tiếp xúc thương hiệu. Cơng ty chưa có đầu tư cho các điểm tiếp xúc như quảng cáo trên các trang mạng xã hội, một phần nguyên nhân là do nhận thức của ban lành đạo công ty. Ban lãnh đạo chưa nhận ra tác dụng tuyệt vời mà các trang mạng xã hội mang lại nên chưa đầu tư.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ĐIỂM TIẾP XÚC THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN MÁY CỦA CÔNG TY
ĐIỆN MÁY TUẤN DŨNG