a. Khái niệm chung:
- Lao động là gì? Lao động là sự hoạt động có mục đích của con ng−ời để tạo ra các giá trị tinh thần và vật chất cho xã hội.
- ý nghĩa của lao động:
+ Là cơ sở tồn tại và phát triển xã hội.
+ Ph−ơng tiện cần thiết cho sự phát triển nhân cách.
+ Là nghĩa vụ, quyền lợi, nguồn sống và hạnh phúc con ng−ời. Điều kiện để thoả mãn về vật chất và tinh thần cho con ng−ời.
- Giáo dục lao động đ−ợc hiểu là nhà giáo dục dùng lao động nh− một công cụ để tạo ra khả năng lao động ở ng−ời đ−ợc giáo dục.
b. Mục đích và nhiệm vụ giáo dục lao động: - Mục đích:
+ Bồi d−ỡng và làm hoàn thiện quan điểm, thái độ, tình cảm, thói quen, trách nhiệm, nghĩa vụ, l−ơng tâm đối với lao động.
+ Chuẩn bị tâm lý và thực tiễn lao động theo nghê nghiệp. - Nhiệm vụ của giáo dục lao động:
+ Giáo dục thái độ lao động:
` Coi trọng mọi hình thái lao động là vinh quang, đều mang lại giá trị cho xã hội.
` Coi lao động là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi ng−ời.
+ Giáo dục nhu cầu lao động: hiểu lao động là ph−ơng tiện làm phát triển thể chất và tinh thần con ng−ời.
+ Rèn luyện cho kỹ năng, thói quen lao động có văn hóa, biết hợp tác và tác phong khẩn tr−ơng đúng giờ.
+ Phát triển trí tuệ cho họ trong QTLĐ: kỹ năng quản lý, tổ chức, kinh doanh. c. Những yêu cầu đối với việc tổ chức lao động cho học sinh học nghề
- Lao động phải có ý nghĩa tích cực đối với xã hội và là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách:
+ Tạo ra cơ sở vật chất và tinh thần làm phát triển xã hội. + Hiểu rõ ý nghĩa của việc làm để họ trở nên hăng hái tích cực. - Đảm bảo tính tập thể trong lao động:
+ Tính hợp tác, hỗ trợ tạo điều kiện trong lao động. - Đảm bảo tính vừa sức trong lao động:
+ Bố trí phù hợp với khả năng (sức lực cơ bắp và trí tuệ) ở mức có sự gắng sức. ` Luân phiên giữa lao động trí óc và lao động chân tay.
` Đ−a âm nhạc vào QTLĐ và giải lao. - Tăng dần sự đa dạng và tính phức tạp của lao động
+ Lao động trí óc. + Lao động chân tay.
+ Kết hợp cả hai.
+ Rèn cho họ nhiều thao tác, kỹ năng lao động khác nhau. + Làm phức tạp hoá hoạt động lao động...
- Tính sáng tạo của hoạt động lao động
+ Dựa vào những tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm của học sinh để giải quyết các nhiệm vụ lao động, sản xuất trong những tình huống cụ thể khác nhau.
Ví dụ: kỹ năng cạo sẵn có ở họ vào cạo các rãnh tr−ợt bàn xe dao, cạo các trục khuỷu, cạo bạc biên...
- Giáo dục lòng yêu nghề
+ Hứng thú, yên tâm học tập.
+ Tạo động cơ thúc đẩy hành động lao động. Trên cơ sở đó tạo dựng lòng yêu nghề đã lựa chọn.
Biện pháp:
+ Nói rõ ý nghĩa xã hội của nghề đang học. + T− vấn nghề tiếp tục.
+ Bản thân thầy cô làm g−ơng.
+ Đ−a họ vào hành động tìm tòi, khám phá, cải tiến, sáng tạo kỹ thuật. + Sản phẩm các em làm ra đ−ợc xã hội tiêu dùng, −a chuộng.
Câu hỏi ôn tập
1. Trí dục và giáo dục trí tuệ đ−ợc hiểu nh− thế nào? ý nghĩa của chúng? 2. Hãy nêu và giải thích các nhiệm vụ giáo dục trí tuệ?
3. Tại sao quan niệm rằng "dạy học là ph−ơng tiện quan trọng để giáo dục trí tuệ".
4. Lao động và giáo dục lao động đ−ợc hiểu nh− thế nào? Nêu và giải thích mục đích và nhiệm vụ của GDLĐ?
5. Khi tổ chức lao động cho học sinh học nghề cần phải tuân thủ những yêu cầu nào? Nêu và giải thích đồng thời liên hệ với thực tiễn.