Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phầnkha

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần khai thác và chế biến đá cẩm thịnh (Trang 39 - 42)

4 .ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN

2.3. Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phầnkha

khai thác và chế biến đá Cẩm Thịnh

2.3.1. Những kết quả đạt được

-Lãnh đạo Công ty bước đầu cũng đã có sự quan tâm nhất định đến vấn đề rủi ro trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Công ty nhận thức được các rủi ro có thể xả ra và nhận thức được trách nhiệm của mình khi sử dụng lao động. Chính vì thế cơng ty đã tiến hành mua bảo hiểm cho người lao động và các thiết bị máy móc để chuyển giao rủi ro nhằm hạn chế tổn thất rủi ro gây ra về con người và vật chất.

- Cơng ty có hoạt động kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro: Hiện tại Cơng ty đã xây dựng các nội quy về an tồn lao động nhằm ngăn ngừa các rủi ro về tai nạn lao động. Tuyên truyền huấn luyện đào tạo người lao động phịng chống rủi ro.

-Cơng ty khá chủ động về tài chính chính vì vậy cơng ty ít gặp rủi ro về các vấn đề tài chính.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Những hạn chế

-Nhân viên của công ty chưa có kiến thức đầy đủ về vấn đề rủi ro: an toàn lao động, kỹ thuật tiến hành trong sản xuất kinh doanh...

-Sự quan tâm của lãnh dạo công ty đến vấn đề rủi ro hiện đang dừng ở việc tạo nhận thức cho mỗi cá nhân chứ chưa có các quy định chặt chẽ hay có hệ thống quản trị rủi ro thống nhất cho cả công ty. Hoạt động quản trị rủi ro hiện tại của cơng ty cịn rời rạc, thiếu tính quy trình và chuẩn mực, cơng tác quản trị rủi ro gặp nhiều hạn chế.

- Chưa đầu tư nguồn lực cho việc quản trị rủi ro thể hiện ở việc: Cơng ty chưa thực sự có bộ phận chun chịu trách nhiệm về quản trị rủi ro. Trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng khơng có bộ phận kiểm soát độc lập, phân tích mọi tình huống có thể phát sinh , thậm chí, định kỳ cũng khơng có bộ phận kiểm soát tính tuân thủ về hạn chế rủi ro. Đồng thời, cơng ty chưa trích kinh phí để duy trì hệ thống quản trị rủi ro mà hiện tại mới chỉ trích lập quỹ dự phịng tài chính và con số dành cho việc đền bù tồn thất, khắc phục sự cố là quá ít do với việc đặc thù kinh doanh của công ty chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cũng như là rủi ro trước mắt.

.- Chính vì cơng ty khơng có một chính sách cụ thể chỉ đạo xuyên suốt quá trình quản trị rủi ro nên việc kiểm tra và báo cáo rủi ro hay kiểm soát rủi ro tối ưu của Công ty không tốt thể hiện ở chỗ Cơng ty chỉ ứng phó kịp thời với những sự cố xảy ra chứ khơng biến việc quản trị rủi ro là một thói quen địi hỏi cả một quá trình phối hợp của cả cơng ty gồm nhiều giai đoạn thực hiện. Việc này dẫn đến sự bị động khi gặp những tình huống khơng lường trước được và lại gây hâu quả nặng nề.

- Công ty vẫn chưa sử dụng hiệu quả các phương pháp, công cụ quản trị rủi ro tiên tiến. Các cơng cụ nhận diện, đo lường rủi ro lượng hóa vẫn chưa được sử dụng hiệu quả. Cơng ty vẫn đo lường rủi ro theo cảm tính, do đó, thiếu cơ sở để xây dựng các phương pháp quản trị rủi ro hiện đại. Các công cụ quản trị rủi ro tài chính chưa được Cơng ty biết đến mặc dù đây là phương pháp hiệu quả để phòng ngừa rủi ro, mặt khác, cịn mở ra cơ hội kinh doanh mới cho cơng ty.

- Nguồn tài chính và nguồn nhân lực dành cho hoạt động quản trị rủi ro cịn thiếu và yếu. Đây là khó khăn lớn của Cơng ty vì chi phí tốn kém và việc hình thành một bộ máy nhân sự đảm đương quản trị rủi ro cũng cần đến chi phí cho việc đầu tư tuyển dụng bộ phận này.

- Công tác hoạch toán giá thành của công ty gặp nhiều bất cấp khi phát sinh các khoản phí.

- Cơng tác dự trữ ngun vật liệu đầu vào:bom,mìn, thuốc nở, mũi khoan…của công ty chưa đáp ứng phù hợp với nhu cầu của công ty.

2.3.2.2. Những nguyên nhân

- Công ty chưa có hệ thống quản trị rủi ro hồn chỉnh: chưa Xây dựng cơ chế, quy trình quản trị rủi ro cho từng bộ phận, chưa quán triệt đến từng bộ phận và từng nhân viên về vấn đề rủi ro,chưa xây dựng được nguồn quỹ đề phòng rủi ro,… mà đặc điểm của Công ty là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản cho đến bán khoáng sản .Đó đều là những hoạt động chứa ẩn nhiều rủi ro cao về cả nhân lực, tài chính, uy tín…

- Nhận thức của doanh nghiệp: lãnh đạo, nhân viên,… về tầm quan trọng của hoạt động quản trị rủi ro chưa sâu sắc.

- Công ty tiến hành dữ trữ nguyên vật liệu đầu vào dựa trên kinh nghiệm và quy mô sản xuất của các năm trước, cho nên không đáp ứng kịp thời các thay đổi hiện tại.

- Công ty thuộc nhóm cơng ty vừa và nhỏ có nguồn lực tài chính cịn eo hẹp chính vì vậy ngân sách cho hoạt động quản trị rủi ro chưa được đầu tư.

-Phương thức quản trị chủ yếu của công ty theo ngun tắc thuận tiện, dựa vào kinh nghiệm. Chính vì vậy các quyết định thường mang tính chủ quan, cơng tác phân tích, kiểm tra, giám sát,…ít được chú ý, nên khơng phát hiện kịp thời các rủi ro và bị bị động khi giải quyết các rủi ro.

-Cơng ty chưa có bộ phận chuyên trách quản trị rui ro cũng như chưa có bộ phận chuyên trách để nghiên cứu cập nhật thơng tin, tìm hiểu về chính sách, pháp luật và khơng có các chun gia giỏi. Chính vì vậy khi chính sách pháp luật có sự thay đởi cơng ty nắm bắt và điều chỉnh không kịp thời và gặp rủi ro vi phạm pháp luật.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ CẨM THỊNH

Một phần của tài liệu (Luận văn đại học thương mại) hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty cổ phần khai thác và chế biến đá cẩm thịnh (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)